Kính thưa Quí Vị,
Từ hai năm qua, vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 tôi đều đóng góp một bài viết về nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Với hai bài „Thời nào Dân Việt sướng nhất“ chúng ta đã cùng so sánh đời sống đại đa số dân chúng trong ba thời kỳ Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng hoà và XHCN. Kết quả cho thấy, mặc dù dưới thời Đê Nhất Cộng hoà số tiền viện trợ ngoại quốc vào Việt Nam thấp nhất nhưng tiền lương người dân lao động, là thành phần chiếm đa số trong xã hội Việt Nam, cao trội hơn một cách rõ ràng với Đệ Nhị Cộng hoà và đặc biệt là với thời XHCN, mặc dù khoảng cách đã gần 50 năm.
Nhân tìm được trong thư viện một trường Đại học Đức “Bản Tuyên Bố của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà ngày 26.04.1958 về thắc mắc trong vấn đề tái thống nhất đất nước” bằng tiếng Đức, tôi “ngấu nghiến” đọc và nhận thấy Bản Tuyên Bố có lập luận chặt chẽ, lời lẽ nhẹ nhàng nhưng diễn được suy nghĩ đanh thép của những người lãnh đạo thời đó. Những lập luận luôn được kèm theo thí dụ các sự kiện đã xảy ra làm người đọc, cho dù chưa sống dưới chế độ cộng sản, cũng có thể hiểu được thực trạng của chế độ cộng sản và lý do nào khiến người cộng sản miền Bắc đã chia đôi đất nước và sau đó đòi hỏi một cuộc tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nườc với một Việt Nam Cộng Hoà tự do và trù phú chỉ sau gần 4 năm tái kiến thiết sau ngày Hiệp định Genève được ký kết.
Một điều đáng chú ý là năm 1958 Việt Nam Cộng hoà chưa có Đại sứ, mới chỉ có Sứ Thần tại CHLB Đức, nhưng các Vị Tiền bối cũng đã cho dịch dịch Bản Tuyên bố của Chính phủ ra tiếng Đức và cho phổ biến đến các trường đại học. Qua đó cho thấy, Bản Tuyên bố này đã được phổ biến ở nhiều quốc gia khác nơi VNCH có cơ sở ngoại giao.
Do tầm quan trọng của Bản Tuyên bố, tôi dịch bản Tuyên bố trên ra tiếng Việt để mọi người chúng ta cùng tham khảo và hãnh diện rằng, nước Việt Nam đã một thời có những người lãnh đạo đất nước không những chỉ thực sự vì nước vì dân mà còn rất khôn ngoan. Với đường lối chính trị và phương thức đấu tranh của Chính phủ Đệ nhất VNCH, chắc chắn miền Nam đã không rơi vào tay người cộng sản mà ngược lại có lẽ cả nước Việt Nam ngày nay đã được thống nhất theo mô hình của Đức và người dân Việt không phải lam lũ làm tôi mọi cho giai cấp thống trị mại bản đỏ, người con gái Việt không phải vong thân cho ngoại bang dày vò thể xác để mong được sống qua ngày, mà chúng ta đã là những con người tự tin, hiên ngang như các dân tộc Nhật bản, Đại hàn, Đài loan, Singapore vv….
Công việc dịch ra tiếng Việt từ ngoại ngữ chắc chắn không thể diễn tả hoàn toàn hết được ý tưởng của bản văn tiếng Việt. Xin Quí Vị niệm tình tha thứ nếu có sơ xót.
Kính mến
Nguyễn Hội
Vietnamese refugees left the newly created communist North Vietnam during Operation Passage to Freedom (October 1954).
Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 26 Tháng 4 năm 1958 về thắc mắc trong vấn đề tái thống nhất đất nước
Trong bức thư đề ngày 7 tháng ba năm1958, được sử dụng với mục đích tuyên truyền – bởi vì văn bản được phát đi ngay lập tức bởi Đài phát thanh Hà Nội và Đài phát thanh Bắc Kinh – Nhà chức trách Hà Nội đưa đề nghị „thiết lập quan hệ bình thường“, đề nghị xem xét vấn đề tái thống nhất đất nước, hạn chế quân sự và giao thương giữa hai vùng.
