Dân Chủ, Nhơn Quyền và Việt Nam: Những Biểu Tượng Dân Chủ Của Người Việt Nam: Từ Bàn Thờ Ông Thiên Ở Miền Nam Việt Nam Đến Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Ở Hải Ngoại
Một Ngày Dầu Năm Thú Vị, ấm Tình Người, Dầy Tình Thương:
Ngày mồng 1 Tết tây, dậy trễ vì Giao thừa thức khuya, hết xem pháo bông ở làng cùng hàng xóm, đến chia champagne mừng xuân cùng bà xã, và qua truyền hình « lặng nhìn thiên hạ xem hình ảnh đón Tân niên ở Paris thêm điện thoại bầy con, nay đã trưởng thành đi ăn Tết xa cùng bạn bè, nhưng vẫn không quên hôn (gió) chúc Tết cha mẹ. Sau khi thưởng thức xong hai bài nhạc nổi tiếng của hai cha con nhạc sĩ Johann Strauss đại tài : với ông trưởng nam, Johann con – fils, bản trường ca Giòng Sông Xanh bất hủ – đã được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời việt và đã được nữ ca sĩ tài ba Thái Thanh đưa vào trí nhớ của các thế hệ hiện đại việt nam chúng ta – và với Johann cha – père, Hành khúc mừng Radetzky– La Marche de Radetzky nhộp nhịp, để đời, kết thúc buổi hòa nhạc truyền thống đầu năm do giàn nhạc Giao hưởng của thành phố Vienna của nước Áo đầy thơ mộng – romantic, dưới quyền điểu khiển của nhạc trưởng Ricardo Mutti già dặn ( Hành khúc – La Marche de Radetzsky là một khúc nhạc khi tấu lên, toàn cử tọa được quyền vỗ tay nhịp hưởng ứng theo, cũng như ca khúc Libiamo, libiamo ne’lieti calici – Hãy uống đi, hãy cạn chén đi – của tuồng hát cổ – opéra La Traviata của Guiseppe Verdi vậy ! ).
Suốt ngày đầu năm, vợ chồng chúng tôi, điện thoại, dạo một vòng âu châu chúc Tết (tây) bạn bè. Riêng thằng tôi, đầu năm, có duyên, được hai cuộc gặp gỡ đầy sáng tạo.
Một là cuộc trao đổi với anh bạn già Nói Thiệt – Nguyên Ngôn – đồng chí, đồng tâm, tương đắc ngụ tận xứ Hòa Lan.
Hai là cuộc hội luận đầu năm qua Đài Việt Nam Tự Do phát thanh từ New Orleans do nhà báo Vương kỳ Sơn tổ chức. Với cả hai, sau những lời chúc tết đầy thân tình, trân quý, chúng tôi, có duyên, được bà con thính giả Đài, cùng anh nhà báo trao đổi gợi những suy nghĩ liên quan đến tình hình Việt Nam, qua những diễn biến năm qua, đầy đặc thú đặc điểm của con người, đất nước, môi trường chánh trị xa gần ảnh hưởng đến quê hương thân yêu của chúng ta.
Tương lai, vận mệnh dân tộc chúng ta ra thế nào năm tới ? Tùy thuộc vào vùng dĩ nhiên, tùy thuộc vào tình hình thế giới lại càng không tránh khỏi…
Rõ ràng, trên bàn cờ chánh trị thế giới, vai trò Việt Nam chỉ là một con « tốt» ? Nhưng, nếu, có thể là một « con tốt đã qua sông» ? Con tốt ấy, tuy với một vai trò rất hạn chế, khiêm nhường, chỉ biết tấn, không biết thối, chỉ đi ngang qua lại, từng bước, từng ô, thận trọng hay bừa bãi, biết hợp lực hay phụ lực với quân cờ khác, hay « câu giờ chờ thời » … Vào tay một kiện tướng, « con tốt » sẽ làm địch thủ nhức đầu, dầu có « thí» đi nữa, cũng « đáng đồng tiền bát gạo». Vào tay một « tay non» cò con… chỉ là một con tốt, dù đã qua sông, sẽ « bị thí» một cách phí của, do xà bát, do lơ đểnh, hay ..( như Mỹ thí « tốt Việt Nam » vào năm 1975 vậy!). Và một lần nữa, qua trao đổi bạn bè hay qua những đối thoại, qua các câu hỏi, các chủ đề vẫn lay hoay quanh quẩn chung quanh cái ưu tư vương vấn từ bao năm nay : phải đấu tranh thế nào để Tự do, Độc lập, trở về với đất nước và dân tộc
Vũ khí nào sẽ cứu Việt Nam ra khỏi gọng kìm Đảng Cộng Sản đương quyền đang tiếp tục phá nát khuôn khổ truyền thống quốc gia ? Từ núi rừng, biển cả, sông ngòi bị phá, bán, đầu độc đến văn hóa, đạo đức con người Đại Việt, đã và đang bị … hay … để DÂNG… cho Tàu Cộng, cho Hán tộc ?
