Phiên họp lần thứ 5 của ủy ban Trung Ương đảng thứ 17 của đản cộng sản Trung Hoa đã bắt đầu vào ngày thứ sáu 15/10 với 317 thành viên tham dự.
Đây là những đảng viên gạo cội ,được triệu tập thương niên để được tường trình về thành quả trong năm và nhất là để phê chuẩn kế hoạch ngũ niên thứ 12 cho các năm 2011-2015. Nhưng phiên họp lần này còn mang một hơi hướng đặc biệt,đó là việc chuẩn bị người thay thế cho Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào) và Wen Jiabao [Ôn Gia Bảo] khi những ông này mãn nhiệm trong hai năm tới.Bởi thế,phiên họp lần này đặc biệt được chính giới quốc tế cũng như giới truyền thông theo dõi đặc biệt.
Kế hoạch ngũ niên trước đây của Hu Jintao được coi là đã thực hiện tốt,đem lại những thành quả đáng kể:Trung hoa đã trở thành cường quốc hàng thứ hai trên thế giới,qua mặt Nhật Bản,một đối thủ lịch-sử.
Thế nhưng,do những biến chuyển trên thế giới do cuộc khủng-hoảng kinh-tế gây ra,Trung Hoa cũng chịu đựng một số hệ quả.Không thể nói là Trung Hoa bị suy thoái, nhưng nạn thất nghiệp đã gia tăng. Đây là điều dễ hiểu vì khi các nước Tây Phương bị khủng hoảng, họ giảm nhập cảng và con số xuất cảng của Trung Hoa bị tụt theo. Không xuất cảng được thì các xí nghiệp phải giảm sản xuất, đưa tới tình trạng giảm nhân công đưa tới thất nghiệp.
Điều này làm các nhà lãnh đạo Trung Hoa lo ngại.Cung cách phát triển kinh tế theo kế hoạch ngũ niên vừa qua đã gặp phải một số khó khăn khiến Trung Hoa không thể phát triển như mong muốn, vì thế đại hội của Ủy Ban Trung Ương đảng lần này này nhằm sửa chữa những khuyết điểm đã gặp phải và vạch ra một đường hướng mới cho năm năm sắp tới.
Kế hoạch này phải tạo ra một xã hội dễ sống hơn,có những cải cách xâu rộng hơn,cởi mở hơn,đẩy mạnh việc thay đổi cách phát triển kinh tế,điều chỉnh lại chiến lược về cơ cấu kinh tế.Bên cạnh việc mở rộng thị trường nước ngoài,thị trường trong nước cũng cần được phát-triển và điều sau này được coi là ưu tiên cho kế hoạch ngũ niên 2011-2015.
Việc phát triển thị trường nội địa đòi hỏi phải có sự gia tăng mãi lực của quần chúng nghĩa là phải nâng cao mức sống của nhân dân Trung Hoa.Cho tới nay “xã hội hài hoà” theo sự mong muốn của Hu Jintao đã không thực hiện được do việc sự giàu có do phát triển kinh tế tạo ra đã không được phân phối một cách đồng đều cho dân chúng.Đã có những bất mãn và phản đối,những căng thẳng trong xã hội.
Ngài việc ‘định hướng’ cho việc phát triển kinh tế cho 5 năm sắp tới, đại hội Ủy Ban Trung Ương đảng csTH cũng còn có mục đích chỉ định người thay thế cho các ông Hu Jintao và Wen Jiabao.Trong những ngày gần đây,ông Wen Jiabao đã có những tuyên bố theo chiều hướng cải cách chánh trị,điều này không được sự tán đồng của phe bảo thủ, nhiều tuyên bố của ông đã không được tường thuật lại trên báo chí trong nước Trung Hoa. Hơn thế, việc nhà đối kháng Liu Xiaobo được giải Nobel hoà bình cũng gây phản ứng mạnh trong giới đảng viên bảo thủ.Việc lựa chọn những người sẽ thay thế các ông này và cả một số người khác trong các cơ quan quyền lực nhà nước cần phải có sự đồng thuận của những khuynh hướng khác nhau trong đảng CSTH.
