Tuần trước chúng tôi đã giới thiệu cùng quý bà con khuôn mặt nhà giáo của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Một nhà giáo với một viễn kiến giáo dục hoàn toàn mới lạ trong cái không khí hậu thuộc địa tại một Việt Nam vừa kiến thiết vừa đánh giặc giữ nước, giữ dân, giữ văn hóa, giữ Sanh tồn Dân tộc. Chế độ thuộc địa Pháp dạy các công dân các quốc gia bị trị thành những công dân tốt, những công chức tốt biết phục vụ tốt cho chế độ. Để được như vậy, nước Pháp tạo một chế độ huấn luyện hành chánh tinh vi, điều hành, quản trị đất nước tốt. Nhờ đó, đến cả ngày nay thế kỷ thứ 21 rồi, mà Trường Đại học nổi danh nhứt của Pháp vẫn là Trường Quốc Gia Hành Chánh. Hầu hết, đại đa số của các nhà lãnh đạo chánh trị của Pháp, từ các Tổng Thống đến các quan chức, kể cả các vị trách nhiệm lớn của các Đảng Chánh Trị ở Pháp đều tốt nghiệp hoặc ở các Viện Khoa học Chánh Trị được gọi chung dưới một tên chung là Sciences Po (Khoa học Chánh Trị),hoặc sau đó từ Khoa học Chánh trị thi tuyển vào Trường Quốc Gia Hành Chánh để tốt nghiệp thành những Đốc sự, những đại công chức quốc gia…Ấy là về mặt hành chánh, với những đốc sự mẫu mực, những công chức hành chánh chuyên cần; nhưng cả với những ngành nghề chuyên nghiệp, nước Pháp cũng tuyển chọn các tinh hoa của đất nước vào các trường đại học ưu tú, như là Trường Công Nghệ Bách Khoa – Polytechnique, tạo thành những Bộ Phận Chuyên Nghiệp – Corps de Métiers, như Corps des Mines, cho những Kỷ Sư Hầm Mõ – thời những Hầm Mõ là một Mõ Vàng của đất nước, Corps des Ponts cho những Kỷ Sư Cầu Đường… tạo một bộ phận lãnh đạo và xây dựng với toàn là các tinh hoa của đất nước!
Những “tinh hoa hóa đất nước” nầy đều do Napoléon Đại Đế thành lập (1802-1815). Tay hung thủ gieo bao thảm họa cho Âu Châu vào thế kỷ thứ 19 nầy, gieo bao chiến tranh, bao nhiêu chết chóc chỉ vì muốn làm bá chủ Âu Châu…đến đặt tước vị cho đức con sơ sanh mình là Vua Thành Roma – Le Roi de Rome… Nhưng tên hung thủ nầy, lại là một thiên tài, vừa đánh giặc, vừa sáng kiến sáng tạo tạo một nước Pháp đặc biệt ưu tú cho thời bấy giờ. Bộ Luật, Quy Ước Napoléon vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Hệ thống Giáo dục, các trường Đại Học, tổ chức Hành Chánh cho nước Pháp có quy củ ngày nay vẫn ảnh hưởng bởi những suy nghĩ của Napoléon ! Nói như vậy để nói thêm hệ thống hành chánh của Việt Nam thời quốc gia mình cũng nhận nhiều ảnh hưởng của Napoléon qua chế độ thuộc địa Pháp. Trường Quốc Gia Hành Chánh của Quốc Gia Việt Nam, sau đó của Việt Nam Cộng Hoà là một thí dụ.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy của chúng ta, của chúng tôi, cũng có đóng góp một tay, xây dựng cơ đồ ấy. Hai người đàn anh của gia đình Đại Việt, hai Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông đều tốt nghiệp ở Pháp, về hành chánh, luật học và khoa học chánh trị Pháp, cả hai đàn anh đều có học hàm Tiến Sĩ những chuyên khoa ấy, Giáo Sư Huy Khoa học Chánh Trị, Giáo Sư Bông Luật Công Pháp, và Quốc tế Công Pháp. Chúng tôi Phan Văn Song, đàn em, ngưởng mộ hai anh quyết tâm theo hai đàn anh, nhờ có học bổng Pháp, và được may mắn có việc làm trong Đại học (phụ tá giảng dạy và phụ việc ở văn khố Viện Khoa học Quốc tế Toulouse -Institut des Études Internationales de Toulouse, của Thầy Pierre Vellas -1925-2005) nên được phép nghiên cứu để đạt được hai học vị Tiến Sĩ Quốc Tế Công Pháp và Khoa học Chánh Trị! Xin cám ơn công nuôi dưỡng cha mẹ, gương sang hai đàn anh và hướng dẫn của Thầy Vellas!