1. Đòi hỏi Dân Chủ và Nhơn Quyền không hợp cho Việt Nam?
Từ bao năm nay, dân phe ta tỵ nạn Hải ngoại chúng ta, kêu gào thế giới hãy cứu dân Việt Nam đang quằn quoại dưới ách cường quyền Công Sản. Chúng ta biết tố cáo trước dư luận thế giới :
Nào Cộng sản Việt Nam độc tài. Nào Cộng sản Việt Nam bán nước. Nào Cộng sản Việt Nam đành đoạn làm tay sai cho Tàu Cộng, nhơn danh, cùng thờ một chủ nghĩa. Và cũng do cái nhơn danh cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản quốc tế ấy, ngày nay thật ra chẳng còn giá trị gì nữa, vì chính cái quốc gia cha đẻ của chủ nghĩa ấy cũng đã bị phá sản, và đã không còn sử dụng nó nữa, và do đó chỉ là một thủ đoạn của Đế quốc Tàu Cộng dùng để gồm thâu thiên hạ.
Ngọn cờ Tàu Cộng đã nói rõ, với màu đỏ khát máu Cộng Sản chủ trương Giết để cầm quyền, với bốn ngôi sao nhỏ, biểu tượng bốn sắc tộc (mất tánh cách dân tộc rồi) chư hầu là Mông (cổ) Tạng (Tây) Hồi (giáo) Mãn (thanh) cùng bao quanh – cúi đầu dưới trướng – hầu đại ngôi sao sáng – Đại minh tinh, Hán tộc. Chắc chắn rằng, sẽ trong một tương lai rất gần, sẽ có thêm một ngôi sao chư hầu thứ năm là ngôi sao Việt Nam.
Đó là giấc mơ xưa kia, của Tần thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, bình thiên hạ. Đó của là giấc mơ xưa kia của Tào Tháo. Đó là giấc mơ xưa kia của Mao Trạch Đông. Và ngày nay Tập Cận Bình tiếp tục giấc mơ và mong sẽ thành công tạo được. Ngày nay, thử nhìn rõ xem : trên đất Tàu, tại các vùng thuộc Nội Mông xưa, bao nhiêu dân còn nói ngôn ngữ Mông cổ ? Dân Mông cổ nay, là thiểu số ngay trên lãnh thổ Nội Mông. Ngày nay, tại đất Tây tạng, dân gốc Tây tạng là thiểu số tại ngay thủ đô Lhassa của Tây tạng – cư dân tại đấy, nay đa số là người Hán, nói tiếng Hán Bắc kinh. Còn dân Mãn thanh, đến đầu thế kỷ 20 vẫn còn là sắc dân trị vì toàn xứ Tàu, thế mà ngày nay, chỉ còn là một sắc dân thiểu số, ngôn ngữ mãn thanh hầu như không còn người dùng nữa. Còn ở Tân Cương, với sắc dân Hồi giáo, hoàn toàn khác biệt văn hóa với văn hóa Hán, thế mà ngày nay, ngay tại thủ phủ Urumqi, dân tộc Hồi là một sắc dân thiểu số.
Nói tóm lại, viễn ảnh một nước Việt Nam đang trên con đường Hán hóa rõ ràng như vậy ! Chẳng bao lâu nữa, sắc tộc Đại Việt sẽ mất hẳn!