Mặc dù đồng bào chúng tôi ở miền Nam và miền Trung Việt Nam đã được thông báo về tính chất lừa đảo của tuyền truyền cộng sản, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng phải có trách nhiệm giải thích cho đồng bào ở miền Bắc, những người đang bị cô lập với mọi thông tin xác thực và dư luận thế giới, các mâu thuẫn giữa tuyên bố và hành động của nhà chức trách Hà Nội cùng thực trạng bất lương về những cáo buộc của họ.
Vấn đề thống nhất đất nước và cuộc bầu cử chung
Xin nhớ rằng, Chính phủ chúng tôi đã luôn luôn bảo vệ sự thống nhất của đất nước. Trong Hội nghị Genève năm 1954, phái đoàn Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ chống lại ý định của cộng sản Việt Nam. Phái đoàn chúng tôi đã chống việc chia ly tạm thời của đất nước. Chúng tôi đã đề xuất việc thu các đơn vị quân sự của cả hai bên vào một số khu vực hạn chế và sau đó tổ chức cuộc bầu cử tự do dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Phái đoàn Cộng sản đã bác bỏ đề nghị trên, họ đòi hỏi chia đất nước từ vĩ tuyến 17 nhằm đạt dân số trội hơn miền Nam. Sau cuộc trốn chạy của hơn một triệu người tị nạn về miền Nam, tại miền Bắc vẫn còn hơn 13 triệu người so với 11 triệu người dân sinh sống trong miền Nam.
Nhờ vào chế độ công an trị và quân đội lớn hơn so với Việt Nam Cộng hòa, cộng sản tin rằng họ có thể ép dân chúng miền Bắc, dân số cao hơn, bỏ phiếu bầu cho họ ngõ hầu chế độ cộng sản có thể thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam và như thế, nền hoà bình trong vùng Đông Nam Á sẽ bị đe doạ.
Từ ý tưởng này người cộng sản đòi hỏi thực hiện một cuộc Phổ thông đầu phiếu tại Việt Nam, trong khi họ luôn từ chối các cuộc bầu cử tự do tại Đức và Đại Hàn, bởi vì trong hai quốc gia này dân số trong vùng họ kiểm soát ít hơn so với các khu vực tự do; do đó họ không có cơ hội để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
Thái độ mâu thuẫn của cộng sản về vấn đề thống nhất đất nước ở các quốc gia bị phân chia cho thấy động cơ thầm kín của họ nhằm thực hiện những cuộc bầu cử không tự do và không thành thật.
Mặc dù nhà chức trách Hà Nội đòi hỏi cuộc bầu cử chung, nhưng họ lại không tổ chức một cuộc bầu cử tự do trong vùng tạm kiểm soát của mình để canh tân cái gọi là Quốc hội của họ. Quốc hội này bao gồm một số thành viên được chỉ định và một số thành viên được bầu trong sự hỗn loạn của năm 1946, hiện nay phải đối mặt với thực tế là một số thành viên đã bỏ chạy về miền Nam. Theo quy định trong Hiến pháp của họ, một bản Hiến pháp được hoàn thành không có sự tranh luận, trong một phiên họp chỉ kéo dài có một ngày, thì nhiệm vụ những đại biểu của Quốc hội này đã được chấm dứt từ hơn 8 năm nay rồi. Cộng sản Việt Nam do đó đã không tôn trọng hiến pháp của chính họ. Đồng thời họ đã thiết lập chế độ Cộng sản ở miền Bắc, mà không trưng cầu ý dân. Và họ không bao giờ trưng cầu dân ý vì họ biết rằng dân chúng sẽ không bao giờ chấp nhận cái chế độ này.
Chính phủ chúng tôi đã tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23 Tháng 10 năm 1955́, dựa theo đó chế độ cũ được bãi bỏ và chế độ Cộng hòa đã được thành lập. Sau đó chính phủ chúng tôi đã tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 3 năm 1956 ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Quốc hội này đã soạn thảo và thông qua một bản Hiến pháp. Hiến Pháp này đã được công bố sau đó.
