Ibn Saoud:Tôn Giáo, Một Vũ Khí Chánh Trị?
«Một tôn giáo không thể chỉ đơn thuần là một tôn giáo. Tôn giáo có thể cùng một lúc, là một văn hóa, một nền văn chương, một hướng chánh trị, một tư tưởng đẹp, một giáo huấn.
Une religion n’est jamais seulement une religion. Elle est aussi, en même temps, une culture, une littérature, une politique, une esthétique, une pédagogie». (Patrick Cabanel, discours d’ouverture du colloque pour les 500 ans de la Réforme à Paris le 22 septembre 2017- Diễn văn khai mạc buổi Hội luận lễ kỷ niệm 500 năm của Nhà thờ Cải Cách tại Paris ngày 22/09/2017)
I. Ibn Saoud, Thanh Kiếm Và Sách Kinh Coran
Một tôn giáo, hai thủ lãnh, hai hướng nhìn:
Ibn Saoud và Atatürk, hai nhơn vật, hai nhà chánh trị, sáng lập hai quốc gia đầy uy quyền, đầy ảnh hưởng ở Cận Đông và Trung Đông. Cùng là giáo hữu Hồi giáo sunni, cùng từ cái xác chết của đế quốc Ottoman, hồi đầu thế kỷ qua, người thứ nhứt đã dựng lên một quốc gia A Rập Xa-Út quân chủ, hùng mạnh, giàu có nhờ dựa trên dầu hỏa, dùng tôn giáo Hồi giáo vừa như một quốc giáo, vừa như một chủ nghĩa chánh trị. Hồi giáo Xa-Út-đít đã được cực đoan hóa để trở thành một trường phái tôn giáo – Hồi giáo wa-ha-bít chủ nghĩa – wahhabisme. Còn người thứ hai, trái lại, lại thành lập một quốc gia Thổ nhỉ Kỳ không kém phần dũng mãnh và giàu có, nhưng hoàn toàn cộng hòa và hoàn toàn thế tục, nghĩa là phi tôn giáo trong quản trị đất nước, nhưng dựa trên dân tộc, và lịch sử dân tộc. Chúng tôi xin giới thiệu hai nhơn vật đã vẽ lại bản đồ một vùng đầy ảnh hưởng cho thế giới địa lý ngày nay. Và các hậu duệ của họ, vẫn, ngày nay bằng mọi giá tiếp tục, tranh giành quyền lực ảnh hưởng.
Nhưng vẫn một kẻ thù cùng tôn giáo:
Ngày hôm nay, cả Thổ nhỉ Kỳ lẫn A Rậo Xa-Út đều bị chung một kẻ thù, Nhà Nước Hồi Giáo – Islamic State -IS, truyền thông ở Pháp thường dùng từ gọi chung bằng tên ả rập Daesh hay Daech. Chúng tôi đề nghị gọi Nhà nước Hồi Giáo quá khích nầy bằng tên ảrập nầy cho gọn và dễ hiểu : Daech. Một chuyện hy hữu nữa, là trong cái vùng rộng lớn và đầy tranh giành ảnh hưởng và mâu thuẩn nầy, sự đồng thuận, và đoàn kết không phải là do tôn giáo Hồi giáo, mà do cái tổ chức vượt biên giới nầy, chính tổ chức Daech đã quy tụ một sự đồng thuận vừa tôn giáo vừa có chánh nghĩa dân tộc, dùng tôn giáo làm thánh chiến để quy tụ một lực lượng xuyên chủng tộc, mầu da và tiếng nói.
Thế nhưng, ngày hôm nay, mặc dù, cùng trong một hợp tác chống Daech, mỗi quốc gia đều có kéo những con cờ để củng cố ảnh hưởng, ngỏ hầu vẽ lại địa đồ vùng. Một bên, A Rập Xa Út, cái nôi của Hồi Giáo, nhơn danh Tôn giáo ; còn một bên, Thổ nhỉ Kỳ, nhơn danh lý lịch một dân tộc mạnh, và đã chứng minh bằnh lịch sử. Thử so sánh, giữa hai cái nhìn, cùng thoát thai từ thời sơ khai của hai quốc gia, của hai chế độ, đều được sanh trưởng từ đống tro tàn của Thế Chiến thứ nhứt và của đế quốc Ottoman. Cả hai đều phải trải qua những đấu tranh khó khăn và can trường để có được sự độc lập trước những âm mưu của những thế lực Tây phương. Cả hai đều nhờ hai nhơn vật đặc biệt Ibn Saoud và Attatürk. Nếu Attatürk, lựa cuộc chơi trên một chế độc Cộng hòa Thế tục rất tây học nhưng dựa trên một chủ nghĩa dân tộc cổ truyền. Ibn Saouad trái lại, giữ vững lập trường bành trướng Tôn giáo cổ truyền, nhưng bám vào nguồn kinh tế tài chánh dầu hỏa tư bản tây phương.
