Tại Diễn đàn toàn cầu Standard Chartered hôm 20/3/2013 tại Singapore vừa qua, ông Lý quang Diệu –- một người Hoa, một người cực kỳ nổi tiếng vì vai trò của ông trong việc hình thành quốc gia Singapore và sự thịnh vượng của nó; một chuyên gia kinh tế, một nhà chính trị và chiến lược lớn được thế giới nể trọng, đôi lúc được “thần tượng hóa” — đưa ra nhận định là trong vòng 20 đến 30 năm tới sẽ không có chuyện đối đầu Trung- Mỹ.
Ông còn nói thêm “Trước đây Liên xô và Mỹ cạnh tranh nhau để giành lấy vị trí siêu cường hàng đầu. Nhưng Trung quốc chỉ hành động dựa trên lợi ích quốc gia. Trung quốc không có ý muốn thay đổi thế giới”
Dư luận đồng ý với một phần nhận định của ông, nhưng mọi người trông đợi ở ông một “giải trình” hơn thế để làm sáng tỏ mối quan hệ Mỹ- Trung vốn vô cùng phức tạp và một tiên liệu xa hơn về mối quan hệ này.
Ví dụ như 20- 30 năm nữa quan hệ Mỹ – Trung lúc đó sẽ ra sao và diện mạo của thế giới lúc đó như thế nào khi tương quan lực lượng Mỹ – Trung đã thay đổi ?
Có một nguyên tắc bất di dịch trong mọi quan hệ chi phối con người và vạn vật, đó là khi tương quan lực lượng thay đổi thì trật tự cũng thay đổi, cho nên nhận định “TQ không muốn thay đổi thế giới” là rất khó hiểu vì tự thân sự lớn mạnh vượt trội và áp đảo của TQ đã làm trật tự thế giới thay đổi rồi.
Một nước Trung hoa chậm tiến, nghèo đói trong thập niên 50- 60 của thế kỷ 20 chỉ giữ một vị trí khiêm tốn trong trật tự quốc tế là điều đương nhiên.
Thế giới lúc đó bị chi phối bởi hai Siêu cường là Mỹ và Liên xô và ở một mức độ nào đó tương đối khiêm tốn là của các cường quốc khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật
Đến năm 1964 Trung quốc có vũ khí hạt nhân và vị thế của TQ đã thay đổi. TQ là thành viên của Câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Sau đệ nhị Thế chiến đã hình thành hai khối đối đầu Đông- Tây (Nato- Warzsawa). Lãnh đạo hai khối là Mỹ và Liên xô.
Lúc này kinh tế các nước Âu châu suy thoái nghiêm trọng, để phục hưng kinh tế toàn cầu, đặt nền tảng cho an ninh Châu Âu, Mỹ tiến hành kế hoạch Marshal. Bóng ma “Chiến tranh lạnh” đã ẩn tàng trên thế giới.
Trong thập niên 50 tương quan lực lượng giữa Thế giới Tự do và Chủ nghĩa CS tiếp tục thay đổi với ưu thế nghiên về các nước CS, chủ nghĩa CS lúc này có thêm nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa làm cho thế và lực của chủ nghĩa CS thêm lớn mạnh.
Chỉ một năm sau khi ra đời, nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa đã tham dự cuộc chiến tranh Liên Triều với cả triệu binh sĩ Chí nguyện quân.
Điều đáng nói ở đây là một nước Trung hoa Cộng sản đầy tham vọng đã thể hiện mình trong tranh chấp khu vực và quốc tế, báo hiệu một cục diện chính trị mới đang hình thành tuy mong manh.
Sang thập niên 60 tuy trong nội bộ của chủ nghĩa CS đã hình thành sự phân liệt vì mâu thuẩn giữa Liên xô và TQ, nhưng cả hai nhà nước CS này cùng có một điểm chung: đó là chủ trương bành trướng chủ nghĩa CS ra khắp thế giới, mà có người gọi nó là “xuất khẩu cách mạng”.
Để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực với Hoa kỳ và thế giới Tự do, Liên xô và TC hổ trợ tối đa cho cái gọi là “Phong trào giải phóng dân tộc”.
Các lực lượng võ trang CS hoạt động khắp thế giới và chịu sự chi phối tư tưởng của hai đàn anh .
Các đảng CS và lực lượng võ trang của họ đe dọa thế giới Tự do bằng những hoạt động tấn công khủng bố, tuyên truyền và phá hoại .
Tại Đông nam Á lực lượng CS phát triển rất nhanh và rất hùng mạnh có mặt khắp nơi từ VN đến Lào, Campuchia, Thái lan, Mã lai, Nam dương, Phi luật Tân .
Để đối phó và ngăn chặn làn sóng CS đang hoành hành, Hoa kỳ thực hiện học thuyết Domino .Việt nam Cộng hòa trở thành tiền đồn chống Cộng của Hoa kỳ tại Đông nam Á
Năm 1965 Mỹ đổ quân ồ ạt vào Miền nam VN, và cuộc chiến đẩm máu kéo dài suốt 20 năm, tất cả các bên tham chiến đều tổn thất lớn về nhân mạng và chịu sự tàn phá khủng khiếp về kinh tế- xã hội, nhất là phía Bắc Việt .