(Chúng tôi xin phép nói rõ dân tộc Đại Việt, chứ không dùng tên Việt hay Việt Nam, lý do là để thoát khỏi cái gọi là sự thật lịch sử hay khoa học chủng tộc, đã do các sử gia Hán Tàu từ ngàn năm nay đã cố gom dân tộc Đại Việt ta vào đại gia đình Việt hay Bách Việt – gốc gác từ bên Tàu qua ! Một cách « gom bi » nhận bà con, tình tự quê hương, gốc gác… Và cũng được vài « nhà lịch sử Việt ta chạy theo – hay ngay cả các nhà khảo cổ âu tây. Lý do các tài liệu Việt đã bị thủ tiêu qua nhnữg thời kỳ đất nước bị chiếm, chỉ còn những tài liệu láo lếu xuyên tạc của Tàu ! – Văn hóa Hán học thường mỵ dân « dụ khị » dân ta « Hãy hãnh diện với cái gọi là 4000 năm văn hiến », nhưng, quên sao, đã mất gần 2000 năm thuộc đất Tàu, với 1000 năm nô lệ, học, viết chữ Hán, mang ơn Tích Quang, mang ơn Nhâm Diên, thái thú Tàu qua dạy dân Việt ta biết cầy cấy, gieo lúa … Còn lâu ? Cái gì chứng minh ? Ai là nhà sử học Việt chứng minh cái sự láo lếu ấy ? Tất cả tài liệu lịch sử của ta đã bị đốt sạch, thủ tiêu…Dân Đại Việt đã mất lịch sử, mất căn cước !
Và tại sao gọi các nhóm thuộc gia đình Bách Việt ? Họ là ai ? Nay còn ai ? Những Quảng Đông nhơn-Tung Wảng dành, Quảng Tây nhơn-Xi Wảng dành, rồi Hẹ – Hakka… họ là gốc Mân Việt, hay gì gì Việt, …láo lếu , tất cả người « Dzuế – Việt » nầy đều biến thành Hán cả !
Riêng ba nhóm – gia đình – bộ lạc Việt còn lại : Lạc Việt Âu Việt Nam Việt… đã thành lập được một quốc gia Đại Việt, một dân tộc Đại Việt, hùng cứ một phương Nam từ năm thứ kỷ thứ 10, từ Nhà Ngô đến thế kỷ thứ 20 với hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam !
Dân tộc Đại Việt là một dân tộc đa nguyên, đa chủng, đã mất một phần lớn gốc gác Nam Hán phương Bắc du mục, nhờ trà trộn, hiệp chủng, với các dân tộc phương Nam, thoạt đầu với các sắc tộc của đồng bằng sông Hồng, xâm mình, ăn trầu, nhuộm răng, sau đó dần dần xuôi về nam, trộn với văn hóa phong tục sắc dân miền Nam gốc Ấn độ, Mã lai, lúa nước, cá mắm, dần dân mất hẳn hoàn toàn không còn có bao nhiêu gốc gác Mông cổ phương Bắc ăn lúa mì, cưởi ngựa du mục nữa. Bà Trưng, Bà Triệu cởi voi chống quân Hán cưởi ngựa. Vua Quang Trung dùng Tượng binh đại phá kỵ binh quân nhà Thanh )
Chế độ Cộng sản như thế ! Nhưng người chống cộng chúng ta, nào có dùng vũ khí chống cộng thật sự đâu? Chống cộng thực sự, là phải là giải thể Đảng Cộng sản Hà nội đang cầm quyền. Bằng lá phiếu, hay bằng cách mạng bạo lực…
Chúng ta chỉ hô hào XIN thế giới BAN Nhơn quyền, BAN Dân Chủ cho dân Việt Nam thôi!
Chỉ thế thôi, hay sao?
2. Nhơn quyền và Dân Chủ?
Trên thế giới ngày nay, quan niệm mọi cá nhơn trong xã hội đều được hưởng những quyền lợi và những quyền lợi này được luật pháp bảo vệ là một quan niệm phổ thông.
Nếu luật pháp không bảo vệ thì những quyền này sẽ không thể tồn tại. Nhưng trong truyền thống văn hóa, lại có những quyền mà do con người được hưởng thụ như chính sở hữu của mình. Đó là những quyền tự nhiên. Và quan trọng hơn nữa, những quyền này, là những quyền căn bản, nếu thiếu thì xã hội con người không thể vận hành được.
Do đó những nhơn quyền nầy tạo ra một quan niệm phổ thông khác là quan niệm Dân Chủ.
Thể chế dân chủ chỉ có giá trị trong những giới hạn của quyền tự nhiên, và quyền căn bản của con người.
Nhưng để các quyền tự nhiên và các quyền căn bản được bảo đảm cao ; phải cần mối quan hệ với xã hội chánh trị, như sự tôn trọng luật pháp do xã hội chánh trị đặt ra. Do đó :
Mối quan hệ ấy, mặc nhiên, trở thành một thứ “Khế ước” giữa người dân và chánh quyền.