1. Thầy Chánh Trị, Nhà Tư Tưởng Chánh Trị, Nhưng Không Phải Là Nhà Chánh Trị
Khi nói như vậy chúng tôi sẽ bị các bạn bè đồng môn, đồng chí phản đối! Nào, tại sao dám phạm thượng bảo Thầy Huy Không Phải Là Nhà Làm Chánh Trị? Chúng tôi xin dẫn chứng: Nhà chánh trị phải từng có chức vụ dân cử hay đề cử, hoạt động chánh trị, ít ra cũng phải là đại diện dân, thị trưởng, xã trưởng (ở những quốc gia, thành phố có chức thị trưởng, xã trưởng – maire, mayor do dân bầu)…Thí dụ Huê kỳ là một quốc gia dân chủ, từ xã trưởng, nghị viên xã, đến cả anh sheriff, cảnh sát trưởng cũng do dân bầu … các chức vụ ấy tạo những nhơn vật chánh trị… vì làm chánh trị phải có tư tưởng, đường lối, … chánh trị, mà chánh trị là vẽ đường lối quản trị đất nước, láng giềng, làng xã hợp tình hợp lý với đời sống an lành, thạnh vượng của môi trường của dân chúng mình! Vậy thì, làm chánh trị rất dễ! Nghĩa là là làm sao hợp với đa số lòng dân mà thôi! Mỗi chức vụ, mỗi khối dân…Xã trưởng cho làng xã mình, Tổng thống cho cả đất nước mình.
Giáo Sư Huy, và kể cả Giáo Sư Bông, và kể cả chúng tôi ngày nay không phải là những người làm chánh trị, hay đi làm chánh trị. Chúng tôi nhiều lần bị bạn bè, phản đổi, thậm chí bảo rằng chúng tôi hèn sợ Việt Cộng nên không dám nói làm chánh trị. Quan niệm, tây học của chúng tôi rằng, chúng ta tất cả những người Việt Hải ngoại ngày nay là những người Đấu Tranh, những người Phản Đối chống nhà nước cường quyền Việt Nam là Việt Cộng là Đảng Cộng Sản Hà nội! (chúng tôi gọi là Đảng Cộng Sản Hà nội, vì trụ sở ở Hà nội, Bắc Việt chớ không gọi là Cộng Sản Việt Nam vì một phần quốc gia, đất Miền Nam cũ – từ Quảng Trị đến Cà Mau đã bị xâm chiếm). Chúng tôi, chúng ta, có Thái độ Chánh Trị, có Tư Tưởng Chánh Trị, có Hành Động Chánh Trị, nhưng chúng tôi, chúng ta chưa phải là những Nhà chánh trị, nhơn vật chánh trị ! Và không Làm, hay Đi Làm Chánh trị!
Các cựu dân biểu, nghị sĩ Việt Nam Cộng Hòa tức là dân cử hay cựu viên chức đề cử, Tổng Bộ Thứ Trưởng, Thủ Tướng của Quốc Gia Việt Nam, Đệ Nhứt, Đệ Nhị của Việt Nam Cộng Hòa Mới là những Nhơn vật, những Nhà chánh trị – Hommes politiques, politicians … hiện nay còn vài người; anh bạn đồng môn Yersin Hoàng Đức Nhã là một trong những vị ấy. Các cựu tướng lãnh VNCH không phải là những chánh trị gia, vì là quân nhơn, cảnh sát. Nói tóm lại, ngày nay ở Việt Nam Hải Ngoại chúng ta KHÔNG còn có bao nhiêu nhơn vật chánh trị, Nhà Chánh Trị, Làm Chánh Trị – Homme Politique. Vì không ai giữa chúng ta sống về nghể chánh trị cả. Chúng tôi muốn nói hẳn rõ ràng về thế hệ một (1) của giới tỵ nạn chúng ta thôi! Có thể nói chung với quốc gia Việt Nam. Không nói đến những vị thuộc thế hệ hai, các vị ấy là đã là người Pháp, hay người Mỹ rồi. Các vị ấy là những nhơn vật chánh trị của Pháp hay của Mỹ, và dĩ nhiên họ không thể nhập cuộc vào giòng chánh trị hoàn toàn Việt Nam được! Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn của California Mỹ hay Dân Biểu Stéphanie Đỗ của Pháp!
Vì những lẽ đó, ngày nay, chúng ta những người Việt Hải ngoại chỉ phải làm đúng phận sự là ủng hộ và chuyển tải những dữ kiện đấu tranh nhơn quyền và dân chủ của người Việt trong nước. Ủng hộ những phong trào đấu tranh trong nước là bổn phận của chúng ta. Bằng mọi giá chúng ta phải Chống Tàu, Diệt Việt Cộng! Chống Tàu để giữ Truyền Thống, Văn Hóa, Sống Còn của Dân Tộc Đại Việt. Diệt Việt Cộng là để xóa bỏ cái Rào Cản của Bước Tiến của Dân Tộc Đại Việt.