Trong cuộc chiến này người Mỹ đã không chủ trương chiến thắng CS Miền Bắc để chấm dứt chiến tranh, Việt nam Cộng hòa như một bên tham chiến bị trói tay, chỉ được quyền tự vệ mà không có một chiến lược để giành thắng lợi toàn cuộc.
Sách lược chủ bại của người Mỹ đã kích động tham vọng của CS Bắc Việt trong mưu đồ thôn tính Miền nam.
Cuộc chiến tranh tự vệ không có thắng lợi cuối cùng đã làm nản lòng quân đội VNCH và người dân miền nam, theo tôi đây là nguyên nhân chính dẫn đến những ý tưởng chấm dứt cuộc chiến bằng bất cứ giá nào của người dân Miền nam. Điều này đã được những người CS khai dụng tối đa, cuối cùng thì VNCH bị bức tử
Xương máu của người dân VN và các dân tộc khác trên thế giới đổ xuống để tạo nên một tương quan lực lượng mới có lợi cho chủ nghĩa CS.
Cuối thập niên 60s tương quan lực lượng đã thay đổi, nên trật tự thế giới cũng phải thay đổi, TC giờ đây trở thành một thế lực mới đủ sức để “tam phân thiên hạ”, hình thành thế chân vạc như chúng ta đã thấy.
Thập niên 70, thế giới tiếp tục chứng kiến cuộc đối đầu giữa hai khối Tự do và CS, cuộc đối đầu này có lúc đẩy hai siêu cường Mỹ – Liên xô đến bên bờ vực của chiến tranh nguyên tử.
TQ khôn khéo đứng chọn thế “tọa sơn quan hổ đấu” vừa hô hào chống Mỹ vừa to tiếng chống Liên xô, TQ gọi Mỹ và LX là “đế quốc”, còn TQ là nước của “thế giới thứ ba” và là bạn của khối “Phi liên kết”.
TQ hy vọng sẽ là “ngư ông đắc lợi” khi cuộc chiến Mỹ -LX bùng nổ để TQ trở thành bá chủ.
Tuy không nhìn thấy được cảnh Mỹ- LX đánh nhau nhưng TC cũng đã trở thành một nhân tố có thể làm thay đổi tương quan thế lực, một “lá phiếu” quyết định thắng bại trong quan hệ Mỹ – LX.
Bị ám ảnh bởi hiểm họa Liên xô, Mỹ tìm cách “chơi con bài Trung quốc” . Kết quả của sách lược này là sự ra đời của Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972. TQ trở thành đối tác của Hoa kỳ tại châu Á Thái bình dương.
Năm 1976 Mao trạch Đông chết, một nhân vật CS đầy thủ đoạn và một nhà chiến lược đại tài lên thay đó là Đặng tiểu Bình.
Để cho Mỹ và Phương Tây tin rằng TC thực tâm theo đuổi sự hợp tác đôi bên cùng có lợi và ngăn chận sự bành trướng của Khối CS theo Liên xô. TQ tự xưng là “Nato phương Đông”. Đặng tiểu Bình sang Hoa kỳ để tìm kiếm sự ủng hộ và đầu tư cho nền kinh tế đang yếu kém của TQ.
Năm 1979 TQ xâm lược Việt nam nói là để “dạy cho Việt nam một bài học”. Có nhiều lý do để TQ trừng phạt VC, vì TC coi VC là “tên học trò phản phúc”, “ăn cháo đá bát” khi rời bỏ TC mà kết thân với Liên xô, “đổi bạn thành thù” , xóa sổ Khmer Đỏ một học trò thân tín của TC .
Còn một lý do nữa để TC đánh VC là chứng minh cho MỸ và Phương Tây thấy rằng TC đã đoạn tuyệt với khối CS Liên xô.
Để tưởng thưởng cho việc “xoay trục” này của TC, Mỹ và Phương Tây đã mở cửa thị trường cho hàng hóa TC, viện trợ và đầu tư ồ ạt để kinh tế TC cất cánh những năm sau đó.
Nhưng thắng lợi mang tầm vóc chiến lược mà TC đã đạt được trong ván bài này là thay thế cho Trung hoa Dân quốc nắm giữ chiếc ghế hội viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Kể từ đây thế và lực của TQ đã thay đổi, trở thành một trong những trung tâm quyền lực có tiếng nói và ảnh hưởng quyết định trong bức tranh toàn cảnh của thế giới. Thành quả to lớn này thuộc về Đặng tiểu Bình, một chiến lược gia có viễn kiến và mưu lược.
Đặng là ông tổ của chủ nghĩa cộng sản thực dụng mà ngày nay đã trở nên phổ biến tại Trung quốc và Việt nam với câu nói nổi tiếng “mèo trắng, mèo đen không quan trọng miễn là bắt được chuột”
Đặng cũng đã hình dung về một trật tự thế giới khi TC trổi dậy và những hệ lụy của sự trổi dậy này đối với TC và thế giới. Đặng đã để lại “cẩm nang” cho những nhân vật lãnh đạo kế tiếp sau Đặng, đó là sách lược “thao quang- dưỡng hối”.