Người được coi như sẽ thay thế cho ông Wen Jiabao (Ôn Gia Bảo) là phó thủ tướng Li Kiqiang ( Lý Khắc Cường).
Ông Wen Jiabao được coi là người có khuynh hướng cải tổ chánh trị,nhưng với kinh nghiệm về sự xụp đổ của Liên Sô và các quốc gia Đông Âu,và với biến cố Thiên An Môn kèm theo mới đây nhất việc Liu Xiaobo được giải Nobel về hoà bình, đảng cộng sản Trung Hoa có lẽ sẽ phải tìm kiếm một sự “ổn định chánh trị” và một “xã hội hài hoà”,điều có thể được nhận ra trong kế hoạch ngũ niên lần thứ 12!
Sau cuộc họp khoáng đại kéo dài từ ngày 15 đến ngày 18/10,các thành viên tham dự đã phê chuẩn kế hoạch ngũ niên 2011-2015 và đã cho mở rộng ủy ban quân ủy trung ương để nhận thêm một phó chủ tịch,đồng thời cũng quyết định loại một ủy viên ra khỏi ủy ban trung ương đảng.
Về kế hoạch ngũ niên cho năm năm sắp tới,xuyên qua sự phân tích của cách chuyên gia,người ta có thể thấy một số điểm chính,đại loại Trung Hoa sẽ phải tập trung nỗ lực vào việc giải quyết các vấn đề kềm hãm sự phát triển của Trung Hoa về mặt kinh tế và xã hội.
Theo Zheng Xinli, sự thay đổi nhằm ở chỗ “thay đổi cách phát triển” thay thế cho “thay đổi cách tăng trưởng”. Theo ông, đây không phải là cách chơi chữ nhưng là phản ảnh một phương pháp. Trong khi tăng trưởng chú trọng đến cơ cấu cản xuất thì phát triển chú trọng đến ít ra ba lãnh vực: số cầu,số cung và yếu tố sản xuất.(Ông Zheng Xinli là phó chủ tịch thường trực của ‘Trung tâm trao đổi kinh tế quốc-tế ‘ của Trung Hoa).
Một chuyên gia khác,Zhang Yansheng,một ủy viên của ‘ủy ban nhà nước về phát triển và cải cách’ cho rằng về thương mãi và kinh tế sẽ có những thay đổi như:
-phải thâm cứu việc xử dụng tư bản và tài năng của nước ngoài,hoàn chỉnh từng bước kinh tế thị trường
-đầu tư ở nước ngoài trong lãnh vực năng lượng và tài nguyên.
-xử dụng các kỹ thuật mới nhập để đổi mới các kỹ nghệ.
-về xuất cảng,thay thế các sản phẩm phẩm chất kém bằng các sản phẩm có giá trị trung bình và cao.
Ngoài ra còn có việc đưa ra các ý niệm phác thảo (conception),nghiên cứu,thực hiện và tự bán thành phẩm thay vì làm ‘gia công'(sous traitant) cho khách hàng nước ngoài.
Điều này cho thấy mộng ước của Trung Hoa trở thành cường quốc Kỹ Nghệ.
Theo Lu Xueyi, một nhà nghiên cứu của học viện khoa học xã hội của Trung Hoa,còn có việc điều chỉnh lại cơ cấu xã hội,cải cách hệ thống an sinh,giảm thiểu mức chênh lệch giữa thành thị và nông thôn,giữa các vùng với nhau và giữa người giàu và ngườì nghèo.
Theo Wu Zhongmin,điểm đặc sắc của kế hoạch ngũ niên này là đã kết hợp hai ý niệm “nước mạnh” đi đôi với “dân giàu” và thực hiện việc “phân phối thành quả cải cách và phát triển cho toàn dân”. Ông Wu Zhongmin là giáo sư xã hội của trường đảng thuộc ủy ban trung ương đảng.
