Đó là một cách miêu tả tính chất cuốn sách nhan đề The China Choice: Why America should share power (Những Chọn Lựa Đối Với Trung quốc: Tại sao Hoa Kỳ cần chia quyền lực với Trung quốc”) của ông Hugh White, một nhà nghiên cứu chiến lược người Úc mới xuất bản viết về quan hệ tương lai giữa Trung quốc và Hoa Kỳ.
Các nhà nghiên cứu khác trên thế giới cho cuốn The China Choice của ông White có tính độc lập, và tác giả phân tích mối quan hệ này qua những dữ kiện địa lý chính trị (geopolitics) thực tế trước mắt hơn là để cho tình cảm và ý muốn của mình chi phối kết luận. Tuy nhiên đặt dưới một góc nhìn gắt gao hơn độc giả không thể không thấy cuốn sách “The China Choice” phản ánh sự lo lắng của Úc châu khi nhìn về phương Bắc. Tại đó Trung quốc đang phát triển sức mạnh của một tân siêu cường trong khi Hoa Kỳ đang yếu ớt tìm cách củng cố thế đứng – cũng của một siêu cường trong thế kỷ 20 – tại một vùng địa lý Hoa Kỳ có ảnh hưởng bao trùm trong suốt 60 năm qua. Cuộc tranh chấp giữa Trung quốc và Hoa Kỳ của trong thế kỷ này có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của Úc châu, và điều này – dù muốn dù không – cũng đã ảnh hưởng đến lối phân tách của ông White.
Hoa Kỳ bỏ cuộc nhường Tây Thái Bình Dương cho Trung quốc hay dồn lực lượng đến chận ảnh hưởng của Trung quốc và chấp nhận chiến tranh đều là những viễn ảnh đen tối cho Úc châu. Úc châu không muốn bị Trung quốc khống chế nếu Hoa Kỳ bỏ Tây Thái Binh Dương mà đi. Úc châu cũng không thể không đứng về phía Hoa Kỳ nếu có một cuộc chiến tranh giữa Trung quốc và Hoa Kỳ mà hậu quả không thể lường trước được. Cho nên diễn biến an toàn nhất cho Úc châu là hai bên chia ảnh hưởng tại Tây Thái Bình Dương. Và đó là kết luận của cuốn The China Choice: Why America should share power.
Hugh White is a professor of strategic studies at ANU
and a visiting fellow at the Lowy Institute.
Ông Hugh White không nhìn nhận trong cuốn sách của ông đây là giải pháp an toàn nhất cho Úc châu mà lập luận rằng đây là giải pháp tốt nhất cho nền hòa bình lâu dài của thế giới. Và trong giải pháp “hòa” này ông White không đưa ra một kế hoạch cụ thể nào ngoại trừ đề nghị Hoa Kỳ nhường bán đảo Đông Dương (gồm 3 nước Việt, Miên và Lào) cho Trung quốc. Ông không nói nhường như thế nào vì Việt Nam là một nước có chủ quyền và từng kiên cường giữ gìn nền độc lập của mình không phải ai đặt đâu ngồi đó. Ngoài ra tuy không nói ra ông White cũng hàm ý rằng trong giải pháp “chia ảnh hưởng” Hoa Kỳ sẽ phải để cho Trung quốc thống nhất Đài Loan và làm chủ vùng biển trong vòng đai an toàn thứ nhất gồm Nhật Bản, Phi luật Tân và Mã Lai Á.
Ông Hugh White lập luận rằng khó có một vị tổng thống Hoa Kỳ nào đủ can đảm chủ trương một giải pháp lẳng lặng bỏ đi dù điều kiện thực tế buộc như vậy. Còn chiến tranh chỉ có thể xẩy ra khi hai hải lực hùng mạnh cùng hiện diện trên một vùng chiến lược mà không bên nào nhượng bộ bên nào.
Vùng biển chiến lược của Trung quốc hiện nay là vòng đai thứ nhất choàng qua các nước Nhật Bản, Phi Luật Tân và Mã Lai Á trong đó có Đài Loan và Biển Đông. Nhưng vùng biển đó cũng là nơi Hoa Kỳ đang có quyền lợi sinh tử. Tuy nhiên sự phát triển vũ khí của Trung quốc cho thấy trong một tương lai gần Trung quốc có khả năng không cho các mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vòng đai thứ nhất một cách an toàn. Lúc đó, muốn bảo đảm an toàn cho Hạm đội 7 hoạt động trong vùng Hoa Kỳ phải trừ khử các căn cứ hỏa tiễn của Trung quốc trên đất liền và điều này sẽ dẫn tới chiến tranh. Hậu quả sẽ vô cùng to lớn và Hoa Kỳ không có điều kiện tâm lý để đưa mình vào một sự chọn lựa như vậy.