Trở về với đầu đề của bài viết hôm nay, với con người Chánh Trị của Thầy Huy. Nhơn dịp lễ giổ lần thứ 27 nầy, chúng tôi xin phép chia sẻ cùng các đồng môn các đồng chí chớ tranh giành vai trò ai là kẻ kế vị Thầy Huy, gọi tất cả các anhem khác là “Chú” một cách trịch thượng, kẻ cả! Xin nhắc lại, suốt đời Thầy Huy, ông chỉ là một Nhà Yêu Nước, một Nhà Đấu Tranh… tận tụy, trung thành với Đảng và Chí Hướng của Đảng, Yêu Nước, và đấu tranh cho Đất Nước. Và Đảng của gia đình và anhem chúng ta là Một Đảng Cách Mạng. Suốt thời kỳ hoạt động, Đảng Đại Việt, kêu gọi chống Pháp đòi Độc Lập, nhưng không bao giờ đòi cướp chánh quyền, đòi quyền lãnh đạo đất nước. Chủ nghĩa và tư tưởng Đại Việt quá dân chủ, đặt tất cả tin tưởng và tín nhiệm vào lòng dân chỉ định giao quyền lãnh đạo. Và Đảng Đại Việt, cũng nhưng tất cả những Đảng phái quốc gia thời bấy giờ đều bị Đảng Cộng Sản lường gạt phỏng tay trên. Giáo Sư Huy, cũng như các đàn anh từ Đảng trưởng Trương Tử Anh đến các lãnh đạo cựu trào tất cả chỉ biết đòi Độc Lập, đấu tranh cho Độc Lập, Tự Do Dân Chủ, không tranh giành quyền lãnh đạo với ai cả. Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn người đồng chí của Đảng Trưởng, 1 trong 6 người tuyên thệ trước bàn thờ Tổ quốc thành lập Đảng chỉ tham gia hai lần các nội các, Bảo Đại lần đầu, và Nguyễn Khánh lần thứ hai thôi! Riêng Đảng Tân Đại Việt dưới Đệ Nhị Cộng Hòa cũng có xu hướng biến Đảng thành một Đảng Chánh Trị, có tham gia vào đường lối chánh trị Quốc Gia. Riêng Giáo Sư Huy, ông đã tham gia vào thành phần tham dự Hòa Đàm Paris cùng với phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa. Trái lại, Đảng Tân Đại Việt tuy tham dự trong Phong trào Quốc Gia Cấp Tiến, tuy có đảng viên tham dự bầu cử dân biểu vào Quốc Hội, nhưng chỉ dưới danh hiệu là dân biểu Cấp Tiến, có tham dự vào nhóm Dân Quyền dân biểu đối lập với các dân biểu phecầm quyền. Nhưng rất tiếc, tuy Đảng Tân Đại Việt có chủ trương dân chủ đó, nhưng vẫn cố giữ não trạng Cách mạng, thích hoạt động bí mật, tàn dư của thời chống Pháp, nên không hoàn toàn trong sáng ra mặt, nên mất đi phần nào tánh cách chánh trị của một đảng phái chánh trị!
Nếu ngày nay, hiện tượng các đàn em, đồ đệ Thầy Huy tranh nhau về vấn đề chánh trị cũng là chuyện bình thường của một Đảng Cách mạng lưu vong không còn cội rễ để đấu tranh. Chúng ta nên giữ mãi hình ảnh Thầy Huy, người Thầy Giáo, Nhà Thơ Yêu Nước, Nhà bình luận chánh trị sắt bén…và hãy quên đi những bài học chánh trị Đi Đêm, Thương Thuyết, Bí mật hay …một Việt Nam Trung Lập nay đã lỗi thời!