Sau việc chuẩn phe kế hoạch ngũ niên thứ 12 cho các năm 2011-2015,đại hội cũng đã xét duyệt việc mở rộng ủy ban quân ủy đảng để nhận thêm một phó chủ tịch là Xi Jinping. Ông này trong thời gian sau này được coi là người sẽ thay thế cho ông Hu Jintao khi ông này mãn nhiệm vào hai năm tới.Ông Hu Jintao đang là chủ tịch ủy ban quân ủy đảng với hai phó chủ tịch là Guo Boxiong và Xu Caihou.Ông Xi Jinping ngoài việc được đề cử vào chức vụ phó chủ tịch quân ủy đảng cũng còn là ủy viên thường trực của bộ chánh-trị.
Đại hội lần này cũng đã biểu quyết để loại Kang Rixin ra khỏi ủy ban trung ương đảng. Ông này bị cáo là có hành vi tham nhũng. Kang Rixin là một viên chức chịu trách nhiệm về vấn đề nguyên tử của Trung Hoa.Ông này nguyên là tổng giám đốc của Trung Hoa quốc gia nguyên tử cuộc (China National Nuclear Corporation=CNNC) và là ủy viên của ủy ban trung ương đảng từ 2007.Ông đã bị ủy ban trung ương kiểm sát và kỷ luật đảng điều tra,bị coi là có lỗi và các tài sản bất hợp pháp bị tịch thu.
Yan Rongzhu, ủy viên dự khuyết của ủy ban trung ương đảng đã được đề cử để thay thế Kang Rixin. Yan Rongzhu là bí thư đảng bộ Jinan,thủ đô của Shandong.
Vai nét về Xi Jinping ( Tập cận Bình)
Xi jinping đã được đại hội đảng cộng sản Trung Hoa bầu vào chức vụ phó chủ tịch ủy ban quân ủy đảng,một trách vụ thiết yếu cho việc tiến tới đỉnh cao của quyền lực tại Trung Hoa,theo một nguyên tắc ‘bất thành văn’. Như thế,người ta có thể biết gần như chắc chắn là Xi Jinping sẽ trở thành chủ tịch nước vào năm 2013 (ngoại trừ các bất trắc như trước đây Triệu tử Dương được coi như sẽ thay thế cho Đặng Tiểu Bình nhưng bị gẫy vì biến cố Thiên An Môn). Việc Xi Jinping được đề cử vào chức vụ này đã được chờ đợi từ lâu.
Trong lần đại hội năm ngoái,việc Xi Jinping không được đề cử vào ủy ban quân ủy đã tạo ra một ngạc nhiên lớn Năm nay,với việc đề cử này,người ta thấy bước đường tiến tới vai trò chủ tịch Nhà Nước đồng thời cũng là thủ lãnh của đảng của ông cho năm 2013 đã được soi sáng,trên nguyên tắc,ông sẽ trở thành chủ tịch nhà nước và thủ lãnh đảng trong hai nhiệm kỳ!
Việc ‘tính trước’ của người Trung Hoa cho các trách vụ này xem chừng không có gì giống với các nền dân chủ khác trên thế giới mà chức vụ nguyên thủ quốc gia chỉ có thể biết được sau khi có cuộc biểu quyết của toàn dân qua một cuộc phổ thông đầu phiếu!
Về đời sống riêng của Xi Jinping,người ta cũng không biết nhiều.Ở nước Trung Hoa cộng sản,cuộc sống riêng tư của các nhà lãnh-đạo là một ‘bí mật quốc gia’ và họ không phải là những nhân vật được ‘đại chúng hoá’. Người ta được biết Xi jinping thuộc loại “con dòng cháu giống”.
Thân phụ của ông là Xi Zhongxun, một đảng viên cộng sản gia nhập ngay từ buổi đầu thành lập đảng CSTH,là bạn đồng hành chiến đấu của Mao nhưng cũng bị Mao bắt giam vào năm 1962.
