Một cuộc công trình đầy tranh cải, với nhiều bất bình, phản đối của dân Paris, hao tiền tốn của – cả 600 Tỷ euros – chỉ để mới hoàn tất việc xây dựng, Viện bảo tàng Louvres, ở thủ đô Abu Dhabi, của Liên bang các Émirats, nhà bảo tàng bị thiên hạ biểu môi gọi là « Viện Bảo tàng trên cát » nầy đã rầm rộ mở cửa đón khách ngày 11 tháng 11 năm 2017. Đây là câu chuyện một « cuộc tình không giống ai » giữa Paris và Vịnh Ba Tư.
Từ sáng sớm đã nghe tiếng rầm rì của cái máy thổi để cố xóa sạch những hạt cát cuối cùng đang bám cái vòm lưới sắt tạo ngoại hình của cái vòm mái nhà của Viện Bảo tàng tương lai, đang được dựng trên một cồn cát bơ vơ giữa lòng biển bao la. Đằng sau cái dinh cơ ấy, tới lui tấp nập, nhưng thứ tự, là những đoàn xe ủi đất, đang san bằng, để tạo cái bãi đậu xe tương lai. Xa xa tý nữa, những đoàn xe khác, trái lại, đang sắp hàng, đục, xoi những cái lỗ lớn, sửa soạn đón nhận những cây dương liễu cao lớn, sẽ bọc quanh những sân, những bãi cỏ tương lai để tạo bóng mát. Đây, tuy là một ngày đầu thu ở Abu Dhabi, nhưng không một lá vàng rơi, mà chẳng một cơn gió mát, mặc dù, biển cả bao la bao bọc cái cồn cát ấy, như một ốc đảo. Đã xế chiều rồi, mà trời vẫn nóng gắt, 36 ° C. Tý nữa, sức nóng sẽ hạ xuống, khi đêm về : 30°C.
Jean-Pierre, anh kỹ sư trách nhiệm xây cất, cũng vừa rời công trường để tiếp chúng tôi trong cái barrack-văn phòng, đầy đủ tiện nghi, và mát mẻ (do mát điều hòa không khí). Đối với anh : «Tout est OK- everything’s OK – mọi chuyện đều trôi chảy, tốt đẹp ». Công trường nhộn nhịp, «Công trường lả một quả địa cầu thu nhỏ, tôi nghe hầu như tất cả những ngôn ngữ của cả thế giới » anh cường điệu, phát biểu. Thật vậy, chổ nầy nghe tiếng của các công nhơn người Bangladesh, chổ nọ người Ấn độ, hoặc chổ kia người Pakistan, hoặc vào phòng ăn gặp người hầu bàn Mã lai Á, vào văn phòng, anh thư ký người Phi luật Tân, hay ngay tại bến đổ hàng, của các anh phu khuân vác người Việt Nam hay Tàu, hoặc ở các xưởng, hay văn phòng, thì lại gặp các thợ nhà nghề và chuyên viên như Pháp, Đức, Anh, và dĩ nhiên ngôn ngữ chung để làm việc là tiếng Anh (tự do – free English, nghĩa là không cần đúng văn phạm và ngữ pháp, miễn sao hiểu và hành việc đúng là được!).
Với Jean-Pierre, đây là lần đầu tiên, anh tiếp xúc với không khí làm việc của một Viện Bảo tàng, anh rất ngạc nhiên với cái vũ điệu cẩn thận, chậm chạp của các thùng gỗ khổng lồ, được các chuyên viên với những chiếc áo choàng trắng, với những găng tay trắng nâng niêu, cẩn thận từng cử chỉ nhỏ, rõ ràng… Nào tranh, lớn có, nhỏ có, có cả những bức khổng lồ kích thước là cả một bức tường. Nào những tượng đá, tượng nặn, tượng tạc, được đặt trên những bệ đá nặng nề… Tất cả là hàng cổ, hàng xưa, hàng quý giá… Tuổi tác trăm năm, ngàn năm ? Những kho tàng ấy, những quốc báu ấy, đang được trân trọng, sắp, đặt ngăn nắp, thứ tự, ghi tên, ghi tuổi, lý lịch, tiểu sử… đặt hoặc trong những tủ đứng, tủ nằm lộng kiếng, hoặc trên giá, trên bệ, hoặc treo trên tường.