2. Nguyễn Ngọc Huy Nhà Yêu Nước ! Từ Nhà Thơ Đằng Phương, Nhà Bình Luận Hùng Nguyên đến Nhà Báo Ba Xạo …
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, trước hết là một nhà thơ yêu nước, thi sĩ Đằng Phương – Tập thơ Hồn Việt của tác giả Đằng Phương gồm những bài thơ khổ dài theo thể thất ngôn biến thể. Ông chọn thể thơ tám chữ để dễ diển đạt tư tưởng. Những bài thơ Hồn Việt, đúng ra đó là một thông điệp về long yêu nước, ái quốc, để kích thích lòng người dấn thân tranh đấu cho đất nước. Và thời tuổi trẻ, chúng tôi yêu thơ Đằng Phương, dù những lời thơ ấy không được những bạn bè cùng trang lứa chung quanh chia sẻ. Ở mỗi chúng ta đều có những cái lãng mạc và rung động khác nhau. Nếu bạn bè tôi thuở tuổi thiếu thời ấy, đầy lãng mạn thường mơ mộng và chép những giòng thơ loại « thương yêu, khóc tình dang dỡ, tương tư đau khổ … » vào tập riêng để học thuộc lòng, nào là:
« Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông… » (Xuân Diệu) Hay
« Nếu biết rằng em đã có chồng … »(TTKH)
Và sẳn sàng mơ có một cuộc tình tan vỡ – hay tưởng tượng, làm bộ khóc, vì em đã sang sông – như Alfred de Musset « …Les plus désespérés sont les chants les plus beaux, Et j’en sais d’immortels qui sont de purs sanglots… » Những bài ca đẹp nhứt là những bài ca đầy đau khổ – Và tôi đã thuộc những bài bất hủ tràn đầy nước mắt… ! Tập thơ Đêm tháng Năm – Nuit de Mai, A.de Musset
Hay sẳn sàng chết vì tình – như Werther của nhà văn nổi tiến người Đức Goëthe – (Die Leiden des jungen Werthers – Sự đau khổ của Werther)
Thì cũng có người, như anh em chúng tôi, rung động bởi những câu :
« …Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên… »
Hoặc đã như chúng tôi khóc với…
« … Nhưng máu họ đã len vào mạch đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông … » (Đằng Phương, Chiến sĩ Vô danh).
Và Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Anh Ba của đoàn thể chúng tôi cũng là một nhà tranh đấu chánh trị. Ông suốt đời tận tụy với con đường đã chọn : tranh đấu dành độc lập dân tộc lúc Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, rồi tranh đấu để cho Việt Nam có một thể chế dân chủ, bảo vệ đất nước trước tham vọng xăm lăng đô hộ của cộng sản. Lúc trẻ, nhập cuộc đấu tranh cùng với một đảng Yêu Nước Chống Thực dân Pháp, Đảng Đại Việt, đã là vừa trốn Công An Mã Tà Pháp và lại còn vừa bị người đồng hương, đồng loại, đồng chủng, Cộng sản Việt Nam tìm cách ám hại. Sau thế chiến, đã yên nạn Thuộc địa Pháp, nhưng nào phải yên thân đâu ? Vì vẫn gắn bó với vận mệnh của Đảng Yêu Nước, ông phải lưu vong, để lánh nạn độc tài Ngô Đình Diệm đang truy lùng càn quét các đảng phái cách mạng quốc gia như Việt Quốc, Đại Việt, Duy Dân …
3. Nguyễn Ngọc Huy, Nhà Nghiên Cứu Luật Học, Chánh Trị Học
Những biên khảo của ông về Luật học như Quốc Triều Hình Luật, về Nhơn Quyền ở Tàu và Việt Nam đã góp công đả phá cái nhìn thành kiến cũ về nếp văn hóa việt nam dưới thời quân chủ cực thạnh. Công trình nghiên cứu này ngày nay đang được các Đại Học danh tiếng của Huê kỳ dùng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy. Và nhờ đó mà người ngoại quốc biết rõ và tỏ ra kính trọng văn hóa Việt Nam. Ngoài Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhà chánh trị học – ông tốt nghiệp Tiến sĩ Chánh trị học ở Đại học Paris – và nhà thơ, ông còn là một nhà viết báo, dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Làm thơ ông là thi sĩ Đằng Phương, ông còn là Hùng Nguyên, nhà bình luận chánh trị và ông cũng là Ba Xạo, viết phiếm luận châm biếm chánh trị…Về mặt này, phải nói ông quả thật là một con người có nhiều năng khiếu đặc biệt . Ba Xạo là tác giả phiếm văn « Biện chứng duy xạo luận » nhằm diểu cợt cộng sản bằng cách nhái theo kinh điển mác-xích lập lại khẩu hiệu trong bản Tuyên ngôn cộng sản, một bản văn đã một thời làm nghiên ngã gần phân nửa quả địa cầu trong suốt thế kỷ vừa qua. Khi « Bản Tuyên ngôn cộng sản » viết sáo đầu kêu gọi :
« Hởi những người công nhơn ! Hãy đoàn kết lại ! »
Thì « Biện chứng duy xạo luận » xuất bản vào giữa thập niên bốn mươi, viết ngạo lại :
« Hởi những người xạo toàn thế giới ! Hãy đoàn kết lại ! » ;
Tiếp theo tuần tới
Hồi Nhơn Sơn, tuần hai tháng 7 2017
TS Phan Văn Song