Sau khi Đặng Tiểu Bình được phục hoạt và nắm quyền lãnh đạo Trung Hoa,Xi Zhongxun cũng được phục hoạt và trở thành một tướng lãnh trong quân đội nhân dân.Trong vụ Thiên An Môn,ông chống lại việc đàn áp sinh viên nhưng con trai ông ta,Xi Jinping đi theo các quyết định của đảng.Cũng nên biết thêm là Xi Zhongxun – chết năm 2002- đã là người yêu cầu Đặng Tiểu Bình để ông ta tự ý làm việc trong khu vực Shenzen. Nơi đây đã trở thành “vùng kinh tế đặc biệt” làm mẫu cho những nơi khác trong việc làm ‘cất cánh’ nền kinh tế Trung Hoa. Nhờ ông,Xi Jinping đã thuộc về lớp “con dòng cháu giống”,có được các ‘liên lạc hảo hữu’ với con cái những nhà lãnh đạo Trung Hoa, một thế hệ sắp sửa thay thế ông cha của họ trong việc lãnh đạo Trung Hoa.
Về tiểu sử,người ta được biết ông sinh năm 1953 tại tỉnh Shaanxi.Ông theo học chương trình kỹ sư hoá học tại viện đại học Tsinghua ở Bắc Kinh (cùng trường với ông Hu Jintao).Ông cũng có bằng tiến sĩ về lý thuyết Mác Xít của trường này.Trong cuộc cách mạng văn hoá,ông cũng bị đi lao động cải tạo dành cho sinh viên từ 1969 đến 1975,được mô tả như một người khoẻ,có thể vác những bao luá mì nặng 50 kí đi hằng cây số đường núi không biết mệt và đã thắng trong các cuộc đọ sức gay go với các nông dân (đúng là anh hùng lao động!)Được biết ông lập gia đình hai lần,lần sau này với một nữ danh ca Peng Liyuan. Bà này đã hát trong các dịp trọng đại như trong lễ thu hồi Hồng Kông vào năm 1997 .Hai người có được một cô con gái hiện đang du học ở….Hoa Kỳ!
Xi Jinping được coi là một người thuộc trường phái “chính thống” nhưng thực tiễn, giản dị nhưng xét đoán theo lý trí, cởi mở,chấp nhận những cải cách và không bị tai tiếng về tham nhũng,mặc dù từng là thủ lãnh của một vùng trù phú. Ông được chỉ định vào chức vụ phó chủ tịch nhà nước năm 2008, trở thành một ứng viên khả dĩ cho chức chủ tịch nước.
Trong năm nay,trong chuyến công du Mễ Tây Cơ,ông đã làm nhiều người ngạc nhiên khi đưa ra luận điệu trả đũa những người chỉ trích Trung Hoa “Những người nước ngoài no đủ chẳng làm gì hơn là chỉ trỏ chúng tôi..Nhưng trước tiên,Trung Hoa không có xuất cảng cách mạng, thứ hai,nó không xuất cảng sự nghèo khó và nạn đói,thứ ba,nó không làm quý vị nhức đầu.Vậy thì,còn nói gì hơn nữa”
Xi Jinping được Jiang Zemin lưu ý khi ông này còn là chủ tịch nước,vì thế Xi thân cận Jiang hơn là Hu Jintao. Ngược lại, chính Hu Jintao đề bạt Xi Jinping. Trong tình trạng hiện nay đang có những đối kháng giữa luồng cải tổ chánh trị và luồng bảo thủ,mặc dù có khả năng dàn xếp,có lẽ Xi Jintao vẫn phải chịu sự ‘giúp đỡ’ của Hu Jintao khi được đề cử thay thế ông này vào năm 2013. Bây giờ là thời gian tốt để tập sự và biết các việc phải giải quyết trong tương lai.
