Cách mạng đang chuyển mình tiến lên trong thế giới Á-Rập? Không có gì lạ cả, theo ông Jacques Attali. Hãy cùng ông ta xem xét lại những điều kiện đưa đến sự thành công của một cuộc cách mạng.
Không có gì được mong đợi nhiều hơn là cuộc cách mạng hoa nhài. Cũng không có gì khó có thể đoán trước đuợc hơn là ngày nào thì cuộc cách mạng đó sẽ xảy ra. Thật vậy, tối thiểu là từ hai muơi năm nay, ai cũng biết là chủ nghĩa dân chủ đã và đang tiến lên khắp nơi trên thế giới. Không phải vì các tác động chính trị, mà vì kinh tế thị truờng. Ít ra là trên mặt lý thuyết: ta biết rằng, từ các phân tích lịch sử nuớc Anh mà Marx đã làm, thị trường tạo nên những điều kiện mà từ đó dân chủ có thể xuất hiện. Lý do là thị trường đẻ ra giai cấp tư sản, mà giai cấp này thì cần an toàn pháp định và tự do sáng tạo và đổi mới. Trong đề tài này cũng như trên nhiều lãnh vực khác, lý thuyết của tác giả Tư Bản Luận đã được minh chứng. Trước là ở Âu Châu và Tây Phương, sau đó là ở Đông Phương, rồi Nga, rồi Nam Mỹ, và sau cùng ở từng mảng lớn tại Phi Châu và Á Châu.
Một bộ phận lớn của hai lục địa sau này và hầu như toàn thể thế giới Á-Rập cho đến lúc đó đã không có những nền móng cho dân chủ. Một số chuyên gia rổm, chấn động bởi cuộc cách mạng bị đổi hướng ở Iran, cuộc thảm sát ở quãng trường Thiên An Môn, những khó khăn ở Miến Điện, đã nông nổi đề xuất và biện hộ cho quan điểm là chế độ độc tài chính là tương lai! Và chủ nghĩa đân chủ sẽ sớm thụt lùi ở mọi nơi, nhất là khi đối đầu với chủ nghĩa tôn giáo cơ bản.
Ngược lại, những gì vừa xảy ra tại Tunisie chứng minh được những gì mà Marx đã hiển thị vẫn còn có giá trị: nuớc Tunisie, sau khi đã chuyển sang kinh tế thị truờng, chỉ có thể trở thành một nước dân chủ. Và sau Tunisie, sẽ là Ai Cập, Việt Nam, Trung Quốc, các nước Phi Châu vùng dưới sa mạc Sahara, và, sau một khoảng thời gian thật dài, bởi vì nên kinh tế thị trường ở các nuớc đó vẫn còn chập chững, là Algerie và Syrie.
Dù thế, Marx đã không thể tiên đoán được thời điểm và chiến thuật. Dù rằng ông đã có suy nghĩ, bắt đầu từ trường hợp Công Xã Paris, về những cách mà một cuộc cách mạng có thể bị dập tan trong trứng nước hay trôi trượt về một chế độ độc tài.
Nước Pháp đặc biệt quan tâm đến cuộc tranh luận này, vì một số lớn những nuớc chưa định được như đã nêu trên là những thuộc địa cũ nay vẫn còn nói tiếng Pháp.
Trước tiên, ta phải đánh giá những điều kiện theo đó cách mạng sẽ thành công. Thực tế là, để cho một cuộc cách mạng tự chuyển đổi thành một nền dân chủ thực sự, cuộc cách mạng đó phải hội đủ năm điều kiện:
1. một giai cấp tư sản đã thành hình và có sức mạnh,
2. một quân đội thế tục dân sự,
3. một tuổi trẽ không còn có gì để mất nữa,
4. sự thiếu vắng một nhà lãnh đạo được lòng dân và có khả năng thu hút quần chúng, và
5. một môi truờng quốc tế thuận lợi.
Cách mạng khi thành công mang lại nhiều đổi thay, và khi cách mạng thành công, nước Pháp phải biết cách đi kèm theo các thay đổi đó. Và, để có thể làm được như thế, nuớc Pháp phải nói, và nói lớn và mạnh mẽ, rằng chỉ có dân chủ là hệ thống độc nhất có thể chấp nhận đuợc, rằng một lảnh tụ không thể ngồi lỳ cầm quyền liên tục hai muơi năm, và lại càng không thể truyền lại quyền chức cho con trai mình. Nói cho cùng, nuớc Pháp phải nói nước Pháp là nguời bạn của một quốc gia, chứ không phải là bạn của một tổng thống, dù rằng khi nói như thế, có thể phưong hại, trong đoản kỳ, đến quyền lợi của các doanh nghiệp của nuớc Pháp.