Giới thiệu hai nhơn vật, hai nhà lãnh đạo, để tìm bài học lãnh đạo cho một một Việt Nam tương lai !
Ibn Saoud, Thanh Kiếm và Sách Kinh Coran
1. Kết Hợp giữa Chiến Sĩ và Giáo Sĩ
Năm 1754, tại ốc đảo xanh-oasis Diriyah, 10 cây số phía bắc thành phố Riyad, hai chàng thanh niên gặp nhau, bắt tay nhau, làm quen. Một anh chiến sĩ, Mohammad Ibn Saoud Al Saoud, và một anh giáo sĩ trẻ lưu vong, xin tỵ nạn. Anh chiến sĩ chấp nhận giúp đở và đề nghị che chở cho anh giáo sĩ tỵ nạn Ibn Abdel Wahhab, người sáng lập chủ thuyết wahhab-chủ nghĩa – wahhabisme.
Theo nhà văn Benoist Méchin, tác giả cuốn tiểu sử của Ibn Saoud, người sáng lập quốc gia A Rập Xa Út, người trưởng tộc của đại gia đình Al Saoud, hai chàng thanh niên, hôm gặp gở ấy, đã cùng phán ra câu « máu trả máu, tiêu diệt trả lời tiêu diệt – le sang par le sang, la destruction par la destruction », định nghĩa quan điểm điều hành wahhabisme. Cả hai nghéo tay, thỏa thuận một hợp tác vĩnh viễn giữa một bộ lạc, một gia tộc và một giáo sĩ để áp dụng một quan điểm cứng rắn và khắc khe nhứt của Kinh thánh Hồi giáo Coran thành một hướng chánh trị. Đúng là liên minh của Thanh Kiếm và Kinh Coran : Gia đình Al Saoud sẽ luôn luôn thực hành quan điểm của chủ thuyết wahha bít trên toàn khắp lãnh thổ mình cai trị, và giáo sĩ sẽ luôn luôn bảo đảm dẫn dắt giáo hữu mình thần phục quyền lực gia đình Al Souad.
Chẳng chốc, từ một vùng trãi rộng ảnh hưởng bởi một bộ lạc, một gia đình, đã biến thành một quốc gia, quốc gia Vương quốc Saoud, vào cuối thế kỷ thứ 18, sau khi xâm chiếm vừa cả Médina, thành phố thánh, và cả Mecca, nơi quê hương của Giáo Chủ Mohamet, nơi cái nôi của Hồi Giáo. Vương quốc A Rập Saoud bắt đầu thành lập với Mohammad Ibn Saoud.
Nhưng khi đến năm 1818, vị tướng gốc Ai cập, Méhémet Ali, nhơn danh Đế quốc Ottoman, đã chiếm trọn bán đảo A Rập. Từ những năm 1840 kéo dải đến 1861, sau một lô các cuộc chiến dài chống các bộ lạc thân đế quốc Ottman, lực lượng gia đình Al Saoud hoàn toàn bị tan rã vào cuối thế kỷ 19, Vương quốc Saoud tan rã theo.
