Cách đây 73 năm, cùng một chuổi dài thời gian với những ngày Việt Cộng cướp chánh quyền Bảo Đại cùng chánh phủ Trấn Trọng Kim, gieo tan tóc cho cả nước Việt Nam ta, ngày 18 tháng 10 năm 1945, tại Đông Bá linh một Toà Án Quân sự được khai trương đúng theo quy định của Điều 22 Quy chế Tòa Án, để truy tố hai mươi bốn tên tội phạm lãnh đạo trách nhiệm chánh trị, quân sự và kinh tế của chế độ Đức Quốc Xã cùng 6 tập đoàn hay tổ chức của Nhà nước Đệ Tam Cộng hòa Đức (IIIrd Reich).
Cũng xin nhắc lại :
Trong bản Tuyên Ngôn làm tại Điện Saint-James, Luân Đôn-London, Vương Quốc Anh-United Kingdom, ngày 13 tháng giêng năm 1942, các đại diện của 9 chánh phủ âu châu đang tỵ nạn tại Luân Đôn và với sự chứng kiến của Ngoại trưởng Anh quốc Anthony Eden, đồng tuyên bố : « Trong những mục đích chánh của Đồng minh là truy lùng, truy tố, xử phạt các người trách nhiệm của những tội ác nầy, dù họ ra lệnh, dù họ thực hành hay tham dự. Những chánh quyền tham dự ký tên vào văn kiện nầy quyết tâm theo dõi, truy lùng và truy tố trước Tóa án và xét xử các tội phạm nầy, dưới quốc tịch nào, và các án lệnh sẽ được thi hành »
Ngay từ năm 1943, ngay tại Hôi nghị Mạc Tư Khoa- Москва, Moskva, CCCP-URSS-Liên Bang Sô Viết, ba cường quốc, Anh Mỹ và Liên Sô, đồng minh đã quyết địnhrằng, sau ngay ngày chiến thắng, phải xử phạt những người trách nhiệm cuộc chiến tranh. Quyết định ấy không bao giờ bỏ quên trong những Hôi nghị Yalta (tháng giêng 1945) va Postdam (tháng 7/ tháng8 1945). Với bản Hiệp Ước Luân đôn ngày 8 tháng 8 năm 1945, chánh phủ Tứ cường Mỹ Anh Liên Sô và Pháp quyết định thành lập một Tòa án quân sự quốc tế để truy tố « tất cả những tội phạm chiến tranh không cần yếu tố địa dư ». Các thẩm quyền, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động được định nghĩa rõ ràng trong một Quy chế Tòa Án đính kèm bản bản Hiệp Ước :
Điều 6 của Quy chế Tòa Án quy định 4 loại tội trạng :
- âm mưu (conjuration): âm mưu cướp quyền lực và thành lập một chánh quyền độc tài, độc đoán …
- tội ác chống hòa bình (crimes contre la paix): tổ chức, soạn thảo, phát động và hướng dẫn một cuộc chiến tranh xâm lược…
- tội ác chiến tranh (crimes de guerre): tất cả những xâm phạm và coi thường những thủ tục và luật lệ chiến tranh: những cuộc tàn sát giết người, ngược đải hay đày đọa các tù nhơn chiến tranh, tàn sát các con tin, cướp bóc, cố ý đốt phá, tàn phá các đô thị nhà cửa dân chúng một cách bừa bãi và không có dụng đích.
- tội ác chống nhơn loại, (crimes contre l’humanité) một quan niện pháp lý mới: đặc biệt đối với giết chóc, tàn sát, diệt chủng, nô lệ hóa, đày ải và tất cả mọi hành vi chống quần chúng dân sự trước hay trong chiến tranh ; những đàn áp nhơn danh chánh trị, chủng tộc hay tôn giáo.Liên Sô đề nghị Tòa án được thành lập tại Đông Bá Linh (Berlin – East), nhưng thành phố Nuremberg được tất cả bình bầu lựa chọn nhờ những đặc điểm sau đây:
1. Địa diểm: Thành phố Nuremberg
- Năm 1927, năm 1929, và sau đó từ năm 1933 đến năm 1939 Đảng Quốc gia Xã hội (Quốc Xã – Nazi) chọn Nuremberg làm địa điểm tổ chức Đại hội Đảng thường niên.