Năm 1962 tổng thống Kennedy chấp nhận chiến tranh nguyên tử chọn giải pháp phong tỏa tàu bè Liên xô đến Cuba và ra tối hậu thư cho Liên xô gỡ bỏ dàn nguyên tử đặt tại Cuba vì dàn hỏa tiễn Cuba đe dọa an ninh của Hoa Kỳ. Hôm nay nếu Trung quốc không cho Hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vòng đai an toàn của Trung quốc thì nền an ninh của Hoa Kỳ cũng không trực tiếp bị đe dọa.
Trong chiến tranh lạnh với Liên Xô, Hoa Kỳ có nhiều ưu thế. Hoa Kỳ chỉ lo kho vũ khí nguyên tử của Liên xô, còn về các mặt khác như ảnh hưởng chính trị và kinh tế Hoa Kỳ đều vượt trội Liên xô. Sinh hoạt kinh tế và tài chánh giữa Hoa Kỳ và Liên xô cũng không lệ thuộc vào nhau và tròng tréo như hiện nay giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Triệt hạ nền kinh tế Liên xô, Liên xô sẽ sụp đổ. Nhưng nếu Hoa Kỳ triệt hạ được nền kinh tế của Trung quốc, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng sụp đổ theo.
Ông Hugh White viện dẫn hai trường hợp lịch sử để khuyên Hoa Kỳ không nên vì sợ Trung quốc lớn mạnh tranh giành ảnh hưởng với mình mà hành động nóng vội. Dẫn chứng cuộc chiến tranh Peloponnesian trong thế kỷ thứ năm trước Tây lịch (431-403 BC) giữa hai thị trấn Hy lạp Sparta (thuộc tỉnh Peloponnese) và Athene kéo dài 27 năm đưa đến sự sụp đổ của Athene mà ông White cho rằng do Sparta lo sợ sự lớn mạnh của Athene sau khi (Athene) đánh bại cuộc xâm lăng của Ba Tư trong một trận chiến kéo dài 49 năm (490 – 449 BC). Lịch sử sẽ không tái diễn nếu Hoa Kỳ hành động như Sparta vì Trung quốc sẽ không sụp đổ như Athene. Sparta đã thắng nhưng giá phải trả quá đắt để sau đó cũng suy tàn.
Bài học thứ hai là bài học “Đa Quốc Liên Minh” (Congress System) thiết lập tại Âu châu từ năm 1815 sau khi Napoleon của Pháp bị đánh bại gồm các nước Anh, Áo , Đức, Phổ (sau sát nhập vào Đức) chia đều quyền lực giữ thế cân bằng và kềm chế Pháp. Hệ thống đa quốc sụp đổ sau đó do bất đồng quyền lợi và đánh nhau giữa các thành viên nhưng sáng kiến đa quốc này là tiền thân của Hội Vạn Quốc (League of Nations thành lập sau Thế chiến 2) và Liên Hiệp quốc (United Nations) sau này. Dựa vào khuôn khổ này ông White đề nghị Tứ Quốc Liên Minh chia đều ảnh hưởng và quyền lợi trong vùng Á châu Thái Bình Dương giữa Trung quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản. Việc đầu tiên là hóa giải khâu tranh chấp nóng đang tồn tại là Biển Đông bằng cách nhường Đông Dương cho Trung quốc.
Ý của ông Hugh White đó là chuyện tương lai. Hiện tại Hoa Kỳ đang đẩy mạnh chính sách đương đầu. Và không có dấu hiệu gì Trung quốc lo ngại toan tính của Hoa Kỳ. Từng bước một Trung quốc xây dựng thế lực và nếu sự tiên đoán của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) là chính xác trong 5 năm nữa khi nền kinh tế Trung quốc qua mặt Hoa Kỳ (1) thì Hoa Kỳ cũng phải tính toán lại xem khả năng mình có thể làm gì được tại cửa ngõ của Trung quốc.