Năm 1902, gia đình Al Saoud tỵ nạn ở Koweit, Abdelaziz ben Abderrahmane Al Saoud cũng được gọi Ibn Saoud, con trưởng của gia đình Al Saoud, cháu nội của Mohammad Ibn Saoud (con-ben- của Abderramane con của -ben- Mohammad), người sáng lập Vương quốc Saoud thứ nhứt. Abdelaziz Ibn Saoud, một lực sĩ, mình cao gần 2 thước, lập được một thành tích vang lừng thời bấy giờ, được ghi trong lịch sử: cùng với chỉ với 20 binh sĩ, anh đã chiếm trọn thành phố Riyad, nơi sanh của anh. Sau chiến thắng nầy, cha của chàng, tộc trưởng Abderramane ben Mohammad Al Saoud, giao tặng cho chàng chiến sĩ anh hùng nầy, thanh bảo kiếm gia truyền : L’Aiguisée – Sắt Bén . Đúng là liên minh Thanh Kiếm và Thần thánh. Thanh Kiếm và Coran !
2. Nhà Thương thuyết và Tinh thần Quốc gia
Năm 1905, Ibn Saoud (thứ hai), đã chiếm lại trọn lãnh thổ của ông nội mình, và nay đã trị vì lại được trên toàn bộ lãnh thổ quê hương gốc của gia đình mình, vùng Nedj, vùng A Rập trung ương của bán đảo (lấy lại toàn phần đất của ông nội mình, đã mất khi xưa). Đối mặt với Đế quốc Ottoman, tuy, sau nhiều trận đánh bất phân thắng bại, nhưng anh đã thành công được, là đã được đối phương nhìn nhận là một đối thủ và đã đi đến một thắng lợi là một sự thỏa thuận : anh giữ toàn bộ những vùng chiếm được, sau khi ngưng chiến tại chổ, và được Đế quốc Ottoman nhìn nhận anh dưới Danh xưng là Iman des Wahhabites – Thủ lãnh của các giáo dân Wahha bít. Được nổi tiếng là một tay thương thuyết giỏi « Mềm dẽo hơn con Rắn, Nhanh hơn sấm sét – Plus souple qu’une couleuvre, plus vif que l’éclair » Ibn Saoud bắt đầu tổ chức quốc gia mình bằng một cuộc cải tổ rộng lớn.
Gốc gác là một gia đình, một bộ lạc không du mục, định cư– sédentaire, anh cần phải chinh phục sự trung thành của các phần tử du mục – nomades gốc người Bédouins, cứng đầu, mê tự do, độc lập, thích tự do đi lại vùng vẩy, không biên giới, không biên cương, không thần phục ai, vì vậy rất khó tin tưởng. Abdelaziz Ibn Saoud bèn đề nghị tổ chức giao cho các nhóm bédouins khác nhau, kiểm soát những vùng rộng lớn, như những thuộc địa vừa canh tác vừa quân sự – militaro – agricoles, gọi là houjars ( hãy so sánh với những kiboutzin do thái, hay những ấp chiến lược của đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, sau nầy, có khác chi!). Cái khác là các houjars nầy được giáo huấn đạo lý Hồi Giáo wahha bít để biến thành những thành trì bảo vệ Hồi giáo ! (Nếu các kibouzin Do thái có chất keo là Do thái Giáo, Ấp chiến lược VNCH không được giáo huấn Tự Do chủ nghĩa, chỉ biết chống cộng như không biết Cộng Sản là gì thiếu chất keo, thiếu chủ thuyết chánh trị đấu tranh ! Tiếc thay, một vũ khí tốt không được khai thác, quá uổn!)
Đó là Hiệp hội- Fondations – các Ikhwans, huynh đệ các chiến hữu hiệp thông trong Đức Tin Đấng Allah. Họ là những thanh gươm bảo vệ sự thống nhứt Vương quốc Saoud.
Văn hóa tôn giáo Hồi giáo đã xóa bỏ, tẩy não, thuần hóa, đồng nhứt các văn hóa khác biệt giữa các bộ lạc bédouins. Tài nghệ và khôn khéo hơn, Ibn Saoud giao trọng trách cho các thành viên ưu tú nhứt của các bộ lạc bédouins để làm phận sự cải tạo, tẩy não, làm sạch, để gom về một mối, hợp nhứt xuyên qua Hồi Giáo wahha chủ nghĩa ủng hộ gia đình và Vương triều Saoud. Trong bài viết « Géopolitique de l’Arabie Saoudite – Chánh trị địa lý của Vương triều A Rập Xa út » David Rigoulet-Roze chỉ cho chúng ta thấy rõ. Sự thay đổi, xóa bỏ những tập tục bédouins đã biểu hiện qua ngoại hình : bộ đồng phục Xa út, áo trắng dài, chiếc khăn với sợi giây cột trên đầu.