Sau cùng, để có thể hiểu được những gì đang vận hành trong từng quốc gia đã kể trên, nuớc Pháp phải xử dụng những mạng lưới lớn lao và chằng chịt đại diện cho, ngay trên đất nước Pháp, những cộng đồng di dân (họ biết rất nhiều hơn về những gì đang xảy ra trên quê hương cũ cũa họ so với những nhà ngoại giao Pháp), và những người Pháp sống ở nước ngoài (họ cũng vậy, họ biết nhiều hơn là các nhà ngoại giao Pháp về những gì đang xảy ra tại các quốc gia mà họ đang cư ngụ).
Chúng ta hảy hy vọng là người ta sẽ không quên những bài học trên trước khi cuộc cách mạng sắp tới xảy ra, dù đó là cuộc cách mạng hoa giấy, hay là cuộc cách mạng cây sậy…
Chấn Minh
[Chuyển ngữ: “La Tunisie, et après?” Jacques Attali, L’Express, 19 Janvrier 2011]
Nguồn: http://www.lexpress.fr/actualite/monde/afrique/la-tunisie-et-apres_953960.html
La Tunisie, et après?
La révolution est en marche dans le monde arabe? Rien d’étonnant pour Jacques Attali. Retour sur les conditions du succès d’une révolution.
Rien n’était plus attendu que la révolution du jasmin. Rien n’était moins prévisible que la date de son déclenchement. Tout le monde sait, en effet, depuis vingt ans au minimum, que la démocratie est en marche dans le monde entier. Non par le jeu du politique, mais par l’économie de marché. Au moins en théorie : on est conscient, depuis l’analyse de l’histoire anglaise par Karl Marx, que le marché crée les conditions de l’émergence de la démocratie. Parce qu’il donne naissance à une bourgeoisie, qui a besoin de sécurité juridique et de liberté d’innovation. Sur ce sujet comme sur beaucoup d’autres, la théorie de l’auteur du Capital est avérée. D’abord en Europe, d’abord de l’Ouest, puis de l’Est, en Russie, en Amérique du Sud, enfin dans des pans entiers de l’Afrique et de l’Asie.
Une grande partie de ces deux derniers continents et la quasi-totalité du monde arabe restaient jusqu’alors privés des bases de la démocratie. Certains pseudo-experts, traumatisés par la révolution détournée en Iran, le massacre de la place Tiananmen et les difficultés birmanes, allaient jusqu’à soutenir que la dictature est l’avenir ! Et que la démocratie reculerait bientôt partout, notamment devant le fondamentalisme religieux.
Ce qui vient de se passer en Tunisie prouve au contraire que la démonstration de Marx reste valable : la Tunisie, passée à l’économie de marché, ne pouvait que devenir une démocratie. Et après elle, ce sera le cas de l’Egypte, du Vietnam, de la Chine, de l’Afrique subsaharienne et, bien plus tard, parce que l’économie de marché y est balbutiante, de l’Algérie et de la Syrie.
Cependant, Marx ne pouvait prévoir ni le moment ni la tactique. Même s’il avait réfléchi, à partir du cas de la Commune de Paris, à la façon dont une révolution peut avorter ou déraper vers une dictature.
La France est particulièrement concernée par ce débat, parce que nombre de ces pays incertains sont ses anciennes colonies, qui demeurent francophones.
D’abord, il lui faut évaluer les conditions du succès de la révolution. De fait, pour qu’une révolution se transforme en une réelle démocratie, elle doit réunir cinq conditions.
1. Une bourgeoisie formée et puissante.
2. Une armée laïque.
3. Une jeunesse n’ayant rien à perdre.
4. L’absence de leader populiste charismatique.
5. Un environnement international favorable.
Lorsque le succès est possible, la France doit savoir accompagner ces changements. Et, pour cela, elle doit dire, haut et fort, que la démocratie est le seul système tolérable, qu’un leader ne peut rester vingt ans au pouvoir et qu’il ne peut pas réserver sa succession à son fils. Elle doit dire, enfin, qu’elle est l’amie d’une nation et non d’un président, même si cela peut nuire, brièvement, aux intérêts de nos entreprises.
Enfin, pour bien comprendre ce qui se joue dans chacun de ces pays, la France doit utiliser les formidables réseaux que représentent, sur notre sol, les diverses communautés d’immigrés (ils en savent beaucoup plus que les diplomates français sur ce qu’il se passe dans leurs pays d’origine) et, à l’étranger, les considérables groupes de Français expatriés (ils en savent, eux aussi, plus que les diplomates sur ce qu’il se déroule dans leurs pays de résidence).
Espérons qu’on n’oubliera pas ces leçons avant la prochaine révolution, des bougainvillées ou du roseau…
Jacques Attali
L’Express, 19 Janvrier 2011
Source:http://www.lexpress.fr/actualite/monde/afrique/la-tunisie-et-apres_953960.html