Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
“Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải hét thật to vào mặt nhau ?”
Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời:
“Bởi vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!”
Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:
“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”
Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng.
Sau cùng ông bảo:
“Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”
Ngưng một chút, ngài lại hỏi:
“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”
Rồi ngài lại tiếp tục:
“Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì ..”
Ngài kết luân:
“Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau…
Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !”
Người Hiền
GHI CHÚ
Hiền triết hay Hiền nhân là người có đức hạnh tài năng, thông thái, tử tế, rộng lượng. tiếng Pháp gọi là “Le Sage”, còn tiếng Ấn Độ, trong Phạn điển/Sanskrit/Hinduism/Sikhism/Buddhism, gọi là Guru.
A guru (Sanskrit: गुरु) is one who is regarded as having great knowledge, wisdom and authority in a certain area, and who uses it to guide others (teacher). In sanskrit “gu” means darkness & “ru” means light. As a principle for the development of consciousness it leads the creation from unreality to reality, from the darkness of ignorance to the light of knowledge. In its purest form this principle manifests on earth as a divine incarnation (saint), a person with supreme knowledge about God and all creation. Other forms of manifestation of this principle also include parents, school teachers, non-human objects (books) and even one’s own intellectual discipline.
In the religious sense the term is commonly used in Hinduism and Sikhism, as well as in Buddhism and new religious movements. Finding a true guru is often held to be a prerequisite for attaining self-realization. Guru Nanak, founder of the Sikh religion said: “Even if a thousand suns and moons rose, they would be unable to remove the darkness of ignorance within the heart. This can only be removed through the grace of the Guru.”
In contemporary India, Indonesia, and the Philippines, the word “guru” is widely used with the general meaning of “teacher”. In Western usage, the meaning of guru has been extended to cover anyone who acquires followers, though not necessarily in an established school of philosophy or religion. In a further Western extension, guru is used to refer to a person who has authority because of his or her perceived secular knowledge or skills, such as in business.
2 Comments
P.Trinh
Baì này đã giúp cho tôi hiêũ rõ lòng mình và lòng “ngươì” hơn trước và cũng có thể giúp tôi “chỉnh” laị lòng mình.
admin
Việt Thức sẽ cùng MayNgan tìm hiểu và xây dựng lòng người…tử tế, trong cuộc hành trình tiếp nối, hội nhập. LNĐạt