- Một đạo luật gọi là Đạo luật Nuremberg, luật chống người Do Thái, được toàn Đại hội biểu quyết, ra đời trong Đại hội Đảng thường niên năm 1935, tuyệt đối cấm người gốc Do thái không được mang quốc tịch Đức, tuyệt đối cấm những liên hệ hôn phối hay tình cảm giữa người gốc Do Thái và người chủng tộc «Aryens» (người Đức thuần giống).
- Và đặc biệt là tòa nhà cao ốc của Tòa án của thành phố Nuremberg rộng rãi, ít bị hư hại bởi chiến tranh và có một nhà giam rộng lớn ở cạnh liền và có hệ thống liên lạc đi lại với Toà án bằng một hầm hành lang.
2. Thành phần Tòa án quân sự quốc tế:
Tứ cường gởi đại diện mỗi quốc gia, một Chánh án và một Phó Chánh án.
Mỹ: Francis Biddle cùng người phó là John Parker.
Anh: Justice Lawrence và Norman Brickett.
Pháp: Henri Donnadieu de Vabres và Robert Falco.
Liên Sô: Tướng Iona Nikitchenko, và Đại tá Alexander Volchkov.
Và một Thẩm phán, công tố viện:
Mỹ: Robert Jackson, Chánh án Tòa án Tối cao và Cựu Thẩm phán Tòa án Liên bang.
Anh: Hartley Shawcross
Pháp: François de Menthon đến tháng giêng 1946, Auguste Champetier de Ribes.
Liên Sô: Tướng Rudenko.
Mỗi Thẩm phán làm việc với rất nhiều cộng sự viên thụ lý. Phía Pháp nhiều nhơn vật tên tuổi đều có mặt như Edgar Faure, phó thẩm phán (Ông Edgar Faure 1908 -1988, Thạc sĩ Luật, là một giáo sư Luật, một luật gia nổi tiếng, một nhà văn – dưới bút hiệu Edgar Sandé – Edgar không có chữ Đê -, một nhà hoạt động chánh trị Pháp, nhiều lần Bộ trưởng, hai lần Chủ tịch Nội Các tức là Thủ tướng dưới thời đệ tứ Cộng hòa Pháp, ứng cử Tổng thống Pháp, và cuối cùng Chủ tịch Hạ Viện Pháp của đệ ngũ Cộng hòa Pháp), Charles Dubost (Thẩm phán Tòa án Pontarlier) hay Delphin Debenest ( Thạc sĩ Luật, Giáo sư Luật, anh hùng kháng chiến Pháp, xuất thân từ Đại học Poitiers).
Vị Chánh án của Tòa án Nuremberg là Justice Lawrence, người Anh.
Nếu trong Công tố Viện, chỉ có tứ cường có đại diện, nhưng mỗi Thẩm phán đại diện do ủy quyền các quốc gia ký kết Hiệp Ước Luân đôn. Liên Sô được ủy nhiệm của Ba lan, Tiệp Khắc, Slovénie, Ukraina và Bélarus. Pháp bảo vệ quyền lợi của Vương quốc Bỉ, Lục Xâm Bảo, Hòa Lan và Na Uy. Tổng cộng như vậy, tất cả 17 quốc gia đều có tiếng nói đại diện.
Những can phạm đều có quyền tự do lựa chọn Luật sư biện hộ mình. Mỗi can phạm một vị.