1914, đầu thế chiến 1, kẻ thù số một của Ibn Saoud là ông Cheikh-thủ lãnh giòng hachémite, Hussein, sống ở Mecca, quê hương Giáo Chủ Mohamet, và cũng là hậu duệ của Đức Giáo Chủ. Một địch thủ đáng sợ, vừa được Đế quốc Ottoman nhìn nhận và ủng hộ, vừa được cả Văn phòng A rập của Sở Tình Báo Anh Quốc, nằm tại Cairo, nơi phát xuất nhơn vật vượt thời gian Lawrence of Arabia, ủng hộ ngầm. Nhưng Anh quốc, chuyên nghề ngoại giao, « đâm bị thóc, thọc bị gạo », vì muốn chống Đế quốc Ottoman, đồng minh với Đức, nên, nên vừa một mặt hứa hẹn giúp Hussein, tạo một Vương quốc Hồi giáo chánh thống, vừa mặt khác, đi đêm giúp đở Ibn Souad … với các bộ lạc bédouins để sẽ bảo vệ được vùng Hedjaz (trung ương Hồi Giáo Mecca, Medina, Djedda ) … và vô tình chống cả Hussein ! Nhưng Ibn Saoud rất sáng suốt, không « ra mặt » chống hẳn nhà nước Ottoman, và cũng không muốn làm « người của London » ! Anh kiên nhẫn chờ thời cuộc, và thời cuộc cho anh có lý. Kết quả chiến trận thuận cho anh. Thừa cơ đế quốc Ottoman cùng Đức thất trận, tan rã, anh đẩy đám quân Ikhwans một mặt tiến về hướng Bắc, phía Irak và Jordanie, một mặt về hướng Đông, về Koweit, và đi về hướng Tây chiếm hẳn vùng trung ương, vùng Hedjar, cái nôi của Hồi Giáo. Và luôn luôn dưới danh nghĩa « chống những kẻ thù của Đức Tin ».
1924, năm thay đổi lớn. Thừa dịp, Attatürk, nhà cách mạng sáng lập Thổ nhỉ Kỳ, nay thay thế đế quốc Ottoman, tuyên bố dẹp bỏ Kalifat – Nhà nước Hồi giáo, một nhà nước tôn giáo thần quyền xuyên biên giới các quốc gia thế quyền. (Thế kỷ 21 chúng ta, Abdou Bars Al Bagdadi – dùng tên Abdou Bars là tên hiệu cùa ông Calife thứ hai, người calife hậu duệ của Giáo Chủ Mahomet, tuyên bố dùng tổ chức Daech thành lập Islamic State, Khalifat – Quốc gia hồi giáo mới!), Hussein – kẻ thù của Ibn Saoud năm xưa – thủ lãnh của Mecca bèn tự phong mình là «Kalife thay thế Kalipe ». Một hành động cường điệu và tư kiêu. Và, như Benoist Méchin đã kể trong bộ tiểu sử, Ibn Saoud bèn nhơn danh Thiên Chúa, Allah, tung các đạo quân Ikhwans của mình tấn công cổ thành lịch sử Mecca. « … Tôi sẽ làm tròn sứ mạng Chúa đã giao cho tôi!» Và anh còn tiến xa hơn, khi chiếm được Mecca, nơi sanh thời của Đức Giáo Chủ Mohamet, anh cho đập tan, xóa bỏ những di tích, từ căn nhà nơi Giáo Chủ sanh và lớn lên, đến những nơi Ngài sanh hoạt, kể cả, anh cho xóa bỏ vết tích căn nhà của bà vợ đầu của Giáo chủ, và cả căn nhà của người Kalife đầu tiên, người kế vị Giáo Chủ. Để cắt nghĩa, anh dẫn chứng bằng quan điểm wahhab, đặt kính ngưỡng Thiên Chúa, trên sự kính trọng Giáo Chủ (Trong Hồi giáo, không thờ hình vật, di tích, Chúa vô hình, vô ảnh)…Kalifat đã dẹp, Ibn Saoud, nay là chủ nhơn các thành phố thánh thiện Mecca, Médina,… Và dĩ nhiên, một cách tự nhiên, là thủ lãnh Hồi Giáo.