Đặng là một nhà chiến lược biết ẩn mình chờ thời, biết tiến biết thối, biết mình biết người và tiên liệu được thời cuộc. Là một nhà chính trị biết tạo thời thế . TC dưới thời Đặng và cả bây giờ không phải là quân cờ, không phải là quan khách mà là một người chơi cờ, Đặng đã đưa TC từ bóng tối ra ánh sáng để tham dự vào cuộc chơi quốc tế, tạo lập trật tự quốc tế sao cho trật tự đó phục vụ tham vọng Đại phục hưng của một nước Trung hoa.
So với Lý quang Diệu, Đặng tiểu Bình là một kỳ thủ, còn Lý quang Diệu chỉ là khách xem đánh cờ. Điều này bắt nguồn từ sự khác biệt giữa hai nước, một bên là nhà nước Trung hoa vĩ đại, bên kia là một Singapore nhỏ bé và tầm vóc thực sự giữa Đặng và Lý cũng khác nhau.
Hiểu được nhu cầu chiến lược và tâm lý của Mỹ và Phương Tây Đặng đã thu phục được niềm tin của họ một cách ngoạn mục. Người Mỹ cứ nghĩ rằng họ đang “chơi con cờ Trung quốc”, còn TC tương kế tựu kế đã đạt được những gì mình muốn.
Trước đây Hoa kỳ và Phương Tây lo lắng vì hiểm họa của chủ nghĩa Phát xít nên họ không nhận diện được một mối hiểm họa khác là chủ nghĩa CS đang tiềm tàng và trổi dậy .
Khi Liên xô, Đông Âu và chủ nghĩa CS được nhận diện là hiểm họa mới của thế giới, Mỹ và Phương Tây liền “chơi con bài Trung quốc” mà không nhận thức được rằng TC còn nguy hiểm hơn chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa CS nhiều lần.
Trục Phát xít gồm ba quốc gia hạng trung, dân số ít tài nguyên vật chất và nhân lực rất hạn chế, trong khi đó cuộc chiến quy ước đòi hỏi sức người sức của rất nhiều, nhất là nhân lực, đây chính là “tử huyệt” của Trục Phát xít nếu theo đuổi một cuộc chiến lâu dài.
Còn Liên xô và Đông Âu là một khối quân sự mạnh nhờ thủ đắt vũ khí hạt nhân, nhưng “tử huyệt” của khối CS là nền kinh tế tập trung bao cấp không hiệu quả và nghèo nàn nên đã “hụt hơi” khi bước vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ và Phương Tây giàu có hơn nhiều với nền kinh tế sinh động phát triển cao biết tự điều chỉnh để hoàn thiện.
Thập niên 80 Tổng thống Ronald Reagan tung ra học thuyết “chiến tranh giữa các vì sao” . Với tầm nhìn chiến lược và sức mạnh kinh tế nước Mỹ đã đánh bại khối Xô viết bằng cuộc chạy đua vũ trang cực kỳ tốn kém trong mọi lĩnh vực vũ trang, vũ trụ, công nghệ máy tính. Mỹ đã đánh vào “tử huyệt” của chế độ Xô viết, đó là nền kinh tế bất hợp lý, nghèo nàn và phản khoa học.
Các cuộc chạy đua về vũ khí tầm xa, tên lữa đạn đạo, máy bay tàng hình và khoa học vũ trụ đã đẩy chế độ Xô viết vào khánh tận, cộng với gánh nặng của sự trợ giúp quá lớn cho các chế độ CS độc tài và các lực lượng vũ trang CS nổi dậy khắp nơi trên thế giới, nhất là việc xâm lược Afghanistan 1979-1989 đã hút cạn nguồn lực của Liên xô.
Kết quả của cuộc chạy đua này là nhà nước Liên xô sụp đổ năm 1991.
Thắng lợi của Thế giới Tự do đối với Khối CS là thắng lợi của nền kinh tế thị trường năng động so với nền kinh tế tập trung bao cấp.
Đặng tiểu Bình đã nhận thức được điều này.
Tháng 6 năm 1989 tại TQ đã xãy ra một sự kiện quan trọng : Cuộc biểu tình của sinh viên và trí thức tại quảng trường Thiên an môn để đòi hỏi cải cách theo hướng dân chủ hóa.
Người dân sống trong các chế độ độc tài (nhất là độc tài CS) luôn khao khát tự do- dân chủ, nhưng sự khao khát này luôn bị kìm chế và đè bẹp bởi guồng máy đàn áp khổng lồ. Người Trung hoa là một dân tộc làm cách mạng, có truyền thống đấu tranh chống bất công và áp bức, họ không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới, và lần này người Trung hoa đã đi trước các dân tộc Đông Âu, nhưng họ không may mắn như Đông Âu, CS Trung hoa do Đặng tiểu Bình lãnh đạo đã chọn lựa giải pháp đối đầu với người dân để bảo vệ chế độ độc tài, họ đã xữ dụng đến quân đội để tắm máu người dân tay không tất sắt bất chấp sự khuyến cáo của cộng đồng quốc tế.
Có đến hàng ngàn người thiệt mạng, hàng chục ngàn người bị thương hàng trăm người bị bắt và phải chịu những bản án nặng nề. Một số người ít ỏi may mắn đào thoát được sang Hồng Kông và sang tỵ nạn tại Hoa kỳ
Sau sự kiện Thiên an môn Mỹ và Phương Tây áp dụng lệnh cấm vận vũ khí với Bắc Kinh.