Làm việc với công trường nầy, anh kỹ sư xây cất Jean-Pierre đã tiếp xúc và học được, được nghe rõ, nhìn rõ, được biết rõ, hiểu rõ, những tranh những tượng, những của cải bảo vật cổ xưa đầy lịch sử quý giá nấy, những vết tích lịch sử, đại diện, các nguồn văn hóa, văn minh của hầu như tất cả thế giới, với những thời đại xưa nay khác nhau, từ các nền văn minh xa xưa, như văn minh vùng Lưởng Hà – La Mésopotamie – cho đến nền nghệ thuật thời thượng, hiện đại, với những bức tranh trừu tượng của họa sĩ người Mỹ Cy Twombly !
Tan sở lúc trời đã tối mịch, vì cũng như tất cả tập tục lao động ở các xứ nhiệt đới, và vùngTrung và Cận Đông, các công trường hoạt động ngoài trời đều khởi động từ sáng sớm, nghỉ giờ nắng nóng buổi trưa, và trở lại làm việc lúc xề chiều đến thật tối, để tránh cái nóng của mặt trời khi lên cao. Jean-Pierre tan sở, thường đi ăn tối cùng các đồng nghiệp ở chợ cá, hay đi sâu vào các khu phố đầy xe cộ, để thưởng thức những món ăn ở các quán của người Phi Luật Tân. Ăn xong, trở về khách sạn, nơi ngủ trọ (dĩ nhiên, thuộc một hệ thống quốc tế lớn đầy sao và đầy tên tuổi), dỉ nhiên sẽ thay quần áo thoải mái, xuống sân trong, lội một vòng, tắm mát nơi hồ bơi nước xanh, sạch sẽ, trong mát ; dỉ nhiên ở đây, nơi tụ họp, đầy các gái chiêu đãi, dĩ nhiên ở đây, đầy rượu ngon, từ cốc-tai khai vị uống vui, đến ly rượu mạnh giãi sầu, để qua một buổi tối, để đi tìm giấc ngủ, dưỡng sức cho ngày mai lao động. Thoải mái, vì khách sạn là những nơi đặc biệt không « bị » cai quản bởi các đạo luật Hồi giáo.
(Người viết chúng tôi cũng trãi qua những thời gian làm việc ở xứ Hồi Giáo. Trên sáu tháng trời làm việc và sanh hoạt ở Riyah và Djeddah, Saudi A Rập – một tỉnh là thủ đô, và tỉnh kia là thành phố thương mại lớn nhứt cạnh Biển Đỏ, cửa ngõ vào Mecca, thành phố thánh, cách nhau gần 1000 cây số. May là chúng tôi chỉ làm việc và gặp khách hàng ở khách sạn thôi, không ở công trường ngoài trời. Thứ sáu, ngày nghỉ cuối tuần các xứ Hồi Giáo – thứ sáu là lễ thánh, nghỉ – chúng tôi rời Paris. Làm việc – bán hàng, giao hàng, lấy đơn đặt hàng, bên ấy, thật sự từ thứ bảy đến thứ hai, hoặc thứ ba, để về lại Paris để làm việc với chuyên viên, phòng nghiên cứu và nhà máy. Thứ sáu đi qua lại. Có khi ở lại A rập Saudi, khi thành phố nầy khi thành phố kia, hai tuần là lâu nhứt. Và ở Paris hai tuần cũng là lâu nhứt. Do đó, chúng tôi rất hiểu rõ không khí buổi tối ở khách sạn. Đó là cả một vấn nạn cho dân chuyên viên làm việc ở các xứ Hồi Giáo, rất dễ bị nghiện rượu )
Jean-Pierre kể chuyện với một thái độ rất cẩn thận. Cũng như các nhơn viên làm việc dưới mái vòm của Viện Louvres Abu-Dhabi, tất cả đều nhận rõ chỉ thị là phải kín miệng. « Các quan chức người Emirat buộc chúng tôi kín miệng. Viện Louvres ở Abu Dhabi sẽ là một bất ngờ, ngoạn mục » Và Jean-Pierre rỉ tai chúng tôi (nhà báo phỏng vấn) : « Đã sẳn sàng để khai trương rồi ! ». Đúng vậy, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron sẽ cùng vị Chủ tịch – Giám đốc của Viện Bảo tàng Louvres Jean-Luc Martinez sẽ đến khánh thành Viện Louvres Abu Dahbi để kịp khai trương mở cửa rước quan khách và du khách ngày 11 tháng 11 năm 2017.
1. Viện Bảo Tàng Louvres Abu Dhabi
Một Viện Bảo tàng không giống ai. Công trình xây dựng tốn cả 10 năm, chi phí tốn kém vượt dự trử : 600 Triệu euros (dự trù 100 Triệu), Viện Bảo tàng nầy thai nghén trong bảo tố.