Những tổ chức dân chủ và các tiến bộ mà chính phủ chúng tôi đã đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, đã được cảm thông của cả thế giới. Đến ngày hôm nay đã có 56 quốc gia công nhận chính phủ chúng tôi, duy trì quan hệ ngoại giao với chúng tôi, hoặc đã đề nghị chúng tôi được gia nhập Liên Hiệp Quốc. Nhà cầm quyền cộng sản ở miền Bắc chỉ được sự công nhận của khoảng 10 chính phủ cộng sản. Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của Việt Nam Tự Do đã được tăng đáng kể: Nước chúng tôi hiện nay là thành viên của 33 tổ chức quốc tế và Sài Gòn được chọn là trụ sở của nhiều hội nghị quốc tế.
Do đó, rất kỳ lạ khi thấy những người có trách nhiệm phân chia đất nước, không dám tiến hành bầu cử trong vùng tạm kiểm soát của họ và sau đó lại đổ lỗi cho chính phủ chúng tôi từ chối thống nhất đất nước và từ chối bầu cử chung.
Vấn đề về giao thông đi lại giữa liên khu vực tự do
Nhà chức trách Hà Nội đã dấu không thông tin cho người dân miền Bắc biết, rằng người dân có quyền chọn lựa khu vực để sinh sống. Với chế độ khủng bố, họ đã ngăn cản các chuyến di tản của dân chúng miền Bắc; họ đã dùng bạo lực bắt giữ thân nhân những người đã di cư về miền Nam. Tại Ba-Làng và Lưu-Mỹ họ đã nổ súng đàn áp những người đã cố gắng đi đến khu vực tự do.
Họ cũng đã rút ngắn thời gian cho tự do giao thông liên vùng và tự do lựa chọn vùng sinh sống, qua việc qui định thời hạn vào ngày 19 Tháng 5 năm 1955. Sau thời gian này, chính phủ chúng tôi đã đề nghị gia hạn thời gian giao thông liên vùng tự do. Nhưng nhà chức trách Hà Nội muốn hủy bỏ càng nhanh càng tốt sự liên kết giữa hai khu vực, nhằm ngăn chặn các chuyến tỵ nạn về miền Nam và luôn bày tỏ ý đồ xấu xa này của họ. Do đó nhà chức trách Hà Nội đã chỉ gia hạn thời gian di tản thêm hai tháng, tức là đến ngày 20 Tháng 7 năm 1955, và trong hai tháng đó họ đã chỉ cung cấp một chiếc thuyền cho những người muốn về miền Nam.
Bất chấp mọi nỗ lực để ngăn cản việc di tản, bất chấp bị khủng bố và trù dập bằng bạo lực và cho dù thời hạn được di tản rất ngắn ngủi, nhưng gần một triệu đồng bào từ miền Bắc đã di cư về miền Nam thành công. Mặc dù đồng bào của chúng tôi ở phía bên kia vĩ tuyến 17 bị mất quyền tự do di chuyển ngay cả trong khu vực sinh sống của mình, ngày nay họ vẫn còn chạy trốn về miền Nam bằng cách vượt dẫy núi Trường Sơn[1], hoặc trong các chiếc thuyền mỏng manh dọc bờ biển. Một số người không may mắn bị rơi vào tay cộng sản và bị giết, hoặc đã bị tra tấn tàn nhẫn. Những người khác đã chết vì kiệt sức trong rừng sâu hoặc là nạn nhân của các cơn bão biển.
Hiện nay có 81 123 người và 1955 gia đình đã tự, hoặc qua đại diện của họ, làm đơn yêu cầu được di tản vào miền Nam. Yêu cầu của họ đã được giao cho Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến. Nhưng nhà chức trách Hà Nội phản đối những yêu cầu này.
Ngoài ra, còn có một số gia đình từ miền Trung và miền Nam Việt Nam đã đòi hỏi cho anh em, chồng con họ, những người đã bị cộng sản dùng bạo lực bắt cóc đưa về miền Bắc, phải được hồi hương. Tổng số đơn yêu cầu về việc này là 11.196, đã được chuyển tiếp đến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến. Ngoài các đơn kiện này, còn có rất nhiều trường hợp khác được gửi trực tiếp đến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, và số lượng đơn của những trường hợp này không bao giờ được công bố. Qua sự phản đối, chống lại những yêu cầu của người dân được nêu trên, nhà chức trách Hà Nội phải gánh trách nhiệm về tình trạng đau đớn vì chia ly của các gia đình này. Sau khi cộng sản cấm đoán người dân tự do đi lại ngay cả trong khu vực miền Bắc Việt Nam và ngăn chặn những người muốn di tản đi xa, bây giờ thì họ lại rêu rao, tuyên truyền là „tự do đi lại“ và „khôi phục lại mối quan hệ bình thường“.