Với sự kiện Thiên an môn, ý tưởng của những học giả và những chính trị gia chủ trương rằng kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến dân chủ đã phá sản.
Mấy tháng cuối cùng của năm 1989 các nước Đông Âu chuyễn mình, cuộc Cách mạng nhung tại các nước Ba lan, Tiệp khắc, Hungary, Bulgaria, Romania, Albania đã dẫn đến sự tan rã hoàn toàn khối CS Đông Âu và Khối quân sự Warszsawa. Thế giới chào đón tin này với tràn đầy hy vọng về một kết thúc có hậu cho nhân loại ít nhất là tại Châu Âu.
Năm 1991 xãy ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, trong cuộc chiến này Mỹ đã phô diễn cho thế giới thấy sức mạnh vô địch của mình với những phương tiện và khí tài chiến tranh hiện đại nhất, khái niệm về chiến tranh công nghệ cao trở nên phổ biến trên toàn cầu, nó làm choáng váng cả thế giới nhất là TC và các chế độ độc tài.
Với hai sự kiện quan trọng diễn ra trong năm 1991( Liên xô sụp đổ và cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất) TC đã nhận thức nhu cầu thay đổi nền kinh tế là mang tính sống còn của chế độ và tương lai một nước Trung hoa trong trật tự thế giới do Hoa kỳ lãnh đạo.
Việc nhà nước Liên bang Nga ra đời thay thế cho Liên xô trên bàn cờ chính trị quốc tế mở ra cơ hội đối thoại và hợp tác Nga- Mỹ và Phương Tây.
Một trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Thế giới tự do, xu thế hòa bình và dân chủ hóa toàn cầu bắt đầu khởi động với sự tan rã và giải giới của các lực lượng võ trang CS ở khắp nơi, rõ nét nhất là tại khu vực Đông nam Á.
Các đảng CS và lực lượng phiến quân đã giải thể và ra đầu thú tại Thái lan, Mã lai á, Nam dương. Tại Cambodhia cũng đạt được một giải pháp hòa bình giữa các phe lâm chiến trước đó không lâu.
Trung quốc tiếp tục quá trình cải cách kinh tế sâu rộng và chính sự cải cách này đã giúp cho kinh tế TQ phát triển ồ ạt, không lâu sau đó TQ trở thành công xưởng của thế giới.
Đến năm 1995 Mỹ và Phương Tây chính thức không còn coi chủ nghĩa CS là hiểm họa của thế giới nữa, Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hà nội, đàm phán để mở đường cho TQ gia nhập các định chế kinh tế và tài chính quốc tế.
Năm 1996 xãy ra khủng hoảng trên eo biển Đài loan, TQ đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự để tái thống nhất Trung hoa, can thiệp vào cuộc bầu cử dân chủ tại Đài loan, Mỹ phải tỏ thái độ bằng cách gởi hai hàng không mẫu hạm đến đây để răn đe và duy trì trật tự nhưng lập trường của Mỹ về TQ vẫn không thay đổi.
Năm 1998 Mỹ cùng khối Nato oanh kích Liên bang Nam tư với lý do bảo vệ người dân Kosovo.
Việc Mỹ và Nato oanh kích Nam tư đã làm tan vỡ quan hệ vốn nhiều hiềm nghi giữa Mỹ-Nato và Nga. Đẩy Nga vào thế thù địch với Phương Tây.
Cuộc chiến vì Kosovo kết thúc với việc Liên bang Nam tư thiệt hại nặng nề, chấp nhận rút quân khỏi Kosovo và một nhà nước Kosovo ra đời với sự công nhận của Mỹ và Phương Tây, việc này làm Nga bị tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng của Nga cũng bị đẩy ra khỏi khu vực tiếp theo sau việc chế độ Milosevic bị lật đổ và Liên bang Nam tư tan rã.
Việc Milosevic bị lật đổ và Liên bang Nam tư tan rã sau đó như giọt nước tràn ly biến quan hệ Mỹ-Nato và Nga vốn nhiều nghi kỵ đã trở thành đối đầu.
Không biết Kosovo quan trọng với Mỹ và Phương Tây đến mức độ nào mà họ đã hy sinh mối quan hệ với Nga, một mối quan hệ quan trọng nhất trong bang giao quốc tế của Mỹ và Phương Tây, mối quan hệ mang tính quyết định cho an ninh toàn cầu, và mối quan hệ này cũng góp phần cho việc thăng tiến dân chủ khắp thế giới mang đến cho Khối Tự do thế thượng phong so với những quốc gia CS còn lại và những chế độ độc tài khác.
Sự hợp tác từ phía Nga giúp Mỹ và Phương Tây giải quyết nhiều hồ sơ quan trọng thuận lợi hơn là một nước Nga thù địch.
Tương quan lực lượng lại thay đổi khi Nga trở thành đối trọng với Mỹ và Nato, điều này hoàn toàn không có lợi cho nền hòa bình thế giới và sự thăng tiến dân chủ toàn cầu.
Việc Boris Yeltsin chọn Vladimir Putin (một trùm tình báo KGB củ) làm người kế thừa mình có lẽ là cách mà Boris Yeltsin phản ứng lại với Mỹ và Nato.
