- Nga bớt quan tâm tới tương lai của Tổng thống Syria al-Assad khi đang có dấu hiệu bắt tay với Mỹ.
Hãng tin BBC dẫn thông báo của Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay việc Mosscow không quan tâm Tổng thống Bashar al-Assad có giữ lại ghế của mình hay không.
Khi được hỏi liệu việc Tổng thống Syria Assad giữ ghế có phải là vấn đề nguyên tắc đối với Nga hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định: “Chắc chắn là không, chúng tôi chưa bao giờ nói thế. Chúng tôi không nói rằng ông Assad nên ở lại hay ra đi. Việc thay đổi chế độ ở Syria có thể trở thành thảm họa không chỉ ở địa phương mà còn gây ra vấn đề về người tị nạn như hiện nay, và có thể trở thành một hố đen khổng lồ”.
Tương lai của Tổng thống Syria al-Assad về đâu nếu Nga bỏ mặc?
Phát biểu trên đài phát thanh Ekho Moskvy, Người phát ngôn bộ ngoại giao Nga nói thêm rằng vấn đề tại vị của ông Assad không đóng vai trò quan trọng đối với Nga.
Bà Maria cũng tái khẳng định, chính người dân Syria sẽ quyết định số phận của Tổng thống Assad cũng như tìm ra người lãnh đạo cho mình.Phát biểu trên đài phát thanh Ekho Moskvy, Người phát ngôn bộ ngoại giao Nga nói thêm rằng vấn đề tại vị của ông Assad không đóng vai trò quan trọng đối với Nga.
Hiện tại Nga và Iran đều cùng là đồng minh của ông Assad và đều cần phải hợp tác Syria.
Hồi cuối tháng 9, Nga bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria theo yêu cầu của chính quyền Damascus. Tổng thống Assad có chuyến thăm Nga bất ngờ hồi tháng 10 để bày tỏ lòng cảm ơn trước sự hỗ trợ của Moscow.
Nga bỏ Assad, bắt tay Mỹ và đối lập Syria
Trong khi đó, nhiều động thái cho thấy Nga bắt tay với Mỹ và đối lập Syria.
Hôm 3/11, các chiến đấu cơ của Mỹ và Nga đã cùng nhau phối hợp thành công chuỗi hành động tránh tai nạn trên không khi đang triển khai hai chiến dịch không kích riêng rẽ.
Theo Jeff Davis, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết, cuộc diễn tập giữa phi cơ Nga và Mỹ diễn ra ở khu vực Trung Nam Syria, kéo dài trong 3 phút và đã “đạt mục tiêu như dự kiến”.
Ông Andrei Kartapolov, Tổng chỉ huy chiến dịch quân sự của Nga tại Syria cũng khẳng định, cuộc diễn tập bắt đầu lúc 8h GMT.
Reuters cũng cho biết, một quan chức quốc phòng Mỹ nói rẳng hai phi cơ đã bay cách nhau 8 km và Lầu Năm Góc khẳng định, hoạt động trên được thực hiện theo quy trình an toàn Nga và Mỹ mới nhất trí, không phải là “tập trận”.
Nga và Mỹ hôm 20/10 ký “bản ghi nhớ về nhận thức chung” nhằm giảm xung đột trong các chiến dịch không kích hai nước triển khai ở Syria.
Bên cạnh đó, Nga cũng đang có hành động thân mật với nhóm đối lập Syria và cùng nhau lập ra nhóm điều phối chống IS.
Hãng Tass ngày 4/11 dẫn lời Tướng Andrei Kartapolov, đại diện Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga cho biết Nga và lực lượng đối lập Syria đã chung nhau lập nhóm điều phối. Song đây là đầu tiên Nga công khai có sự phối hợp giữa các nhóm đối lập kể từ khi chính thức can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Syria.
Anh hụt bước tham chiến ở Syria
Trong một diễn biến có liên quan tới tình hình Syria, Thủ tướng Anh David Cameron mới đây đã buộc phải hủy ý tưởng đưa không quân nước này sang Syria tham gia chiến dịch tiêu diệt IS ở Syria.
Nguyên nhân được tờ The Times đăng tải cho biết do tương quan lực lượng trên chính trường nước Anh hiện nay không cho phép vị Thủ tướng đảm bảo bản dự thảo trên được thông qua nếu đưa ra tranh luận tại Quốc hội. Nguồn tin cao cấp trong Chính phủ Anh tiết lộ với The Times cho rằng, mâu thuẫn với phe Công Đảng và Đảng dân tộc Scotland không thể giúp ông cùng Đảng Bảo thủ thông qua bản dự thảo dù chiếm số ghế đông hơn trong Quốc hội.
Theo Martin Sampson- Chỉ huy lực lượng Không quân Anh đang tiến hành không kích ở Iraq, việc Anh quyết định không tham gia các chiến dịch không kích ở Syria sẽ khiến tương quan lực lượng ở Syria có nhiều thay đổi.
Trước đó, ông Cameron đã không ít lần bày tỏ mong muốn của mình trong việc nâng cao vai trò của Anh trong liên quân do Mỹ đứng đầu trong tiến trình giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Syria.
Tuy vậy, đối mặt với tình hình hiện tại, không được phép tham gia không kích ở Syria, Chính phủ Anh sẽ tập trung tăng cường các nỗ lực để tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở đất nước Trung Đông này.
Thạch Tú