Từ đây, mỗi bên (người dân và nhà cầm quyền) tự giác chấp nhận nhường một phần tự do tuyệt đối của mình vốn có từ trước, nhưng lại được bảo đảm là những quyền tự nhiên được thừa nhận và sự bảo đảm này không căn cứ trên quan hệ mạnh yếu.
Khế ước qui định cho đôi bên những quyền lợi và những bổn phận tương quan với nhau. Những cá nhơn bị bắt buộc phải tuân hành mệnh lệnh của chánh quyền, nhưng lại được chánh quyền bảo vệ trong đời sống, bảo vệ sự tự do, quyền tư hữu...
Còn chánh quyền, trong quan hệ hai chiều này, bắt buộc chỉ hành động nhằm bảo đảm những quyền tự nhiên.Và khi hành động như vậy chánh quyền được dân chúng tôn trọng và bảo vệ.
Sự tương quan hài hòa này là nền tảng ổn định xã hội.
Nếu một bên không thi hành nghiêm túc bổn phận của mình thì bên kia có quyền từ khước việc thi hành bổn phận của họ. Nếu chánh quyền trở thành hung bạo, độc đoán, thì người dân sẽ không còn nghĩa vụ phải tuân phục chánh quyền nữa. Khế ước của hai bên vì thế sẽ lập tức bị hủy bỏ. Dân chúng, trong trường hợp này, dĩ nhiên sẽ đùng trong thế đề kháng chống lại chánh quyền để tự bảo vệ mình. Chánh quyền không còn tư cách chánh quyền nữa. Sự chánh thống đã bị mất.
Từ xưa nay, không có chánh quyền nào là chánh quyền tự nhiên, mà chánh quyền đều do khế ước, tức là mối tương quan hai chiều ấy, mà thành hình. Dân chủ là vậy !
Dân Chủ và Nhơn quyền hoàn toàn không ngăn cách, cô lập con người với nhau như người mac-xít lên án, mà trái lại, những quyền này ràng buộc thân ái con người với con người.
Nhơn quyền kết hợp mọi người lại với nhau, tạo ra một “không gian gặp gỡ, trao đổi, thảo luận” để từ đó, xác định những qui luật sống chung và cũng từ đó, thành hình “tính chánh thống quốc gia”
Nhà hiền triết người Anh John Locke (1632-1704) còn khẳng định rằng một khi chánh quyền không thi hành bổn phận của mình thì người dân có đầy đủ quyền hạn để từ khước thi hành bổn phận của họ đối với chánh quyền ấy. Một dân tộc chịu áp bức, bạo ngược của nhà cầm quyền có quyền nổi dậy chống lại , lật đỗ chế độ.
Quyền nỗi dậy, chống lại áp bức của Nhà nước còn cho phép người dân cả quyền sát hại những người cầm quyền.
John Locke còn nhấn mạnh thêm rằng không nên hỏi người dân có quyền nổi dậy chống lại bạo quyền hay không ? Bởi vì chính bạo quyền đã vi phạm tinh thần khế ước mà hai bên đã chấp thuận tuân thủ. Phản ứng của người dân đối với bạo quyền như vậy là hoàn toàn chánh đáng. Phản ứng này đã đưa vào hệ thống hóa quyền lực để trở thành một thứ quyền bất khả nhượng, đó là quyền chống lại áp bức của nhà cầm quyền. ( Tình hình những ngày nay tại Ba tư – Iran, dân chúng đang xuống đường, biểu tình, bạo loạn, vì nhà cầm quyền Ba tư không giữ được lời hứa tạo công ăn việc làm, quyền tự do, và không tạo được an sinh, và đời sống an lành cho người dân)
Phải chăng vì thế mà Quyền vùng lên lật đỗ bạo quyền để thiết lập cho đất nước một chế dân chủ là quyền tối thượng của nhân dân?
3. Tập tục Nhơn quyền và Dân chủ của dân miền Nam Việt Nam
Chế độ truyền thống của các triều đại Đại Việt đều bị ảnh hưởng Hán học rất nhiều, từ cách tổ chức chánh quyền đến cách tổ chức xã hội. Nhà Vua, gia đình Nhà Vua trên tất cả, giới quý tộc phục vụ nhà Vua thay mặt Nhà Vua điều hành thứ dân. Nhưng, nếu tất cả đều bắt chước Tàu, một tập tục Việt Nam vẫn còn giữ được ấy là «Phép Vua thua lệ làng».