Một nước Nga dân chủ non trẻ đã bị xóa sổ, một nhà nước độc tài tham nhũng và toàn trị mang màu sắc mafia ra đời.
TQ rất mãn nguyện khi có được một đồng minh thời cuộc là Nga trên bàn cờ chính trị quốc tế.
Nga và TQ đã liên kết với nhau để chống lại Mỹ và Phương Tây trên những hồ sơ quan trọng của thế giới như việc phát triển vũ khí hạt nhân tại I-ran và Bắc Triều tiên và hiện nay là cuộc khủng hoảng tại Syria.
Để xác lập một cực đối trọng với Mỹ và Nato, Nga- Trung đã kêu gọi các nước Trung Á là sân sau của Nga hình thành Hiệp ước Thượng hải – SCO gồm Nga, Trung quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
Nga và TQ còn là đối tác chiến lược của nhau khi nền kinh tế TQ cần nhiều nguyên- nhiên liệu và Nga là quốc gia xuất khẩu cần thị trường, trao đổi thương mại đã nhanh chóng tăng lên gần 100 tỷ Mỹ kim trong năm 2012, và hứa hẹn sẽ lên đến 200 tỷ Mỹ kim trong năm 2015.
Nga còn là nhà cung cấp cho TQ những khí tài quân sự hiện đại giúp TQ thủ đắt được công nghệ quân sự tiên tiến của Nga tạo tiền đề để TQ vươn lên nhanh chóng tìm kiếm vị thế một Siêu cường .
Nước Mỹ sau hai nhiệm kỳ của tổng thống Bill Clinton là một siêu cường lãnh đạo thế giới không đối thủ về mọi mặt, có thể đây là điều làm cho giới lãnh đạo Mỹ trở nên quá tự tin.
Tháng 4 năm 2001 đã xãy ra va chạm giữa Mỹ và TQ trong vụ đụng độ trên không giữa một máy bay do thám của Mỹ và hai máy bay chiến đấu TQ, kết quả của lần cọ xác này là một máy bay TQ bị rơi và một phi công tử nạn, máy bay do thám Mỹ bị thương phải đáp khẩn cấp xuống Hải nam.
Cuộc khủng hoảng lần này được phía TQ xữ lý “khôn khéo” chứng tỏ họ biết nhẫn nhục để chờ đợi thời cơ.
Ngày 11/09/2001 Mỹ bị bọn khủng bố tấn công làm rung chuyễn cả nước.
Với tâm trạng bị thách thức và bất an sau vụ khủng bố Mỹ đã tấn công Afghanistan, đánh bật Taliban ra khỏi thủ đô Cabun, truy đuổi mạng lưới khủng bố Alqueda và ông trùm Bin Laden tận hang cùng ngõ hẻm.
Mỹ đổ quân vào Afganistan giúp xây dựng chính quyền mới, làm thay đổi cuộc sống của người dân Afghanistan nhất là phụ nữ và trẻ em gái.
Mỹ và Phương Tây đã giúp Afghanistan xây dựng cơ sở hạ tầng và khôi phục kinh tế, nhưng tất cả những gì họ làm cho đất nước này không thay đổi được quan điểm của phe Hồi giáo cực đoan và cuộc chiến vẫn tiếp diễn.
Mỹ và đồng minh bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh chống du kích không mấy hiệu quả, tốn kém và kéo dài hơn cả cuộc chiến tại VN, tổn thất nhân mạng không quá nhiều như chiến tranh VN nhưng cũng đủ làm người Mỹ nản lòng.
Đến năm 2003 Tổng thống George Bush và cánh Diều hâu quyết định mở cuộc chiến chống Iraq với lý do Saddam Hussein tàng trử và chế tạo vũ khí nguyên tử và hóa học.
Saddam Hussein bị lật đổ nhưng không tìm thấy vũ mà Mỹ cáo buộc như một lý do để tiến hành chiến tranh.
Về mặt đạo lý việc lật đổ một nhà nước độc tài tàn bạo là đúng và rất đáng tôn vinh, nhưng về mặt chiến lược Tổng thống Bush đã phạm sai lầm.
Trong thời gian 13 năm nước Mỹ tham chiến trong hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan từ 2001 đến 2013 để giữ gìn an ninh tại Trung cận đông- vùng nhiên liệu chiến lược của thế giới-, TQ được hưởng lợi và đã nhanh chóng vươn lên về kinh tế và kỹ thuật, họ đã đạt được những thành quả lớn không ngờ.
Với một nền kinh tế mạnh, dự trử ngoai tệ lớn và một chiến lược khôn ngoan TQ đã từng bước thực hiện được “giấc mơ Trung quốc”.
Về công nghệ vũ khí TQ đã thực hiện thành công việc bắn hạ một vệ tinh trong không gian năm 2007 làm kinh động giới quân sự Mỹ, những năm tiếp theo TQ đã thực hiện thành công những chuyến bay vào vũ trụ.
Bằng chính nguồn lực của mình và cả ăn cắp công nghệ từ các nước TQ đã cho ra đời những máy bay tàng hình thế hệ thứ 4 và thứ 5.