3. Tòa Án và các bị cáo:
Ngày 18 tháng 10 năm 1945, Toà Án Quân sự được khai trương tại Đông Bá linh đúng theo quy định của Điều 22 Quy chế Tòa Án, Tướng Nikitchenko chủ tọa chánh án phiên tòa khai trương nầy. Hai mươi bốn tên lãnh đạo trách nhiệm chánh trị, quân sự và kinh tế của chế độ Đức Quốc Xã và 6 tập đoàn hay tổ chức của Nhà nước Đệ Tam Cộng hòa Đức (IIIrd Reich) bị truy tố:
Bormann, Thư ký Đặc biệt của Hitler (Thủ tướng) và Chánh Văn phòng Phủ Thủ tướng ; Đô Đốc Dönitz, Cựu Tư lệnh Hải quân Đức và người thay thế Hitler để thương thuyết đầu hàng (sau khi Hitler tự tử chết) ; Frank, nhà luật gia riêng của Hitler, Thủ hiến Ba lan ; Frick, Tổng trưởng Bộ Nội vụ và người viết ra những Đạo Luật Nuremberg ; Funck, Tổng trưởng Kinh tế ; Thống chế Göring, Tư lệnh Không quân Luffwaff, Chủ tịch Quốc hội Reichstag ; Hess, Chánh Văn Phòng của Thủ tướng đến 1941 ; Tướng Jodl, Trưởng phòng Hành quân Quân đôi Wehrmacht ; Katenbrunner, Trưởng phòng An ninh tối cao của Nhà nước ; Thống chế Keitel, Tham mưu Trưởng Quân đội Wehrmatch ; Krupp von Bohlen und Halbach, Chủ tịch tập đoàn cơ khí Krupp ; Ley, thủ lãnh Mặt Trận Lao động Đức ; Von Neurath, Ngoại trưởng và Thủ hiến Vùng Bohême – Moravie ; Von Papen, Thủ tướng tiền nhiệm Hitler, Đại sứ tại Áo và Thổ nhỉ Kỳ ; Đô Đốc Raeder, đương kim Tư lệnh Hải quân ; Von Ribbentrop, Ngoại Trưởng ; Rosenberg, lý thuyết gia Quốc Xã, Chánh Ủy của Đệ Tam Cộng hòa Đức trên của những Vùng Quản trị phía Đông ( do Đức chiếm đóng) ; Saukel, trách nhiệm chương trình trưng dụng lao động trên các vùng chiếm đóng ; Fritsche, Trưởng ban Tuyên truyền và Trách nhiệm Đài tiếng nói Nazi ; Schacht, Tổng trưởng Kinh tế đến 1937, Chủ tịch Ngân hàng Nhà nước Reichsbank ; Von Schirach, Thủ lãnh Đoàn Thanh niên Hitler ; Seyss-Inquart, Thủ Hiến nước Áo, Chánh Ủy quân quản Hòa Lan ; Speer, Tổng trưởng Bô Quân Cụ và Khí giới ; Streicher, Tổng Biên tập tuần báo chống Do Thái Der Stürmer. Những Hội đoàn và Tổ chức Nazi gồm có NSDAP (Nationalsozialistiche Deutsche Arbeiter partei-Đảng Lao Động Nazi) ; những SS (Schutztaffel-Nhóm Đặc Vụ) ; SD (Sicherheitsdienst -cơ quan điều tra và thẩm vấn của SS) ; Gestapo-Công An Nazi ; Ban Tham mưu Cao cấp của Quân đội Quốc Xã Đức.
4.«Nguyên cáo là Nền Văn minh Nhơn loại» (Thẩm phán Jackson)
Phiên toà đầu tiên của Tòa Án Nuremberg họp ngày 20 tháng 11 năm 1945, nhưng chỉ với 21 can phạm :
Bormann, đang trốn chạy, có tin đồn đã chết vào tháng 5 ở Berlin. Ley tự tử trong phòng giam ngày 25 tháng 10 năm 1945 và Krupp von Bohlen und Halbach đang bị bịnh nặng.
Thẩm phám Jackson tuyên bô « Nguyên cáo là Nền Văn minh Nhơn loại »
Ngày 21 tháng 11, các can phạm đều phải quyết định biện cáo tội mình bằng « có tội » hay « không có tội ». Chánh Án Lawrence hỏi từng can phạm một, Đồng loạt, tất cả nhứt trí trả lời « nicht shuldig ». không có tội. Từ 20 tháng 11 năm 1945 đến ngày 1 tháng 10 năm 1946, tất cả có 400 phiên tòa, với 94 nhơn chứng : 61 bên nguyên cáo, 33 biện hộ. Sau bốn tháng Göring, can phạm đầu tiên được quyền tự biện hộ. Ngày 31 tháng 8, năm 1946 người can phạm cuối cùng mới trình bày xong. Göring tuyên bố «Trước mặt Thiên Chúa và Nhơn dân Đức », ông hoàn toàn vô tội, và những hành động của ông đều phát xuất từ lòng yêu nước của ông. Các can phạm khác đều bắt chước Göring và đếu nói như vậy. Tất cả chỉ hành động vì bổn phận và lòng yêu nước. Những tội ác trình bày trong những phiên tòa không có một người lãnh trách nhiệm. Và sau đó, trong không khí ngột ngạt đó, bản cáo trạng của Thẩm phán Jackson bắt đầu bằng lời tuyên bố trên :
5.Quyết định:
Tám quan tòa, nhưng chỉ có 4 người có quyền bỏ phiếu quyết định án lệnh. Chiếu hai điều lệ 4 và 24 của Quy chế Tòa Án, tất cả mọi quyết định theo đa số, trường hợp ngang ngữa, lá phiếu Chánh Án Lawrence là lá phiếu quyết định. Buổi họp giữa các Chánh Án bắt đầu ngày 27 tháng 6 năm 1946, và phải cần 22 buổi họp mới có tất cả mọi quyết định.