Nghĩa là một phần nào đó, những tục lệ của làng xã vẫn được duy trì để quản trị sanh hoạt tại thôn làng. Phép Vua dừng lại ở cổng làng, nhưéơng luật cho lệ làng. Có thể nói « phép Vua thua lệ làng » của Việt Nam ta là một hành động một tập tục rất dân chủ của một xã hội tuy chậm tiến so với Âu Mỹ.
Ngay tại Anh Quốc thường được xem là quê hương của Dân chủ, phải chờ mãi đến năm 1215, các quan chức Anh mới được Nhà Vua Vua Jean Vô Điền – Jean Sans Terre chấp nhận cái gọi là Đại Hiệp Ước – Magna Carta, bằng tiếng la tinh. Hai điều số 38 và 39 rất quan trọng vẫn được gợi đến ngày nay để bảo vệ nhơn quyền, đó là Luật Habeas Corpus, quyền được xét xử, và không bắt người trái phép, chứng mình sự độc lập của người công dân đối với nhà cầm quyền. Đó là quyền tự do cá nhơn của mỗi con người.
Trách nhiệm cá nhơn vs Trách nhiệm tập thể
Như đã nói qua trong một bài viết. Văn hóa Âu Mỹ Thiên Chúa Giáo trọng cá nhơn, trái với văn hóa Trung Đông và Á Đông. Nhà văn Pháp Descartes đã viết Cogito, ergo sum – tôi suy nghĩ tôi là hiện hữu.
Khi trình diện tự giới thiệu người âu mỹ tự giới thiệu bởi first name, bởi prénom, tên đứng đầu là tên cá nhơn Paul, Paul-Marie, hay Song. Người á đông giới thiệu bằng tên gia đình, tên tộc họ Phan hay Phan Văn, người trung đông ahmed ben mohamet, hamed CON của mohamet.
Người âu mỹ tên Song là một hiện hữu, là tôi, là một chủ từ – sujet, là một cá nhơn với trách nhiệm của cá nhơn. Người á đông tôi là Song, thuộc Tộc Phan, gia đình Phan Văn làng Mậu Tài huyện Phú vang tỉnh Thừa thiên … các vị đã biết rồi đó, đó là tiểu sử lý lịch bảo đảm trách nhiệm tôi. … á đông ta lúc nào cũng cần đở đầu. Làng, xã, Đảng và Nhơn dân. Đảng trách nhiệm, Nhơn dân trách nhiệm… Tập thể trách nhiệm, tập thể gìn giữ.
Do đó , quan niệm Dân chủ cũng khác nhau. Tập thể âu mỹ là tổng số cá nhơn. Bỏ phiếu kín để xem số đông các cá nhơn đồng một ý kiến phát biểu… Tập thể á đông chung chung, là Gia đinh, là Đảng. Việt Nam ngày nay, Đảng vs Nhơn dân… ai trách nhiệm đây ? Hai thế lực đối chọi. Xưa, Nhà Vua và quý tộc vs thứ dân…. Đè bẹp thứ dân… Ngày nay Cộng sản khác chi Xưa, Vua Chúa ?
Hai tập tục dân chủ của Dân Miền Nam:
@ Bàn thờ Ông Thiên ở Quê nhà
Chiếu chiều dài của lịch sử dân tộc Đại Việt, trong cuộc Nam tiến để tìm đường sống, dân Đại Việt xuôi Nam, mang theo phong tục, bàn thờ tỏ tiên, ông bà, vào đến tận cùng mủi Cà Mau, xa Nhà Vua, xa Triều Đình, xa cả « Phép Vua thua lệ làng ». Vì vào đến miền Nam rộng lớn, người di dân sống tản mác không còn làng xã, với lủy tre bao bọc nữa. Mạnh ai nấy, cất chòi, cất nhà ở giữa đồng, gieo trồng, chăn nuôi giữa thiên nhiên. Mê tín, lòng thành cám ơn trời đất mưa thuận gió hòa, người xa Nhà Vua không cần Nhà Vua phải lập Đàn Nam Giao Vái Trời, Cúng Đất nữa. Người dân tự lập Bàn Thờ Ông Thiên, tự mình cúng thẳng, vái thẳng với Trời Đất, cầu xin hay cám ơn. Mỗi nhà lập một cái Bàn thờ độc lập, riêng biệt.
Ông Trời của chung do Nhà Vua đại diện nói chuyện. Nay là của riêng cho mỗi gia đình.