Năm 2012 TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm Liêu ninh và tiến hành thực tập những kỹ năng vận hành HKMH, họ cũng đã thành công khi thử nghiệm việc cất và hạ cánh của phi cơ chiến đấu trên HKMH.
Về năng lực hải quân TQ chưa thể cạnh tranh với Mỹ, nhưng họ cũng đã có một lực lượng hải quân hùng hậu bậc nhất khu vực và đang trên đà phát triển nhanh chóng, họ còn phát triển những loại phi đạn chống tàu sân bay như DF 20, DF 30, là những loại vũ khí chống tiếp cận để răn đe và vô hiệu hóa sức mạnh hải quân Hoa kỳ.
TQ còn có cả một “Quân đoàn” tin tặc để đột nhập vào hệ thống máy tính của chính phủ và các đại công ty của Mỹ và Phương Tây, ăn cắp công nghệ, bí mật kinh tế và coi đó như những cuộc diễn tập để sẵn sàng cho cuộc chiến tranh trên không gian mạng sau này.
Công ty an ninh mạng của Mỹ Mandiant đã nhận diện đơn vị 61398 đặt tại một tòa nhà 12 tầng ở Thượng hải do quân đội điều hành là thủ phạm của những vụ tấn công tin tặc vào Hoa kỳ và các nước Phương Tây.
— Về kinh tế TQ vẫn giữ được đà tăng trưởng cao và liên tục bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới.
Sự thành công về kinh tế của TQ làm một số học giả đặt lại vấn đề về khái niệm “ Đồng thuận Bắc kinh hay đồng thuận Washington”.
Một bài báo viết “ Từ những năm đầu của thế kỷ 21, TQ đã thay thế Hoa kỳ và châu Âu thống lãnh thị trường châu Phi. Chỉ tính riêng trong 10 năm 2003 đến 2013 hơn 2000 công ty của TQ đã ồ ạt tiến sang châu Phi nhờ những chính sách ưu đãi về vốn được sự hổ trợ bởi những ngân hàng chủ chốt của TQ và những chính sách thủ tục dể dàng của nhà nước TQ…
Cùng với kinh tế trong vòng 8 năm kể từ khi Học viện Khổng tử đầu tiên được thành lập tại Kenia 2005, đến nay TQ đã xây dựng 29 trụ sở khác ở 22 quốc gia châu Phi”.
TQ là đối tác thương mại lớn của châu Mỹ la tinh với những khoảng đầu tư khổng lồ và Mỹ la tinh cũng là một thị trường quan trọng cho hàng hóa của TQ.
Ngoài châu Phi và Mỹ la tinh, Đông nam Á cũng là một đối tác thương mại lớn của TQ giúp nước này có được nguồn cung ứng nguyên nhiên vật liệu và thị trường tiêu thụ hàng giá rẽ của TQ. Kim ngạch thương mại song phương đạt gần 400 tỷ mỹ kim và đầu tư của TQ vào Asean là 100 tỷ Mỹ kim năm 2012.
Với thành quả tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong gần 4 thập niên TQ giờ đây là nền kinh tế lớn thư hai trên thế giới sau Hoa kỳ, họ đã lần lượt qua mặt kinh tế Anh, rồi Đức và Nhật, theo OECD đến năm 2016 kinh tế TQ sẽ qua mặt Hoa kỳ để chiếm ngôi vị số 1 thế giới.
Hiện nay một cuộc chạy đua về kinh tế và quân sự với Hoa kỳ đang tạo nên những bất an trong cộng đồng quốc tế, không ai dám chắc là TQ sẽ hành xữ như thế nào khi họ đạt đến vị trí của một siêu cường.
Cụ thể tại Biển Đông (TQ gọi là Nam hải) họ đang lấn lướt chèn ép các quốc gia nhỏ yếu như Philippin, Việt nam và Mã lai, họ tung ra bản đồ hình chữ U để khẳng định chủ quyền của họ một cách áp đặt.
Tại biển Hoa đông TQ cũng leo thang tranh chấp với Nhật bản quần đảo Sinkaku mà TQ gọi là Điếu ngư đảo.
TQ càng ngày trở nên hung hăng trong hồ sơ biển Đông, năm 1974 TQ chiếm Hoàng sa của Việt nam, năm 1988 họ chiếm thêm một số đảo và bải đá thuộc Trường sa do VN kiểm soát, những trận đánh này đã gây những thiệt hại nhân mạng không nhỏ cho VN, TQ còn tấn công ngư dân VN trên biển Đông khi họ đang đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống của mình.
Những hành động trên báo hiệu một lối hành xữ khó lường đoán của TQ.
Hiện nay tại TQ chủ nghĩa dân tộc quá khích đang trổi dậy mạnh mẽ và được cánh diều hâu trong quân đội ủng hộ.
Những phát biểu mang nặng màu sắc dân tộc chủ nghĩa của một vài nhân vật lãnh đạo làm dấy lên sự bất an cho khu vực.
Kể từ cuộc chiến Thái bình dương do quân phiệt Nhật tiến hành tại vùng đông Á, chưa bao giờ khu vực này lại đối diện với một thách thức an ninh nghiêm trọng như bây giờ và có phần nguy hiểm hơn vì “đối tượng” có thực lực và hùng mạnh hơn quân phiệt Nhật rất nhiều.
