Vào cuối năm 2007, hầu hết báo chí, truyền thanh, truyền hình cùng tạp chí trên thế giới đều có đưa tin, bài viết cũng như báo cáo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về tình trạng khẩn cấp của hiện tượng hâm nóng toàn cầu hiện tại.
Tuy những nghiên cứu cùng nhận định của các nhà khoa học vẫn còn nhiều luận cứ không đồng thuận với nhau qua cung cách lý giải hiện tượng trên, cũng như việc truy tìm nguyên nhân và hậu quả của sự hâm nóng toàn cầu nầy hiện vẫn còn đang trong vòng tranh cãi. Trong quá khứ, những hiện tượng tương tự đã xảy ra cho thế giới vào những năm 1882, 1937, và 1957.
Đặc biệt các sự kiện đão lộn thời tiết, và hiện tượng các khối băng tan rã với vận tốc nhanh ở Bắc cực và Nam cực vào năm 1957 được thế giới khởi xướng nhằm mục đích khuyến khích giới trẻ thời bấy giờ tham gia vào công cuộc nghiên cứu khoa học. Do đó, năm nầy được mang tên là Năm Quốc tế Địa-Vật lý (International Geo-physical Year-IGY).
Đứng trước những tin tức vồn dập cho hiện tượng hân nóng toàn cầu trong năm 2007, các nhà khoa học của 63 quốc gia trên thế giới cùng đứng lên nhập cuộc tập trung vào một dự án toàn cầu để nghiên cứu về vai trò và ảnh hưởng của Bắc cực và Nam cực liên quan đến hiện tượng trên.
Dự án nầy dự trù kéo dài hai năm, 2007 và 2008, có chi phí là 350 triệu Mỹ kim và được mang tên Năm Quốc tế Địa cực (International Polar Year-IPY), trong đó các đoàn khảo sát sẽ thực hiện 200 chuyến du hành lên Bắc cực và xuống Nam cực.
Những nhà khoa học từ 63 quốc gia tham gia dự án do Hội đồng Khoa học Quốc tế (International Council for Science) và Tổ chức Thế giới Khí tượng (World Meteorological Organization) thuộc LHQ điều hành. Họ có khả năng xử dụng vệ tinh, tàu ngầm, phi cơ, các tàu tách băng v.v… để truy tìm lời giải đáp cho những câu hỏi hiện chưa có giải thích rõ ràng về hiện tượng thay đổi môi trường thiên nhiên trong tương lai.
Hiện tượng thay đổi thời tiết xảy ra ở hai vùng cực của trái đất nhanh hơn, và dễ nhận biết hơn bất cứ nơi nào trên địa cầu.
Từ đó theo nhận xét của các nhà khoa học thuộc IPY, họ hy vọng rằng sau khi nghiên cứu hai nơi nầy, con người có thể hiểu rộng thêm và có nhiều căn bản và dữ kiện khoa học về:
– Những hiện tượng tan rã của các tảng băng ở Greenland, Bắc cực và Antartica, Nam cực;
– Hiện tượng về sự giảm thiểu băng đá trên biển;
– Hiện tượng về sự thay đổi dòng chải của đại dượng;
Nhiệm vụ của họ còn nằng trong việc nghiên cứu và tìm câu trả lời cho câu hỏi sau:
– Sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng lên đời sống con người và sinh vật cùng cây cỏ như thế nào ở độ cao, đặc biệt đời sống của các giống gấu Bắc cực, chim penguin ở Nam cực, cùng các loài có vú khác.
Hoa Kỳ cũng có những đóng góp không nhỏ vào dự án IPY qua Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Địa cực (NAPRB). Hội đồng gồm 11 cơ quan liên bang trong đó có Cơ quan Quốc gia Khoa học (NSF), Cơ quan Quốc gia Hàng không và Không gian (NASA), Cơ quan Quốc gia Biển và Không khí (NOAA), Viện Y học Quốc gia (NIH) v.v… TS Robin Bell, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Địa cực Hoa Kỳ (PRB) đã góp ý về dự án IPY rằng:” Hai vùng địa cực của trái đất là trung tâm của nhiều câu hỏi thời đại của chúng ta về sự hâm nóng toàn cầu. Dự án IPY là một dự án thế giới, không một quốc gia đơn thuần nào trên trái đất có thể chu toàn được”.