Vấn đề cắt giảm lực lượng quân sự
Từ 3 năm qua nhà chức trách Hà Nội luôn luôn cổ võ cho hòa bình. Nhưng hành động của họ luôn tương phản lớn với chủ đề tuyên truyền của họ.
Họ đã không dừng lại mà luôn tăng cường lực lượng quân sự và nâng cấp trang bị vũ khí kể từ sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực và như vậy là vi phạm Hiệp định Genève do chính họ đã ký kết.
Cần quan tâm đến một giác thư của chính phủ Vương quốc Anh gửi cho Liên Xô ngày 9 Tháng 4 năm 1956. Là đồng chủ tịch của Hội nghị Genève, chính phủ Anh đã cáo buộc chính quyền Hà Nội, kể từ khi ngừng chiến đến nay họ đã tăng cường lực lượng quân sự từ 7 lên 20 sư đoàn.
Ngoại trưởng Pháp tháng 3 năm 1958 cho biết, rằng nhà chức trách Hà Nội đã gia tăng quân đội lên đến 350.000 quân và công an, cảnh sát lên tới 200.000 người.
Họ cũng đã nhập cảng vũ khí từ các nước cộng sản để tăng cường lực lượng quân sự của họ. Trong ba năm qua họ đã không tôn trọng Hiệp định Genève, bởi vì họ chưa bao giờ thông báo cho Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến về việc nhập cảng vũ khí vào Việt Nam.
Mâu thuẫn với thực tế, nhà chức trách Hà Nội tuyên bố rằng họ đã giảm lực lượng quân sự của họ xuống còn 80.000 người. Nhưng cho đến nay họ chưa bao giờ nói bất cứ điều gì về con số thực sự quân đội của họ, trước khi hoặc sau khi cái họ gọi là giảm quân. Họ không đưa ra bằng chứng về những lời tuyên bố của mình và không chấp nhận mọi cuộc điều tra.
Họ không có lý do duy trì một quân đội mạnh mẽ hơn Việt Nam Cộng Hòa. Đây là mối đe dọa cho nền hòa bình không những chỉ cho Việt Nam mà còn cho các nước ở trong vùng Đông Nam Á. Để có khả năng duy trì một quân đội to lớn như vậy, nhà chức trách BắcViệt áp đặt mức thuế cao và hệ thống „đấu tố“, với hệ thống này họ đã ép buộc những người vợ, những người con phải tố cáo cha mẹ và chồng mình đã „dấu vàng của nhân dân“. Những người này thậm chí đã phải tự đánh mình và cuối cùng họ bị xử tử ngay tai chỗ mà không thông qua một cuộc xét xử của toà án. Có thể nói rằng dân tộc chúng tôi phải chịu nhiều đau khổ với chính quyền miền Bắc hơn bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới này.
Ngược lại, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã luôn luôn phục vụ cho nền hòa bình kể từ hiệp định Genève. Để đảm bảo lực lượng lao động cần thiết cho việc tái thiết đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, chúng tôi đã giảm quân đội từ 242.000 xuống còn 150.000, đồng thời chúng tôi đã không bổ xung thay thế 180.000 binh lính của „Đội quân Viễn chinh“ Pháp. Cộng sản mong muốn duy trì Đội quân này lại ở Việt Nam. Vấn đề giảm lực lượng quân sự được phổ biến rộng rãi, điều này rất dễ kiểm chứng.
Nhân đây cũng xin nhắc lại lời tuyên bố long trọng của Chính phủ Quốc gia vào ngày 6 Tháng 4 năm 1956 là không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào và không cho phép cài đặt căn cứ quân sự ngoại quốc trên lãnh thổ của mình.