Ý kiến chia ảnh hưởng để duy trì hòa bình tại Á châu không phải là một ý kiến mới mẻ. Hơn 10 năm trước tổng thống Clinton khi bàn về sự cạnh tranh của Trung quốc từng tuyên bố rằng, nếu không làm cảnh sát quốc tế, Hoa Kỳ có thể dùng thế siêu cường để tạo ra một trật tự mới trên thế giới trong đó các quốc gia có thể sống hài hòa với nhau trong hòa bình (2). Bà Hillary Clinton, người chủ trương cứng rắn với Trung quốc trong chuyến thăm viếng Trung quốc mới đây, hôm 31/8 đã nói khéo với Trung quốc rằng “Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả chúng ta” (nguyên văn: The Pacific is big enough for all of us) (3), và hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã nhanh chóng đáp lại “… nhưng cũng đủ hẹp để gây ra tranh chấp đe dọa hòa bình trong vùng và trên thế giới” ( … small enough to create conflicts that can threaten peace in the region and the world at large)(4). Cũng là biển, nhưng bà Clinton nói đến Thái Bình Dương, trong khi Tân Hoa Xã nói đến vùng biển Tây Thái Bình Dương .
Cuốn sách của ông White tạo ra nhiều chú ý trên thế giới vì cho đến nay ít nhà nghiên cứu chiến lược đưa ra một cái nhìn bộc trực nhìn nhận vị thế của Trung quốc và không còn xem Hoa Kỳ là thế lực vô địch trên thế giới. Ông Robert James Lee Hawke, nguyên thủ tướng Úc châu từ 1983 đến 1991 viết rằng: “Qua cuốn Những chọn lựa đối với Trung quốc học giả Hugh White không để trí tuệ bị vướng víu bởi các quan điểm đang thịnh hành để phân tích một vấn đề quan trọng có tính quyết định Úc châu sẽ được sống trong hòa bình hay không. Một cuốn sách cần đọc” (5) .
Ông Robert D. Kaplan, nhà phân tích địa lý chính trị cho cơ sở Stratfor và là tác giả của cuốn The Revenge of Geography: What the Map tells us about coming conflicts and the battle against fate, viết về cuốn The China Choice như sau: “Cuốn sách của ông White đã làm một tổng hợp lý thú gây nhiều tranh luận về vấn nạn Đông Á Châu. Cuốn sách bàn về một vấn đề quốc tế quan trọng là sự biến chuyển trong mối quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Kết luận của tác giả không làm cho Trung quốc hay Hoa Kỳ hài lòng, nhưng sự thể chắc phải như vậy” (6). Trong khi đó giáo sư Anatol Lieven, người Anh thuộc đại học King ở Luân Đôn phê bình rằng: “Quan hệ trong tương lai giữa Trung quốc và Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn nhất của thời đại chúng ta. Và qua cuốn The China Choice ông White đã phân tích chi ly mối quan hệ đó và đề ra giải pháp tránh chiến tranh và duy trì hòa bình. Các nhà làm chính sách trên thế giới cũng như sinh viên đang nghiên cứu các vấn đề đương thời trên thế giới đều cần đọc (7).
Giáo sư kinh tế học Ross Gregory Garnaut thuộc Viện Đại học Melbourne, Úc viết: “Ông Hugh White không ngần ngại nêu ra các hệ lụy của sự phát triển kinh tế của Trung quốc với một lối lý luận vững chắc giúp cho người Úc có thể vượt qua lối nhìn tình cảm và duy ý chí của mình để dọn đường cho tương lai đất nước” (8).
Câu hỏi then chốt là: Quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ sẽ biến chuyển như thế nào? Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc vào một thời điểm nào đó giữa thế kỷ 21 này có thể tránh được không?
Hoa Kỳ không thể cuốn gói ra đi. Chiến tranh không lợi cho ai. Và nếu Hoa Kỳ bằng lòng chia đôi thiên hạ chưa chắc nhân dân Trung quốc đã hài lòng. Qua bao nhiêu thế kỷ bị các nước Tây phương kềm chế và khinh bỉ, đây là cơ hội để Trung quốc không chấp nhận một điều gì khác hơn là siêu cường duy nhất trên thế giới với tư thế tương đương với Anh quốc trong thế kỷ 19 và Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Và sách lược Trung quốc có thể áp dụng để đạt kết quả này là một trong 13 binh pháp của Tôn Tử : Thắng một trận giặc mà không cần một trận đánh nào.