Sau đây là các công vụ mà Xi Jinping đã đảm trách:
1979-1982 : sĩ quan hiện dịch,nhân viên của quân ủy đảng trung ương.
1983-1985 :đệ nhất ủy viên chánh trị và đệ nhất bí thư quân ủy đảng đảng bộ Zhengding,tỉnh Hebei.
1988-1993 :đệ nhất bí thư các đảng bộ thuộc hai phân khu quân sự Ningde và Fuzhou.
1996-1999 :đệ nhất ùy viên chính trị của sư đoàn trừ bị pháo binh và phòng không của quân khu Fujian,đồng thời là phụ tá bí thư đảng bộ Fujian
1999 : phó giám đốc ủy ban ủy ban vận đông viên quốc phòng quân khu Nanjing và giám đốc ủy ban vận động quốc phòng tỉnh Fujian .
2002 :giám đốc ủy ban tỉnh về vận động quốc phòng tỉnh Zhejiang,sau đó thăng lên Bí Thư đảng bộ Zhejiang và đệ nhất bí thư quân ủy đảng của tỉnh này;
2007 : đệ nhất bí thư đảng của trại quân ở Shanghai đồng thời là bí thư đảng bộ của tỉnh này.
2008 : phó chủ tịch nhà nước
2010 :phó chủ tịch ủy ban quân ủy đảng.
Xét các chức vụ Xi Jinping đã nắm giữ,người ta thấy tất cả đều gắn bó với quốc phòng, liệu rằng đây có phải là chỉ dấu chứng tỏ mối quan tâm đặc biệt của Trung Hoa trong thời gian tới?
Với các nhà phân tích về Trung Hoa,có những ý kiến không giống nhau.
Cheng Li thuộc Brookings Institution, Washington đưa ra nhận định rằng “ông ta rất thuận hợp với kinh tế thị trường và có nhiều cơ may ông ta sẽ nói thay cho giới trung lưu và khu vực tư với các độc quyền của nhà nước.Chúng ta ở vào một giai đoạn rất, rất thú vị…cuối cùng,các khả năng trong lãnh vực trị quốc của ông Xi sẽ được đưa ra để thử thách,kể cả khả năng điều hành các thế lực khác nhau”. Nhưng hiện nay,dân Trung Hoa không biết nhiều về ông, chỉ biết ông là người thường xuất hiện cạnh chủ tịch Hu Jintao! (Cưu bộ trưởng ngân khố Mỹ Henry Paulson đánh giá cao ông Xi Jinping,coi như một ‘người bạn’!).
Với các nhà phân tích khác,một người bảo thủ sẽ không thay đổi hướng, nhất là trong một quốc gia mà mọi quyết định đều có tính cách tập thể,do 9 người trong ủy ban thường trực chánh trị bộ quyết định.Ý kiến của Sun Wenguang,một giáo sư đối kháng hồi hưu có thể coi như đại biểu cho khuynh hướng này:”với những điều ít oi thấy được về ông ta,người ta chẳng nên chờ đợi gì về sự đổi mới hay là gián đoạn với hệ thống cứng rắn hiện nay.Ông ta có lẽ sẽ duy trì nguyên trạng”
Nhữ Đình Hùng
[Nhóm suy nghĩ Đất Mới]
22.10.2010
Tài liệu Tham Khảo:
– Chine,l’expulsion de l’ancien responsable du nucléaire chinois. -centre d’information internet de Chine.18.10.2010
– L’avenir de la Chine s’est-il joù ce week-end – affaires-stratégiques.com 18.10.2010
– Le vice-président chinois promu – Le Figaro 18.10.2010
– Le futur numéro un chinois Xi Jinping reste un énigme – AFP 19.10.2010
– Clap de fin d’une semaine exceptionnelle pour le PC Chinois – Le Point 19.10.2010
– Le vice-président Xi Jinping prend les rênes de la Comission militaire – France24(audio)
– các bản tin của Xinhua.