Trước đây Nhật bản là một đế quốc bậc trung, đe dọa không lớn vì sự hạn chế bởi dân số và thực lực, còn TQ ngày nay là một quốc gia khổng lồ gấp chục lần Nhật bản về cả diện tích và dân số.
TQ là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, là chủ nợ của Hoa kỳ và ngân sách quốc phòng của TQ không ngừng gia tăng, con số chính thức là 129 tỷ Mỹ kim năm 2012, nhưng theo các nhà quan sát con số thực còn lớn hơn nhiều và không minh bạch.
Báo la Croix viết “ Lập trường chính thức của TQ là bảo vệ lãnh thổ và chuẩn bị đương đầu với các xung đột quân sự từ mọi phía”.
Theo tờ báo này “mọi phía” ở đây thì hàng đầu là đương đầu với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực Thái bình dương và Đông nam Á, nơi mà TQ muốn thiết lập bá quyền”
Như vậy “thiết lập bá quyền” là gì nếu không thay đổi thế giới?
Theo nhận định của ông Lý quang Diệu thì từ đây đến 20 năm nữa TQ và Mỹ sẽ không có chiến tranh. Điều này có thể đúng vì TQ sẽ không trực diện tấn công Hoa kỳ nhưng với các nước trong khu vực từ Trung Á đến Đông nam Á và Úc là những quốc gia nhỏ hoặc cường quốc bậc trung như Úc có thể bình yên hay không, điều này hoàn toàn không thể lường đoán nếu xét từ tham vọng và những hành xữ của TQ trong thời gian gần đây với những đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ.
Nếu đến lúc đó họ xữ dụng vũ lực để thôn tính Úc châu thì người Mỹ sẽ làm gì khi tương quan lực lượng là ngang bằng nếu không muốn nói là có thể nghiên về phía TQ.
Với TQ Úc châu là vùng “đất Hứa”, ở đó có tất cả mọi thứ để TQ không ngần ngại mở cuộc chiến thôn tính. Và ai sẽ kiềm chế được TQ?
Như đã nói ở trên khi tương quan lực lượng thay đổi thì trật tự cũng thay đổi. Với một trật tự mà TQ là bá chủ thì điều gì sẽ xãy ra?
Không ai muốn nghĩ về một viễn cảnh như vậy, nhưng không muốn nghĩ đến không có nghĩa là viễn cảnh đó sẽ không xãy ra.
Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước lớn để ăn cướp tài nguyên của các nước nhỏ và dân tộc nhược tiểu, cũng như những cuộc chiến để mở rộng quyền lực và không gian sinh tồn giữa các quốc gia lớn mà khốc liệt nhất là hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20.
Bản năng của con người là tham lam, cho dù nhân loại hôm nay đã tiến bộ và văn minh hơn thế kỷ trước với những giá trị nhân bản, nhưng không phải quốc gia nào, dân tộc nào cũng tôn trọng những giá trị này.
Và cho dù văn minh, con người cũng vẫn là con người với bản năng chinh phục.
Một nước Trung hoa đang trổi dậy với một chế độ độc tài và tư tưởng Đại Hán không hứa hẹn điều gì tốt đẹp cho nhân loại trong tương lai.
Huỳnh ngọc Tuấn
09/04/2013
2 Comments
The Coward
Hết căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đến eo biển Đài Loan , quả thật hoàn toàn có lợi cho Hoa Kỳ ngoài dự tính !
Chỉ cần chiến tranh bùng nổ là Hoa Kỳ….thoát ngay khỏi khủng hoảng kinh tế y hệt như năm 1929 , khi Hoa Kỳ bị Great Depression( Đại Khủng Hoảng Kinh Tế ) , bế tắc hoàn toàn , nhưng nhờ Đức Quốc Xã khai chiến với Hoa Kỳ , thế là toàn bộ kỹ nghệ Hoa Kỳ ào ạt sản xuất vũ khí , bom đạn giúp các quốc gia Đồng Minh Châu Âu.
Hoa Kỳ chờ cho Đức Quốc Xã đánh tan nát Âu Châu , mới thực sự nhảy vào cứu nguy đánh bại Đức Quốc Xã !
Sau chiến tranh , hầu như toàn bộ Âu Châu bị phá hủy. Các đế quốc Anh , Pháp , Bỉ , Tây Ban Nha , Bồ Đào Nha trắng tay , mất toàn bộ thuộc địa ! Hoa Kỳ tung ra kế hoạch viện trợ Marshall tái thiết lại Âu Châu và vươn lên thành Siêu Cường số 1 Thế Giới ( tuy nhiên vẫn phải đối đầu với một Đồng Minh khác là Liên Xô với chủ trương dùng chiến tranh gỉai phóng để thực hiện Đế Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa trong chiến tranh lạnh )
Cũng nhờ Nhật ra tay trước đánh Trân Châu Cảng Pearl Harbor nên Hoa Kỳ lại có cớ tham chiến rồi đánh bại Nhật Bản ! Đây là khởi đầu một cuộc bao vây Trung Quốc được hình thành với vòng đai Nam Hàn , Nhật , Đài Loan và Khối Liên Phòng Đông Nam Á ( Southeast Asia Treaty Organization- SEATO- và bây giờ đổi tên thành ASEAN tức là Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á )
Hoa Kỳ , trong 2 cuộc Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến đều có lợi và thoát được khủng hoảng kinh tế ! Lần này , với chính sách bành trướng và gây hấn của TQ và Bắc Hàn , lịch sử có được lập lại khi Hoa Kỳ chờ cho 5 nền kinh tế năng động nhất thế giới là Nhật , TQ , Nam Hàn , Đài Loan và Khối ASEAN đánh nhau tan nát rồi mới nhảy vào đánh bại TQ và Bắc Hàn , phục hồi lại kinh tế và xóa sạch nợ để lập lại vị trí Siêu cường số 1 của mình? Không ai biết được ! Nhưng với món nợ hiện nay đã lên đến 15 Trillions ( ức ) dollars , chỉ có đánh gục TQ ( chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ ) mới xóa sạch được nợ ! Không có bất cứ một nhà kinh tế hay chiến lược nào đưa ra được giải pháp….xóa sạch nợ bằng giải pháp như Hoa Kỳ đã làm trong 2 trận Thế Chiến trước kia !