Vấn đề trao đổi thương mại
Trong thư đề ngày 7 Tháng Ba nhà chức trách Hà Nội đã đề xuất việc trao đổi thương mại với miền Nam. Qua đánh giá đề nghị này và qua tin tức nhận được cho thấy rằng đồng bào miền Bắc mong muốn, cầu xin sự giúp đỡ của thân nhân hoặc bạn bè ở miền Nam, có thể một vài mét vải hoặc vài viên thuốc aspirin. Nền kinh tế miền Bắc do sự thống trị của Đảng Cộng sản đang ở dưới đáy vực sâu. Đề nghị của cộng sản không nhằm mục đích nâng cao đời sống của dân chúng miền Bắc. Do hệ thống độc quyền với chính sách nội thương và ngoại thương mà họ đã đề ra là mua sản phẩm nông nghiệp của dân chúng với giá rẻ mạt và bán lại những sản phẩm này với giá cao hơn đáng kể. Mục tiêu của họ chỉ là, thu thập sự phong phú của miền Nam vào ngân sách đảng của họ. Nếu nhà chức trách miền Bắc muốn đề nghị của họ được duyệt xét thì điều kiện đầu tiên là họ phải đặt quyền lợi người dân lên trên lợi ích của đảng. Đồng thời họ phải để cho dân chúng miền Bắc toàn quyền tự do thương mại và từ bỏ sự độc quyền kinh tế mà đảng cộng sản đã chiếm đoạt từ trước đến giờ.
Vấn đề trao đổi thư từ và bưu thiếp
Mặc dù cộng sản không đề cập đến đề tài này trong thư của họ đề ngày 7 tháng ba năm 58, nhưng họ đã nhiều lần đề nghị nối lại dịch vụ bưu chính giữa hai khu vực. Cho đến hôm nay, cộng sản đã sử dụng các bưu thiếp như một phương tiện tuyên truyền nhiều hơn so với những phong thư được đóng kín. Yêu cầu trao đổi thư từ của họ không ngoài mục đích nào khác là tăng cường chiến dịch đe dọa và ăn xin người dân miền Nam. Vì quyền lợi của dân chúng, Chính phủ Quốc gia không thể thực hiện đề nghị này, nhưng Chính phủ yêu cầu cộng sản khai triển trao đổi bưu thiếp một cách đơn giản để nhân dân của hai Miền có thể liên lạc được với nhau.
Sự thật được mô tả trên đây cho thấy bản chất lừa đảo của các đề nghị của cộng sản, chẳng hạn như tăng cường củng cố lực lượng quân sự của mình, lệnh cấm di chuyển giữa hai khu vực, các vụ giết người muốn di tản về miền Nam, họ đã gây ra những trở ngại để các thân nhân của các gia đình sống tản mác không tìm được nhau và lợi dụng việc trao đổi bưu thiếp nhằm vào mục đích tuyên truyền.
Mâu thuẫn giữa tuyên truyền và hành động của nhà chức trách Hà Nội thật đã rõ ràng. Từ nhiều năm qua thái độ của họ vẫn luôn như một. Để chứng minh thái độ của họ đã thay đổi, họ hãy thực hiện một số hành động cụ thể như sau:
1. Họ hãy để cho 92 319 người và 1955 gia đình thực hiện ý nguyện của mình là được di cư về miền Nam, đơn của những người và gia đình này đã nộp cho Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, để những người này được đoàn tụ với gia đình của họ.
2. Họ nên giảm lực lượng quân sự của họ tương đương với miền Nam Việt Nam. Việc giảm bớt phải được xác nhận là đúng bởi một Ủy ban quốc tế hữu trách. Sau đó vấn đề giới hạn lực lượng quân đội của hai vùng mới được bàn thảo.
3. Họ cần phải xóa bỏ cái gọi là „Ủy ban Giải phóng miền Nam“, bằng cách từ bỏ khủng bố, giết dân cư của những làng mạc xa xôi hẻo lánh, phá hoại cơ sở Chính phủ nhằm cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt trong lĩnh vực cải cách ruộng đất và nông nghiệp.
4. Họ phải từ bỏ sự độc quyền kinh tế của đảng Cộng sản, để nhân dân miền Bắc Việt Nam được làm việc trong hoàn toàn tự do và qua đó, có thể tăng mức sống của họ hiện đã bị giảm xuống đến mức chưa từng có từ xưa đến nay.