2005, một bức thư mật đến trên bàn làm việc của Tổng thống Jacques Chirac ( hai niệm kỳ : 7 năm, 1995-2002 ; và 5 năm , 2002-2007). Ông Hoàng đương thời mong Tổng thống Pháp cho phép ông thương lượng mở một chi nhánh Viện Louvres Pháp tại thủ đô Abu Dhabi. Đây là một đề nghị táo bạo mới lạ, nên lay hoay mãi không xong, bị « chìm xuồng », đi vào quên lãng !
2008, một doanh thương người Pháp Yazid Sabeg, thân cận với Tổng thống mới Nicolas Sarkozy ( một nhiệm kỳ 5 năm 2007-2012) lập lại ý của ông Hoàng Liên Bang các Émirats có ý định nối lại hợp tác với Viện Louvres Paris. Tổng thống Sarkozy thấy hay hay, bèn hưởng ứng. Bộ Ngoại Giao nhập cuộc, chuyển qua Bô Văn Hóa, Viện Louvres Paris nhận hồ sơ, nhưng ông Chủ tịch-Giám đốc Viện bấy giờ Henri Lorette, quá bận với chương trình chi nhánh Viện Louvres ở thành phố Lens, bỏ lơ hồ sơ. Nhưng dưới sức ép vừa cả Điện Tổng thống Élysée, cùng với Điện Thủ tướng Matignon đành phải nhượng bộ chấp nhận.
Và hồ sơ được tung ra dư luận, báo chí thông tin – medias nhào vào, kẻ bàn vô thì ít, kẻ phấn khởi không bao nhiêu, nhưng người bàn ra, người chê bai thì nhiều, toàn tai to mặt lớn cả: « Văn hóa không làm thương mại ! Không ai đi xuất cảng Viện Bảo tàng cả ! » Và ở đâu ? Abu Dhabi ? Một xứ hồi Giáo ? Biết rằng, sau ngày 11 tháng 9 2001, Nửu Ước, sau khi Tòa Twin Tower bị đánh sập, các xứ Hồi Giáo không được dân Tây thích lắm !
2. Hồ Sơ Thành Dự An Với Một Khế Ước Gần 1 Tỷ Euros Cho Pháp
Nhưng, tất cả là may rủi, năm 2001, một công chức hành chánh ngành tài chánh được chuyển đến Điện Louvres, Didier Selles, ông có một ý nghĩ lạ lùng là ông đi đăng bộ tên Louvres, biến thành một sở hữu riêng Viện Bảo tàng. Tên tuy đã có từ thời các Vua Louis ở thế kỷ thứ 17 rồi, đã vào lịch sử, nhưng nay khi đã đăng bộ biến thành sở hữu riêng thì nay, ai muốn dùng tên Louvres, phải trả tiền.
Năm 2008, khi các trung gian đến thương lượng hợp tác mở một chi nhánh Louvres ở Abu Dhabi, không ai nói chuyện tiền bạc gì cả, còn viện thêm lý do rằng mở một Viện Bảo tàng bên các xứ Cận Đông là một dịp để Văn hóa Pháp đêm chuông ra rao giảng xứ người, không mua vé vào nước là tốt lắm rồi ! Và ông Didier Selles vẫn còn làm việc ở Viện, và đã là một viên chức chuyên ngành tài chánh cao cấp. Và ông có mặt trong phái đoàn thương thuyết.
Và vì ông Chủ tịch-Giám đốc đương thời cũng không hăng hái cho hồ sơ lắm. Phải thương thuyết là do các xếp lãnh đạo xử ép buộc thôi, cộng thêm cái bầu không khí các đại trí thức cũng chống. Do đó, thừa cơ hội, từ nay tên Louvres khi đã được đăng bộ ở Viện Quốc gia các Sở hữu Công nghiệp – Institut national de la Propriété industrielle rồi ; nên, nếu các ông Hoàng Emirat muốn mở Viện Louvres ở xứ các ổng, muốn xài tên Louvres, thì phải trả tiền thuê cái tên. Và thương thuyết bắt đầu trong hướng đó. Phe Pháp, vì thờ ơ, bắt buộc, nên chỉ muốn cho thuê tên 10 năm thôi. Trái lại, đã phải ra tiền nên phe A rập muốn lâu hơn.