Trong những thập niên tới Trung quốc và Hoa Kỳ kèn cựa nhau qua một trận giặc không ranh giới, với những đụng chạm vũ trang chiến thuật do tranh chấp đất, biển, kinh tế, tài chánh và khoa học. Và một buổi sáng đẹp trời nào đó Trung quốc hy vọng dồn Hoa Kỳ vào thế bí để phải nhường vị trí siêu cường số một cho Trung quốc mà không cần một lời tuyên bố nào.
Trước viễn ảnh đó Hoa Kỳ phải làm gì? Thời thế tạo anh hùng. Và lịch sử Hoa Kỳ tuy ngắn nhưng cũng không thiếu anh hùng.
Trần Bình Nam
Sept. 16, 2012
(1) xem Power Shift: Hugh Whites “The China Choice” của Malcolm Turnbull, nguyên dân biểu quốc hội Úc châu từ 2004 đến 2009
(2),(3),(4)“Too Small an Ocean” by Banyan, The Economist Sept. 8, 2012
(5), (6), (7), (8) Theo Wikipedia
The China Choice: Why America Should Share Power
By Hugh White
Australia’s future depends on America and China. They are now the world’s two richest and strongest countries, and they are by far the two most important countries in the world to us. If they get on well, Asia’s future is bright and Australia has a good chance of peace and prosperity. If they get on badly, our future is bleak. Their economies are deeply intertwined, and day-to-day business between them is generally managed well. But as China’s power grows, there is an increasing undercurrent of rivalry that raises big questions about their long-term relationship, and what it means for the future. Will they find a way to live in peace with each other, or will they become strategic competitors – even enemies? Will Asia enjoy many more decades of peace and stability, or will it be devastated by conflict?
The answers are far from clear. Peace and stability are certainly possible, but the risk of rivalry and conflict is also quite real. Which it will be depends more than anything else on choices that will be made over the next few years in Washington and Beijing. Each country will have to decide how far it is willing to adjust its ambitions and aspirations to accommodate the other. Either one of them can push the relationship towards rivalry by asserting its ambitions too ruthlessly. Only together can they make the mutual concessions needed to pull back towards cooperation. Both, therefore, share responsibility for avoiding disaster.
This book is about America’s part in that shared responsibility.
The choices for America are quite urgent: Washington and Beijing are already sliding towards rivalry by default, seeing each other more and more as strategic competitors. The relationship between the world’s two richest and strongest states will always be competitive; the question is whether that competition still allows them to trade and invest with each other, cooperate to solve shared problems, and contribute to maintain a stable international order.
Competition becomes dangerous when concerns about status and security become so intense that they preclude cooperation in other areas, and the quest for political, strategic or military advantage becomes the overriding priority. This is the path down which America and China are already taking the first steps.
While for the most part their overt language remains cautious, they are building their forces and adapting their military plans specifically with the other in mind; seeking support from other Asian countries; and seeing regional questions, like the South China Sea disputes, more and more through the lens of rivalry.
The further this goes on, the harder it will be to change course and choose cooperation.
America’s choices about China are among the most important and difficult it has ever faced. They are important because serious rivalry with China would be very costly and dangerous, and conflict could be catastrophic. They are difficult because they touch on deep questions about America’s role in the world, and therefore about America itself. China raises these questions because, in one fundamental way, it is different from any country America has ever dealt with: it is richer and more powerful.
Within a few years China is set to have a larger economy than America, becoming the first country to do so since America overtook Britain in the 1880s. By mid-century, on some estimates, China’s GDP could be double America’s.
China’s wealth changes America’s relationship with it because the old saying is right: ultimately, wealth is power. America itself has shown this to be true, with its global power built on its economic preponderance. Now China’s swift economic rise is driving a rapid shift in relative strategic and political power.
China still lags well behind America on many measures, but in almost every case the long-term trends are going its way. China does not even need to overtake America to pose a very serious challenge: its economy is already larger relative to America’s than the Soviet Union’s ever was. That makes China, in the long run, more formidable than the Soviets were at the height of the Cold War. And in Asia, where Chinese and American power meet, China enjoys many asymmetric advantages.
