Trường Chinh-Đặng Xuân Khu Tuyên Bố Năm 1951
ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆTNAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM THỨ VII
TỔNG THƯ KÝ ÐẢNG LAO ÐỘNG VN SỐ: 284/ LÐ ÐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
Hỡi đồng bào thân mến !
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào !
Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế ?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc .Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!
Hỡi đồng bào yêu mến!
Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Ðế quốc phương Tây đem qua xứ ta! Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tầu danh tiếng khắp cả hoàn cầu .
Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v…
Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân ! Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường ChinhTổng thư ký đảng Lao Ðộng
Số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum – London).
VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG CHINH
Trường Chinh (1907–1988) đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của CSVN như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (là nhân vật duy nhất hai lần giữ chức Tổng Bí thư), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.[1]
Trường Chinh, tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9 tháng 2 năm 1907, ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Khi lớn lên, Trường Chinh bắt đầu tiếp xúc Tây học và theo học bậc Thành chung tại Nam Định.
Tại Hội nghị Trung ương 7 họp tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1940, Trường Chinh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương cùng Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt và được cử làm Quyền Tổng Bí thư Đảng thay Nguyễn Văn Cừ.
Tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương 8 họp tại Cao Bằng, Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm Trưởng Ban tuyên huấn Trung ương.
Cuối năm 1945, nhằm mục đích tránh những bất lợi về chính trị và tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật nên tuyên bố tự giải tán, chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do Trường Chinh làm Hội trưởng.
Năm 1951, tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng, [đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam], Trường Chinh được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư cho đến tháng 10 năm 1956.
Vai Trò Trong Cải Cách Ruộng Đất
Năm 1953, Trường Chinh được cử làm Trưởng ban cải cách ruộng đất. Sau khi nắm được quyền kiểm soát miền Bắc, dưới áp lực của các cố vấn Trung Quốc,cuối năm 1954, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Từ giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát. Nhiều người bị quy tội sơ sài là “địa chủ, tư sản bóc lột” và bị xử tử hình hay tù khổ sai. Nhiều trường hợp lạm quyền của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công tác đất đai, dẫn đến trả thù cá nhân, thậm chí bùng phát bạo lực, dẫn đến nhiều cái chết oan ức.
Dư luận lúc đó ở Hà Nội còn cho rằng, Trường Chinh Đặng Xuân Khu đã đấu tố cả cha mẹ của ông ta. Vì vậy, ở Hà Nội lưu truyền một câu đối hết sức bất hủ:
Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác-Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng
Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu.[2]
Tuy không trực tiếp và duy nhất chịu trách nhiệm về những sai lầm trên [đương nhiên dưới chỉ thị của Hồ Chí Minh], nhưng là người lãnh đạo cao nhất của Cải cách ruộng đất, tất nhiên Trường Chinh Đặng Xuân Khu phải gánh phần nặng nhất. Tháng 9 năm 1956, trong Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất, Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư.
[1] Tóm lược “Trường Chinh”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[2] Sử gia Trần Gia Phụng. “Cuộc Cải Cách Ruộng Đất (bài 3): Hậu Quả”.