Thỏa thuận cuối cùng 400 Triệu xài tên hiệu Louvres được 30 năm. Cộng thêm 190 Triệu, cho thuê các tranh tượng, cổ vật trong vòng 10 năm. Thêm 195 Triệu, trách nhiệm, điều hành tổ chức các cuộc triển lãm trong vòng 20 năm. Và 165 Triệu phải trả cho Tổ hợp Agence France – Muséums, một tổ hợp gồm 12 Viện Bảo tàng của xứ Pháp sở hữu chung một số bảo vật. Tóm lại gần 1 Tỷ euros ! Chịu thì chơi, không chịu thôi ! Và dĩ nhiên phe Pháp, (Ông Didier Selles ngày nay là Có Vấn thượng hạng của Viện Tối Cao Tài Chánh Pháp – Conseiller-Maître à la Cour des Comptes français) cũng ghi vào biên bản thỏa thuận rằng những số tiền trên đều phải được cập nhựt theo thời giá, và ngay lúc ký tên biên bản thỏa thuận phe mua -A Rập – phải trả tiền 175 Triệu tức thì cho quốc gia Pháp, dù chương trình có thực hiện được hay không Pháp vẫn giữ số tiền ấy !
Các vị chống đối cái dư án nầy, với cái tên đầy mĩa mai khinh bỉ «Viện Bảo tàng bằng cát » ( ý nói xây lâu đài trên cát – Bâtir un château sur du sable ) bèn lên tiếng la ó phản đối rầm rộ trước « cơn mưa tiền » đầy ấn tượng vô đạo đức nầy. Văn Hóa cao sang và Tiền Bạc bẩn thỉu không thể chung sống được!
Phe chống đối cũng có lắm kẻ kỳ thị chống A Rập, một ấn tượng ngấm ngầm trong dư luận xứ Pháp. Lúc nào cũng có, đặc biệt với không khí khủng bố hiện nay. Thật sự, thoạt đầu các ông Hoàng chỉ muốn sao lại một Viện Louvres thứ hai ở Abu Dhabi thôi. Paris sao, Abu Dhabi vậy! Và nếu Paris thành công, thì Abu Dhabi cũng sẽ thành công.
Cũng may, là nhờ các chuyên nghiệp bào tàng như cựu Chủ tịch-Giám đốc Henri Loyrette ( chức vụ từ 2001 đến 2013) nên mới có một Viện Louvres ở Abu Dhabi đẹp và đồ sộ như ngày ngay. Tuy thoạt đầu ông không mặn mà cho lắm. Phải tổ chức một Viện Bảo tàng Louvres bên Vịnh Ba tư, do cấp trên bắt buộc đó thôi. Nhưng vốn là một nhà chuyên nghiệp đầy lương tâm chức nghiệp, ông bèn suy nghĩ dựng một Viện Bảo tàng mở rộng đi từ thời Tiền Sử đến Thời Hiện đại ngày nay. Vai trò của Tổ hợp Agence France-Muséums, thành lập năm 2007 cũng không kém phần quan trọng. Tổ Hợp nầy đã mang đến cho Viện Abu Dhabi trên 600 báu vật. Những cuộc mua bán báu vật, tranh, tượng nghệ thuật ngày nay là cả một vấn đề. Thị trường mỹ thuật ngày nay rất khó nhập vào, giá cả ngày nay rất cao, người đi mua, dân tài tử thưởng thức mỹ thuật càng ngày càng đông. Vì thị trường tranh tượng bảo vật nghệ thuật cũng là một thị trường đầu tư giữ tiền. Đó đã là một phần khó, phần khó thứ hai, là sỉ diện quốc gia. Các nhà trách nhiệm người Pháp lãnh trách nhiệm, đi mua, đi tậu, các bảo vật nghệ thuật cho Viện Abu Dhabi, khi gặp một bảo vật nghệ thuật mỹ thuật, khi đứng trước một gia tài đặc sắc, lưởng lự xem mua bức tranh ấy, bảo vật ấy cho ai? Đem về cho Bảo tàng Viện người ta, Abu Dhabi? Tại sao không đem về cho xứ Pháp, cho Paris ? Thật ít nhiều, cũng có những đụng chạm. Nhiều món hàng thèm đem về cho Pháp, nhưng đành phải mua cho Abu Dhabi, vì Pháp không đủ tiền để mua. Một chuyện lạ nữa. Các ông Hoàng không chịu mua các thảm quý. Có lẽ là thế giới hằng ngày của người A Rập sanh hoạt trên thảm.