5. Họ không được buộc dân chúng phải cất tiếng ca ngợi họ[2] trong các bưu thiếp. Họ nên giải tán ban biên tập công tác tuyên truyền phục vụ bưu thiếp. Họ không được trả thù những người nhận hoặc gửi bưu thiếp.
6. Họ phải tôn trọng các quyền tự do dân chủ trong khu vực của họ như ở miền Nam và nâng cao mức sống của dân chúng miền Bắc, ít nhất được tương đương với dân chúng miền Nam; họ không được dùng chế độ vô nhân đạo của họ để làm cho khoảng cách giữa hai vùng lớn hơn nữa.
Nếu khảo sát các sự kiện kỹ càng, ta sẽ nhận thấy bức thư ngày 7 Tháng Ba năm 58 của nhà chức trách Hà Nội có mục đích chủ yếu nhằm tuyên truyền và phá hoại, chống lại sự giúp đỡ của các quốc gia bạn. Cộng sản đã hành động theo đơn đặt hàng của Liên Xô và cộng sản Trung Quốc, trong lá thư trên đã chỉ trích gay gắt Mỹ và cáo buộc người Mỹ can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Thực tế hoàn toàn ngược lại với những cáo buộc của cộng sản: mối quan hệ Việt-Mỹ hoàn toàn bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế giữa hai nước, cùng tôn trọng chủ quyền của nhau. Tương tự sự liên kết giữa Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và các nước trong thế giới Tự do. Mục đích mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ nhằm bảo đảm nền hòa bình và tự do.
Mối quan hệ giữa nhà chức trách Hà Nội cùng giới thống trị Nga và Trung Quốc, thuộc một thể loại khác. Họ là một vệ tinh đối với giới cai trị. Họ là hạ cấp so với thượng cấp trong hệ thống phân cấp của một đảng: đảng Cộng sản Quốc tế. Sự phụ thuộc này không chỉ được thể hiện qua sự đồng nhất của các tổ chức chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội theo kiểu mẫu của cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, mà sự lệ thuộc này còn thâm nhập ngay cả vào lĩnh vực tư tưởng: trong các nghị định và các quy định của họ nhà chức trách Hà Nội bắt buộc dân chúng miền Bắc phải học các hệ tư tưởng cộng sản và sống theo đường lối chính trị của Nga và Trung Quốc.
Ở miền Nam, không ai bị bắt buộc phải tôn thờ các nhà lãnh đạo ngoại quốc và treo hình ảnh họ trong nhà, ở đây không ai có thể tưởng tượng rằng họ có thể hành xử điều kỳ lạ nêu trên.
Ở miền Bắc, nhà chức trách ép buộc dân chúng phải sùng bái các các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc, treo hình ảnh của họ ở nhà và trong những ngày lễ của Liên Xô. Đồng thời họ cấm đoán dân chúng không được phê bình ý thức hệ cộng sản, không được phê bình chính phủ và giới lãnh đạo các nước cộng sản.
Thái độ hèn hạ của nhà chức trách Hà Nội đối với cộng sản ngoại quốc đã hủy hoại đời sống của dân tộc Việt, và là trở ngại lớn nhất cho công cuộc thống nhất đất nước.
Hệ tư tưởng cộng sản hoàn toàn phản nghịch với truyền thống tâm linh của châu Á và tính chất quốc gia của dân tộc Việt Nam.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc bầu cử tự do, nhà chức trách Hà Nội phải hủy bỏ chế độ cộng sản mà họ đã áp đặt lên người dân miền Bắc.
Họ không nên nhắm mắt và tự bịt tai. Họ phải học hỏi để hiểu cho ra rằng, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận cuộc bầu cử không có sự tự do và chân thành.
Nguyễn Hội
sưu tầm và dịch từ văn bản tiếng Đức “Erklärung der Regierung der Republik Vietnam von 26. April 1958 über die Frage der Wiedervereinigung” do văn phòng Sứ Thần VNCH tại CHLB Đức xuất bản năm 1958.
[1] bản tiếng Đức ghi là dẫy núi An Nam
[2] nguyên văn tiếng Đức là: Họ không được buộc dân chúng phải cất tiếng hát những bài ca tụng họ trong các bưu thiếp“
10 Comments
Lê Dinh
Thật đáng tiếc! Một tài liệu quý như vậy mà tác giả không cho thấy một chút manh mối gì về bản gốc của tài liệu để độc giả có thể tham khảo khiến cho sự hoài nghi tính xác thật bị đặt ra.