Riêng trong hai năm 2007 và 2008, IPY sẽ phải hoàn tất nhiều dự án như:
– Nghiên cứu về sự thay đổi của loại nấm ở Bắc cực, ở vùng đất không có cây cỏ và luôn luôn có nhiệt độ băng giá gọi là vùng tundra, qua việc dùng phương pháp mới về phân tích phân tử để khảo sát sự thay đổi do sự tăng nhiệt độ trên trái đất;
– Tìm câu kết luận về các phóng ảnh vệ tinh chụp được từ nhiều góc độ khác nhau để có một cái nhìn chung về các diễn biến xảy ra ở Bắc và Nam cực. Dự án nầy có sự tham gia của hàng trăm vệ tinh của các quốc gia tham dự chương trình. Để rồi, từ đó có thể tập trung vào một số địa điểm bị ảnh hưởng nhiều nhất và tìm câu giải đáp cho các hiện tượng sau khi so sánh các mẫu phóng ảng dưới nhiều góc độ khác nhau;
– Nghiên cứu về sự thay đổi thảm thực vật cũng như sự thay đổi về thủy học ở vùng cực ảnh hưởng lên sức khỏe và bịnh tật của những sinh vật ăn cỏ trong vùng nầy.
Vào cuối tháng hai 2008, GS Conrad Steffen, thuộc Viện Đại học Colorado đã tuyên bố tại Washington rằng từ năm 2005 đến năm 2006, khối lượng nước đá bị tan chảy ở Greenland tương đương với khối lượng băng tuyết của toàn quốc gia Thụy Sĩ. Và mục tiêu của IPY là cố gắng tính toán một cách chính xác mực nước biển sẽ tăng lêmn bao nhiêu trong thế kỷ 21 nầy.
Cho đến năm 2008, khối lượng băng giá ở Bắc cực bị tan chảy được ước tính là 162 km3
Hàng năm, khối lượng nầy tăng gấp 3 lần so với thời điểm 2001, và IPY có đưa ra ước tính mới là kể từ nay (2008) mực nước biển hàng năm sẽ được nâng cao vào khoảng từ 3 đến 5 mm do hiện tượng nóng chảy của các tảng băng ở Bắc và Nam cực.
Các dữ kiện khoa học trên đây quả thật cho chúng ta thấy rằng, sự hâm nóng toàn cầu do con người tạo dựng do sự phát triển ngày càng có luận cứ khoa học chứng minh. Điều nầy có nghĩa là, những giả thuyết về chu kỳ tuần hoàn nóng-lạnh tự nhiên của trái đất của một số khoa học gia lần lần mất đi giá trị của nó, cũng như hiện tượng hâm nóng toàn cầu là do con người tạo dựng lên
Qua những kết luận của GS Steffen, chúng ta nhận thức được điều gì?
- Việc nước biển tăng dần do việc các tảng băng ở Bắc cực và Nam cực tan dần là một sự việc có thật cho đến năm 2010;
- Ba câu hỏi mà IPY tự đặt ra vào năm 2008 đã có vài phần được giải đáp, nhưng bí mật về sự thay đổi thảm thực vật ở những vùng nầy vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Do đó, để có câu kết luận trong mưu cầu truy tìm một giải đáp cho sự hâm nóng toàn cầu hiện nay là một việc làm không đơn giản. Khuynh hướng về việc trái đất vận hành tùy theo chu kỳ nóng- lạnh cũng còn giá trị của nó, và vẫn chưa có lập luận nào đánh đổ được trường phái nầy.
Tuy nhiên, đứng trước một thực tế là nhiều hiện tượng xảy ra bất toàn cho trái đất hiện tại như:
- Thời tiết thay đổi bất thường như có những ngày có nhiệt độ của mùa đông trong mùa hè hay ngược lại;
- Những cơn động đất trên thế giới trong năm 2010 xảy ra khắp nơi và có cường mạnh hơn và kéo dài lâu hơn;
- Lụt lội, giông tố xuất hiện bất thường và không theo một chu kỳ hay đã được dự đoán như trước đây nữa;
Từ những bất bình thường kể trên, chúng ta đã chiêm nghiệm được một tình trạng bất ổn cho trái đất ngày hôm nay. Do đó, nhiệm vụ của mỗi người trong chúng ta là cần phải ý thức thật rõ tình trạng của trái đất hiện tại và cố gắng cảnh giác cao độ về việc bảo vệ môi trường, không phung phí nguồn nước cũng như phí phạm nguồn lương thực dư thừa hiện có.
Khi chúng ta có được những kết quả sau cùng của dự án IPY, từ đó, con người sẽ thấy rõ trách nhiệm của chính mình, để từ đó “điều chỉnh” cung cách ứng xử với thiên nhiên hợp lý hơn để cho trái đất chúng ta đang sống đi lần trở lại tình trạng “trong sạch” và “an toàn” ban đầu cũng như con người đã sống vào thời điểm ở thế kỷ 18.
Mai Thanh Truyết
West Covina 15/6/2010