Và khi làm việc, khi hợp tác với một chế độ quân chủ, nhiều độc đoán cũng là một thử thách. Thí dụ một viên chức Pháp, được nhận việc phải qua ở làm việc thường trực – Nhiều nhơn viên Pháp chỉ qua lại, không ở hẳn. Vị nầy bèn hỏi nếu muốn tôi qua ở thường trực, tôi có thể mang vợ tôi qua không ? Chấp thuận ! Và Vợ tôi muốn làm việc hoặc tìm một chức vụ nhỏ trong Viện Bảo tàng hoặc ở một nghiệp vụ ngoài. Trả lời : Không, một phu nhơn của một vị có chức vụ ở Viện không được đi làm, phải là phụ nữ ở nhà, tề gia. Vị nầy đành không nhận việc.
3. Vinci, Van Gogh, Và Các Mặt Nạ Phi Châu
Cuối cùng, Viện Bảo Tàng Louvres đã khai trương mở cửa, sang trọng thành công. Tuy các khó khăn vẫn còn đó, nhưng các Bảo tàng Viện ở Pháp chấp nhận cuộc chơi .
Suốt trọn năm đầu, những tranh cho thuê là những tranh quả thật, rất đặc biệt : « La Belle Ferronnière – Người Đẹp Ferronnière » của Léonard de Vinci ; « La Gare Saint Lazare – Trạm xe lửa Saint Lazare » của Monet ; một « Autoportrait – Chơn Dung Tự Họa » (1887) của Van Gogh ; « La Femme au Miroir – Người đàn bà soi gương » của Titien ; và một lô các mặt nạ Phi châu ; các tượng tạc, các bảo vật và trưng bày chung với những lô riêng do Viện Abu Dhabi đã mua, tạo được như những tranh dầu của Gauguin, của Bellini,… tượng « Shiva dansant – Shiva đang múa »…
Viện Bảo tàng Abu Dhabi, Viện Bảo tàng-đô thị, musée-cité, tên gọi do kiến trúc sư Jean Nouvel, tác giả của công trình xây cất dự án nầy, « sẽ là chất súc tán mạnh nhứt đề đem nguồn du lịch đến cho Abu Dhabi ». Năm qua 2016, Liên bang các Émirats đã nhận 4,4 Triệu du khách đến thăm, Ấn độ, Anh, và Tàu theo thứ tự đông đến ít.
Kỹ nghệ du lịch có thể thay đổi chế độ quân chủ độc tài nầy không ? Theo nhà nghiên cứu của Trường Đại học Sư Phạm Pháp – École normale Supérieure, tác giả cuốn sách rất hay « Tấm gương các ông Hoàng A rập, Bảo tàng Viện và Chánh trị trong các tiểu bang vùng vịnh Ba tư – Miroir des cheikhs, Musée et politique dans les principautés du golfe Persique – nxb PUF, Paris » : nhưng ta đang thấy rõ : « một sự tách rời hẳn-déconnexion giữa tự do văn hóa và chánh trị. Không phải vì ngày nay quý bạn có thể uống rượu, và gặp ,một người phụ nữ không che mặt, tại buổi lễ khai trương một phòng triễn lãm tranh nghệ thuật hiên đại, mà bạn xem đó là một dấu hiệu của một chế độ đã được dân chủ hóa ».
Những năm tới sẽ cho chúng ta rõ, vai trò thật sự của Bảo tàng Viện Abu Dhabi. Trong khi chờ đợi, ngay tại nhà anh láng giềng A Rập Saudi, ông Hoàng Mohammed Ben Salman, (vị Vua tương lai) phát biểu rằng trong chương trình một dự án lớn, tên là là « Tầm Nhìn 2030 –Vision 2030 », sẽ cho xây một Viện Bảo Tàng nghệ thuật A rập lớn nhứt thế giới nội trong thập niên 2020 nầy (Chỉ còn 2 năm nữa thôi).
Dần dần các mỏ dầu sẽ đóng cửa, dần dần các quốc gia dầu mỏ Cận Đông cũng sẽ phải chuyển hướng đi vào Công nghiệp Nghệ Thuật !
Còn Việt Nam ta ? Chừng nào mới có một Viện Nghệ thuật ? Chừng nào có một Viện Bảo tàng nghệ thuật ? Hằng ngàn Tiến sĩ có bao nhiêu nhà nghiên cứu Nghệ Thuật ? Một quốc gia có một tỷ lệ Tiến sĩ nhiểu hơn nước Pháp, sao không có một Bảo Tàng Viện cở Musée Guimet, chuyên về Nghệ Thuật Đông Nam Á.
TS Phan Văn Song và Gia Đình
Kính Chúc Quý Thân Hữu
CUNG CHÚC TÂN XUÂN MẬU TUẤT
VẠN SỰ NHƯ Ý