Viet Thuc
Tác giả/dịch giả Nguyễn Hội có ghi rõ ngay trong bài đăng tải:
[1] sưu tầm và dịch từ văn bản tiếng Đức “Erklärung der Regierung der Republik Vietnam vom 26. April 1958 über die Frage der Wiedervereinigung” do văn phòng Sứ Thần VNCH tại CHLB Đức xuất bản năm 1958.
Erklärung der Regierung der Republik Viêt-Nam vom 26. April 1958 über die Frage der Wiedervereinigung
Vietnam (Republic) 0 Reviews
Gesandschaft der Republ. Viêt-Nam, 1958 – 14 pages
New! Shop for Google eBooks
Go to the Google eBookstore for over 3 million eBooks to read on the Web, Android, iPhone, iPad, Sony and Nook.
Shop for eBooks now »
Add to My Library ▼
No preview available
Get this book
AbeBooks
Amazon
Title Erklärung der Regierung der Republik Viêt-Nam vom 26. April 1958 über die Frage der Wiedervereinigung
Author Vietnam (Republic)
Publisher Gesandschaft der Republ. Viêt-Nam, 1958
Length 14 pages
Subjects German reunification question (1949-1990)
[2] Nhân tìm được trong thư viện một trường Đại học Đức “Bản Tuyên Bố của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà ngày 26.04.1958 về thắc mắc trong vấn đề tái thống nhất đất nước” bằng tiếng Đức, tôi “ngấu nghiến” đọc và nhận thấy Bản Tuyên Bố có lập luận chặt chẽ, lời lẽ nhẹ nhàng nhưng diễn được suy nghĩ đanh thép của những người lãnh đạo thời đó. Những lập luận luôn được kèm theo thí dụ các sự kiện đã xảy ra làm người đọc, cho dù chưa sống dưới chế độ cộng sản, cũng có thể hiểu được thực trạng của chế độ cộng sản và lý do nào khiến người cộng sản miền Bắc đã chia đôi đất nước và sau đó đòi hỏi một cuộc tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nườc với một Việt Nam Cộng Hoà tự do và trù phú chỉ sau gần 4 năm tái kiến thiết sau ngày Hiệp định Genève được ký kết.
Một điều đáng chú ý là năm 1958 Việt Nam Cộng hoà chưa có Đại sứ, mới chỉ có Sứ Thần tại CHLB Đức, nhưng các Vị Tiền bối cũng đã cho dịch dịch Bản Tuyên bố của Chính phủ ra tiếng Đức và cho phổ biến đến các trường đại học. Qua đó cho thấy, Bản Tuyên bố này đã được phổ biến ở nhiều quốc gia khác nơi VNCH có cơ sở ngoại giao.
Do tầm quan trọng của Bản Tuyên bố, tôi dịch bản Tuyên bố trên ra tiếng Việt để mọi người chúng ta cùng tham khảo và hãnh diện rằng, nước Việt Nam đã một thời có những người lãnh đạo đất nước không những chỉ thực sự vì nước vì dân mà còn rất khôn ngoan. Với đường lối chính trị và phương thức đấu tranh của Chính phủ Đệ nhất VNCH, chắc chắn miền Nam đã không rơi vào tay người cộng sản mà ngược lại có lẽ cả nước Việt Nam ngày nay đã được thống nhất theo mô hình của Đức và người dân Việt không phải lam lũ làm tôi mọi cho giai cấp thống trị mại bản đỏ, người con gái Việt không phải vong thân cho ngoại bang dày vò thể xác để mong được sống qua ngày, mà chúng ta đã là những con người tự tin, hiên ngang như các dân tộc Nhật bản, Đại hàn, Đài loan, Singapore vv….
Công việc dịch ra tiếng Việt từ ngoại ngữ chắc chắn không thể diễn tả hoàn toàn hết được ý tưởng của bản văn tiếng Việt. Xin Quí Vị niệm tình tha thứ nếu có sơ xót.
Kính mến
Nguyễn Hội