3.Thủ lãnh Hồi Giáo
Chiếm được Mecca, trước khi thành Vương Quốc A Rập Xa út (1933) ; năm 1927, gia đình Al Saouad được hưởng tiền thuế do các người đi Hành hương Mecca, thuế Hadj, đóng cho đến năm 1945. Từ nay, Vương quốc A Rập độc quyền Tổ chức cuộc Hành hương hằng năm Mecca, đưa Hadj – Hành hương (một trong năm thánh vụ chánh của người Hồi Giáo) vào nền chánh trị của mình.
Đó là nghịch lý của Ibn Saoud ! Suốt đời cầm quyền của ông, ông dùng tất cả mọi vũ khí từ kinh tế, thuế vụ, quân sự, hành chánh để cũng cố quyền lực để có một quản trị thống nhứt trên toàn lãnh địa mình (cả một tiểu lục điạ – bán đảo a ra bít). Tôn giáo cũng được dùng làm vũ khí. Phải « Liên minh kinh tế với bọn thương nhơn vùng Hedjar » và nhờ đó « Thống nhứt lãnh thổ và trung ương hóa một vùng đất rộng lớn ».
Đây, cũng đến lúc phải dẹp bỏ các Ikhwans, từ nay, biến thành những kiêu quân, bất trị, tự cho mình là những con cờ của Chúa Công, không thể bỏ, những cột trụ bất thể xâm phạm cần thiết của Triều đình. Mãi đến năm 1929, mới dẹp xong.
Ibn Saoud, từ nay chỉ còn một nhóm bộ hạ trung thành tôn giáo hơn quân sự – quân bán quân sự tôn giáo – milice religieuse. Thần quyền từ nay phục vụ Thế quyền, phục vụ Nhà Vua., và ông tuyên bố « Tôi đây trước tiên là một người Hồi Giáo, sau đó là một người A Rập, nhưng luôn luôn là một kẻ phục vụ Thiên Chúa ».
Để củng cố gia tài, và tương lai kinh tế, Ibn Saoud khôn ngoan, chấp nhận không chơi với Anh Quốc – cường quốc thuộc địa vừa lịch sử vừa địa phương, mà lại lựa chọn ký một thỏa ước tài chánh dựa trên Dầu Hỏa, với Hoa kỳ – một cường quốc đang lên, người thắng trận Thế chiến 2, sẽ là số một thế giới ! Đó là cuộc gặp gở lịch sử ngày 14 tháng 02 (Valentine Day) 1945, giữa Tổng thống Roosevelt và Ibn Saoud trên chiến hạm « USS Quincy » trên đường trở về của Tổng thống Mỹ từ Yalta.
Kết Luận
Từ đó, dưới sự bảo vệ quân sự Mỹ, thuộc vòng ảnh hưởng thế giới Huê kỳ, được bảo đảm hẳn một huê lợi « dầu hỏa » lâu dài. đất nước Ả Rập Xa Út mới nầy có đầy đủ tương lai, có đầy đủ lực để củng cố địa vị một quốc gia hàng đầu trong vùng, lãnh đạo một Liên minh Hồi giáo thế giới Sunni Wahhabít chủ nghĩa đầy ảnh hưởng để, từ thoạt đầu chống một Ai Cập Xã hội Chủ nghĩa của Nasser, hay sau đó đến một I Ran Shi Ít của Khomeiny…. Cho đến ngày nào hết dầu hỏa ?
Tuần tới bài hai: Ataturk, và ván bài thế tục
Hồi nhơn Sơn, Mùa Trung Thu
TS Phan Văn Song
Ghi Chú
Vài con số ngày tháng của Abdelaziz Ibn Saoud
1880 : Sanh tại Riyad
1902 : Chiếm Riyad với 20 chiến hữu.
1924 : Chiếm Mecca và đuổi Hussein, Hậu duệ Giáo Chủ. Wahhah : Thiên Chúa trên Giáo Chủ
1926 : Tự phong Vua vùng Hedjar (Mecca, Médina, Djiddah…)
1932 : Gom toàn bộ các lãnh thổ, thống nhứt thành Vương Quốc A Rập Xa Út (thứ ba)
1933 : Mất