Một câu hỏi rất khó khăn. Cách xử các tử tội : Treo cổ hay xử bắn «cái chết của một chiến sĩ». Chánh án Liên Sô đòi phải xử tử bằng treo cổ. Chánh Án Pháp đề nghị những tử tội quân đội « được » xử bắn, những tử tội thường dân treo cổ. Ngày 10 tháng 9 Tòa quyết định tất cả những tử tội sẽ bị treo cổ. Bản án lệnh dài 250 trang được đọc từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10.
12 xử tử : Göering, Von Ribbentrop, Rosenberg, Streicher, Frank, Kaltenbrunner, Sauckel, Seyss-Inquart, Frick, Keitel, Jod và Bormann khiếm diện.
3 Chung thân : Hess ( chết trong từ năm 1987); Raeder (được tha năm 1955) Fuck ( tha năm 1957).
4 Tù ở : 20 năm cho Speer ; Von Schirach ; 15 năm cho Von Neurath và 10 năm cho Dönitz.
3 Tha bổng : Von Papen ; Schacht và Fritsche.
4 Tổ chức Nazi bị kết “Tộc ác” : NSDAP, SS, SD và Gestapo.
Ngày 16 tháng 10, 1946 10 tử tội bị treo cổ tại Phòng Thể thao của Tòa Án Nuremberg. Göering tự tử trước đó. Tất cả các thi hài đều hỏa táng, và tro được thải xuống một giòng suối. Những tù nhơn được nhốt ở nhà tù Spandau (Tây Bá linh).
Dỉ nhiên những quyết định ấy không làm hài lòng tất cả mọi người . Liên Sô và phe tả Âu châu cho rằng quá yếu kém. Phải xử tử tất cả, và nhiều tội phạm hơn nữa. Phe luân lý đặt câu hỏi, quyền gì, nhơn danh ai mà các quốc gia thắng trận xử tội phe thua trận.
Dù thế nào, với những cái không hoàn hảo lắm, Tòa Án Nuremberg vẫn nói lên được cái quyết tâm rằng phải tôn trọng một luân lý, một đạo đức. Những Nhơn quyền tối thiểu phải được tôn trọng, kể cả trong thời gian chiến tranh.
Để Kết Luận:
Người viết bài, sở dỉ kể tỉ mỉ từ tên tuổi những tội phạm, đến diễn biến các phiên toà để muốn nói lên rằng mặc dù đã có Tòa Án Nuremberg, nhơn loại vẫn tiếp tục có những hành động kém văn minh trong chiến tranh.
Liên Sô, đầy tư tưởng luân lý khi muốn trừng trị các đồ tể Nazi, lại là một quốc gia đồ tể nhứt với Staline một tay giết người không gớm tay. Các lãnh tụ đàn em của Staline, từ MaoZedong-Mao trạch Đông đến Hồ Chí Minh Fidel Castro, Pol Pot, Khiêu Samphan … là những đồ tể giết cả dân tộc mình, nhơn dân mình trong thời bình để củng cố địa vị Đảng cầm quyền.
Dù sao Nazi cũng tương đối ít độc ác hơn vì trong thời gian chiến tranh và đối với một dân tộc khác, một chủng tộc khác.
Và người viết bài cũng muốn nói rằng những lịch bài học lịch sử sẽ mãi mãi là những tấm gương.
Những tên đồ tể hãy ghi nhớ:
Một chế độ phi nhơn đạo, tàn ác, những cán bộ phục vụ, hàng lãnh đạo hay hàng thi hành, nên nhớ một ngày nào đó, sẽ một Toà Án Nuremberg sẽ được lập lên vào sẽ truy tố các người.
Hôm nay không được , ngày mai, ngày mốt, chẳng chóng thì chầy cũng có ngày đó.
Hãy nhớ lấy và mau mau tỉnh ngộ. Vì
“Văn minh Nhơn loại sẽ truy tố các người” (Thẩm phán Jackson-Huê kỳ ).
Hồi nhơn Sơn, 2010 Hiệu đính 2018
Để nhắc các tên đồ tể Việt Nam Hãy nhớ Toà Án Nuremberg, 20 tháng11 năm 1945.
TS Phan Văn Song