(Người Cơ đốc Giáo chúng tôi cũng thế, cầu xin, cám ơn thẳng với Jêsus, Thiên Chúa không cần qua một trung gian – mại bản – nào linh Mục hay tăng lữ)
Tâp tục bàn thờ ông thiên đúng là một tập tục dân chủ.
@ Lá Cờ Vàng Ba sọc đỏ của người Tỵ Nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại
Sau ngày mất nước, sau ngày quốc hận, người công dân Việt Nam Cộng Hòa mất lý lịch. Tập thể không còn nữa. Quyền cá nhơn quyết định, cá nhơn từ chối chế độ, « bỏ phiếu bằng chơn » vượt biên, ra hải ngoại, mang bàn thờ tổ tiên, lập bàn thờ ông thiên và mang lá cờ tổ quốc của quốc gia lý lịch mình theo gót chơn tỵ nạn.
Hiện nay, mỗi người tỵ nạn đều chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Tổ quốc, quê hương Việt Nam mình, treo ở nhà, trước nhà, nơi họp cộng đồng hằng ngày hay những ngày tết lễ hay cả lúc tang gia bối rối !
Và tất cả nhơn danh cá nhơn, có quyền mang cả lá cờ theo mình lúc ra đi vĩnh viễn. Không một ai được quyền cấm hay cho phép quyền phủ cờ vàng lúc tang lễ. Mọi công dân Việt Nam Cộng Hòa đều có quyền mang cờ vàng theo mình.
Lá cờ Ba sọc đỏ đại diện quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã mất.
Và mổi cá nhơn mỗi người tỵ nạn chấp nhập vinh danh lá cờ ấy.
Và Tập thể các các nhơn mỗi tỵ nạn trên khắp mỗi vùng, thành phố, đất nước Hải ngoại có mặt người tỵ nạn đều nêu cao lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ, bài Công dân hành khúc là của chung, cũng là của riêng trách nhiệm gìn giữ do từng cá nhơn tự nguyện.
Do đó Lá cờ vàng ở Hải ngoại là biểu tượng dân chủ của người Việt Tỵ nạn.
Hãy nhin xem, tuần trước, tại thành phố téhéran, Ba tư – Iran, một phụ nữ trẻ, lột khăn choàng đầu – đối với Đạo Hồi là một thái độ « cấm », có thể bị « ném đá đến chết ». Đây là một thái độ « cá nhơn ». Toàn dân Iran xuống đường chống chánh phủ Iran là những hành động cách mạng cá nhơn.
Để Kết Luận
Hơn 40 năm đấu tranh kêu gào cho Nhơn quyền, cho Dân chủ.. . tuy có vài kết quả, nhiều người bị tù thêm, nhiều bộ mặt mới với những vũ khí đấu tranh mới, blog, mạng, nối…đài… báo nói… tờ rơi, nhưng Đảng Cộng sản vẫn cứ thế tà tà qua ngày cướp bóc, đàn áp, tham nhũng… Đảng và đảng viên càng ngày càng giàu, vô sản thì càng ngày càng vô sản…
Ở Việt Nam, vốn bị cai trị bởi một chế độ độc tài toàn trị nên người dân khó có cơ hội hành sử quyền nổi dậy chống áp bức. Tuy nhiên, ngày nay, ở Việt Nam đang xuất hiện những cá nhơn, đoàn thể, và cả những người cộng sản vì phản tỉnh về thân phận của mình và quyền lợi tối thượng của đất nước, dân tộc, công khai lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội phải thực thi ngay dân chủ và tôn trọng nhơn quyền. Không ít người đã bị cầm tù với những bản án nặng nề mà tội danh vẫn là “âm mưu chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa“. Thật hoàn toàn vô lý!
Do đó, muốn đấu tranh phải chính do cá nhơn người trong nước. Nổi dây hay không là quyết định của cá nhơn người trong nước. Hãy nhìn gương dân Ba tư – Iran hiên nay !
Sự chuyển mình của thế giới trong quan hệ nhơn quyền của người dân và chủ quyền của Nhà nước đang đem lại một bối cảnh rất thuận lợi cho công cuộc tranh đấu dân chủ và nhơn quyền ở Việt nam. Ngày nay, Đại Họa Hán Hóa đang xảy ra.
Chống Tàu Diệt Việt Cộng phải được tạo, cổ vũ thành một phong trào quần chúng.
Mong lắm !
Hồi Nhơn Sơn ra Tết tây.
TS Phan Văn Song