Bản tin nói:
“Với việc “thổi giá” thiết bị lặn gấp 1.300 lần để rút tiền Nhà nước, vị cựu Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II và 2 đồng phạm đã bị cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, Vũ Quốc Hảo nguyên là Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II (viết tắt là ALCII) – trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quá trình điều hành hoạt động, với mục đích rút tiền của Nhà nước, Vũ Quốc Hảo đã chủ động bàn bạc với Khương Minh Hiệp – Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đại Phú Gia và một số đối tượng thành lập Công ty cổ phần Cát Long Hải.
Ban đầu, Công ty Cát Long Hải do Phạm Minh Tuấn là Chủ tịch Hội đồng quản trị và em họ Vũ Quốc Hảo là Vũ Hùng Sơn làm Giám đốc. Theo giấy đăng ký, Công ty Cát Long Hải có vốn điều lệ là 16 tỉ đồng nhưng thực chất toàn bộ số tiền trên do Vũ Quốc Hảo đi vay mượn của các đơn vị, cá nhân.
Cùng thời gian này, qua mối quan hệ làm ăn, Hảo quen với ông Kochi (người Nhật Bản). Biết ông Kochi có tàu lặn Tinro 2 (sản xuất năm 1975), Hảo nảy sinh ý định sử dụng tàu này làm tài sản bảo đảm để ký hợp đồng thuê tài chính với ALCII nên thỏa thuận để ông Kochi đưa tàu lặn làm tài sản góp vốn vào Cát Long Hải.
Khi ông Kochi cho biết tàu Tinro 2 không có hồ sơ pháp lý, Hảo cho biết sẽ nghĩ cách hợp thức hóa con tàu trên cho Công ty Cát Long Hải. Sau đó, Hảo chi tiền thuê tàu Hải Dương 9 chở tàu Tinro 2 ra tận địa phận cảng Cửa Cấm (Hải Phòng) cố ý tạo tình huống cho con tàu này bị bắt giữ.
Sau đó, Tinro 2 được Sở Tài chính Hải Phòng xử lý bán thanh lý tang vật theo quy định, không qua đấu giá. Hảo chỉ đạo Tuấn làm thủ tục xin mua lại Tinro 2 với giá 100 triệu đồng và tiến hành hoàn thiện thủ tục pháp lý theo kế hoạch.
Do tàu Tinro 2 trị giá chỉ 100 triệu đồng nên Hảo tiếp tục thông đồng với Hoàng Lộc (Tổng giám đốc công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam) và Lê Phúc Đức (Giám định viên) để “thổi giá” con tàu này lên gấp hơn 1.300 lần – thành 130 tỉ đồng.”
Tòa án do vậy đã tuyên phạt 3 bị cáo Vũ Quốc Hảo, Phạm Minh Tuấn, Hoàng Lộc cùng mức án tử hình về tội “tham ô tài sản”, 4 bị cáo lãnh án chung thân, các bị cáo còn lại lãnh án từ 15 đến 20 năm tù.
Đó chỉ mới rút ruột bằng cách thổi giá lên 6 triệu USD.
Vậy còn hồ sơ Vinashin mất 600 triệu USD thì sao? Vì sao không điều tra tới nơi tới chốn, lại cho sáp nhập Vinalines rồi xóa hồ sơ cũ?
Vậy rồi mới năm ngoaí, năm 2014, lộ ra thông tin Công ty Bio-Rad Laboratories Inc của Mỹ trả 2,2 triệu USD tiền hối lộ cho các quan chức Việt Nam trong nhiều năm để giành hợp đồng y tế… mà là do phía Mỹ làm lộ…. vậy mà phía Bộ Y Tế VN không chịu điều tra tới nơi tới chốn.
Rồi mới đây là hoô sơ hãng thép POSCO của Hàn quốc cũng phải lập quỹ đen để hối lộ quan chức VN.
Rồi Nhật Bản nói rằng tiền ODA viện trợ cho VN bị tham nhũng…
Rồi cũng êm, mới lạ.
Ba án tử hình ở trên, hẳn là không biết đường mà chạy án vậy.