Điều khôn ngoan nhất của Hoa Kỳ là không bao giờ gây chiến , nhưng sẽ tạo mọi…điều kiện thuận lợi cho các bên gây chiến , nhất là TQ , để có lý do chính đáng nhảy vào , không ai trách cứ và lên án Hoa Kỳ được !
The Coward
Tôi rất kính phục Lão Lý nhưng lần này tôi xin được hoài nghi nhận xét về sự đối đầu Trung , Mỹ sẽ không xảy ra trong vòng 20 hay 30 năm tới !
Đây là một nhận xét rất sai lầm , nếu nghe theo sẽ chết nát thây như năm 1975 khi tôi nghe nhiều Giáo sư , chiến lược Da , bình luận Da… cho rằng Mỹ sẽ không bao giờ bỏ rơi Miền Nam vì đã đổ tiền cả tỷ Mỹ Kim, hy sinh khoảng 58,000 binh sĩ !
Nhưng khi thấy Miền Nam sụp đổ với hàng đống núi của vũ khí bỏ lại , tôi mới giật mình là khi Mỹ nó bỏ , nó tung hê tất cả , bất chấp thiệt hại ! Nếu cứ suy luận kiểu nhà nghèo như mình , bỏ tiền bỏ của ra rồi tiếc thì không đúng như ý nghĩ của người Mỹ !
Nếu không có đối đầu thì TQ gia tăng ngân sách quốc phòng để làm gì hở ông Lý? Chắc mua sắm vũ khí để diễn hành cho đẹp? Hoa Kỳ chuyển trọng tâm 60% lực lượng qua Thái Bình Dương từ đây cho đến năm 2020 là để ngăn ngừa người….ngoài hành tinh?
Điều này cũng tương tự như 2 anh hàng xóm cãi nhau kịch liệt rồi hôm sau một người mua súng rồi nói: ” này tôi mua súng để cho oai thôi , chứ không có ý nghĩ là bắn anh đâu nhé ! ” Có khỉ nó tin vào lời này !
TQ phát triển kinh tế là để trở thành siêu cường bá chủ thế giới mà thời Mao Trạch Đông nuôi tham vọng mà chưa thực hiện được ! Nếu không thì tên lùn Đặng Tiểu Bình không quên dặn các đồ đệ là phải ” Tháo quang dưỡng hối ” ( giấu kiếm chờ thời ) để làm gì?
Tất cả cải cách kinh tế , quốc phòng , phóng hỏa chinh phục không gian của TQ để cho vui?
Khi TQ bắt tay với Hoa Kỳ , cũng rấtv nhiều nhà Bình Luận Da ( gia ) sôi nổi nhận định là Hoa Kỳ sẽ rất có lợi vì với thị trường cả tỷ người tiêu thụ thì bán cái gì cũng có lời : Thí dụ chỉ bán cho mỗi người dân TQ một cây kim trị giá 1 dollars thôi thì cũng thu về 1 tỷ dollars ! Mỗi người dân TQ chỉ uống 1 lon coca trị giá 50 cents thôi cũng thu về 500 triệu dollars rồi !
Thế bây giờ thì sao? Sản phẩm TQ tràn ngập Hoa Kỳ , hãng xưởng Mỹ đóng cửa chuyển qua TQ, dân Mỹ thất nghiệp tràn làn , Hoa Kỳ nợ ngân sách lên đên15 Trillions dollars vằ điều nực cười là TQ lại là chủ nợ lớn nhất của TQ !
Vậy Mỹ lợi gì khi bắt tay với TQ ?
TT Hoa Kỳ Nixon và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ ngày nay bị xem là những tên phản quốc và chính là thủ phạm làm lung lay địa vị siêu cường của Hoa Kỳ !
Lão Lý có thể giỏi về nhiều nhận định nhưng tôi lạy ông về chuyện này !
Hoa Kỳ chỉ có một lối thoát duy nhất là tạo ra một Thế Chiến Thứ 3 để xóa sạch nợ và lấy lại vị trí siêu cường !
Nếu bạn nào có sáng kiến nào giúp Hoa Kỳ xóa sạch nợ với TQ , tôi xin cam đoan thuởng nóng ngay 1 triệu dollars , tất cả tiền dành dụm của tôi !