This growing strength confronts America with unprecedented choices. For forty years, both the US–China relationship and the Asian strategic order have been built on Chinese acceptance of America’s superior power. At first this simply reflected a recognition of reality. When Nixon met Mao in 1972, China’s economy was less than one-twentieth the size of America’s. Beijing calculated then that it had no choice, in its own interest, but to accept an unequal relationship. In doing so, China relinquished its status as a great power in Asia, but only ever as a temporary expedient. Now that it is stronger, the calculations have changed. China believes it has the power to veto decisions it does not accept, and it is willing to use that power.
These are ultimately matters of status and identity. The Chinese feel towards their country, with all its achievements and for all its faults, in a way not so very different from the way Americans feel towards theirs. They, too, believe their country is exceptional and destined to lead. They see China as a great power. For nearly two centuries, China has been deprived of that status by other powers. Now that it has grown wealthy and strong again, nothing is more important to China than to reclaim its place as a leader in Asia. The Chinese will continue to avoid unnecessary friction and minimise the risk of confrontation. But they will not relinquish their country’s claim to status as a great power – even if that leads to conflict. The implications of this for America are simple and very significant. If America tries to preserve the status quo and avoid fundamental change in the relationship, it will be choosing to accept China as a strategic rival.
The need for a decision seems to have emerged very suddenly. China’s economic growth has been obvious, but not where it has been leading. Only a few years ago, serious people were talking of America as a new Rome, whose unchallengeable power would make this century even more an American Century than the last. America has been the world’s richest and most powerful nation for so long that it seems inevitable, and essential to its nature, that it will remain so. It is indeed quite wrong to see America as a country in decline, because in itself America remains a remarkably vibrant and innovative society and economy. But it is equally wrong to imply, as American political leaders often do, that its relative position in the world of power is not changing. This overlooks the simple mathematical fact that when we talk about relative power, America’s trajectory is only half the story, and not the half that matters right now. The shift in power is being driven by China’s rise, not by America’s decline. There is not much America can do about it.
Likewise, it has been easy to assume that China will continue to accept the existing US-led global and regional order. China has appeared too preoccupied with economic growth and social stability to bother about challenging US leadership, and has not shown the ideological fervour or territorial appetites that have driven ambitious rising powers in the past. For reasons of its own, China has been happy for America to underestimate its power and ambitions as these have grown. But over the past couple of years, China’s challenge has become clear, and so has America’s need to decide how to respond.
Essentially, America has three options. It can resist China’s challenge and try to preserve the status quo in Asia. It can step back from its dominant role in Asia, leaving China to attempt to establish hegemony. Or it can remain in Asia on a new basis, allowing China a larger role but also maintaining a strong presence of its own. Most Americans assume that the first of these options is the only choice. Only a few take the second option seriously, although that could change. Most don’t even consider the third.
The China choice explores the alternatives and in particular the third option, in order to argue that it is the one that best serves American interests. Many people doubt that the third option really exists. They assume that there are really only two alternatives. The argument goes that unless America maintains its benevolent leadership of Asia, the region will inevitably fall under Chinese leadership, which is likely to be much less benevolent. If that were true, America would have to choose between defending its leadership in Asia or surrendering the region to Chinese domination. The argument for defending the status quo would then be very strong.
I argue that over the next few decades neither America nor China will be strong enough to lead Asia in the way America has done since 1972. Each will be able to deny leadership to the other. The hope that America can maintain uncontested leadership in Asia is therefore as illusory as the fear that China will be able to dominate Asia in its place.
In truth, any attempt by either Beijing or Washington to dominate will lead to sustained and bitter strategic rivalry, imposing huge economic costs and a real risk of catastrophic war. Neither side could win, and both would stand to lose a great deal – but it could easily happen. Strategic competition quickly builds its own momentum, escalating to the point where war can seem inescapable. War between the United States and China is already a clear and significant danger, one that will grow if rivalry increases. This is the most important issue at stake in America’s China choice. Asia’s alternative futures are not American or Chinese supremacy. They are escalating rivalry, or some form of great-power accommodation that constrains that rivalry. America’s real choice is not between dominating or withdrawing from Asia: it is between taking China on as a strategic rival, or working with it as a partner.
The third option carries many obvious risks, which would quickly rule it out of contention were it not for the greater risks that flow from the alternatives. Moreover, this option can only be realised if America and China are willing to compromise with each other. Neither side will find that easy. For China it will mean abandoning hopes to lead Asia and accepting a strong US presence there indefinitely. For America it will mean accepting that its unique leadership role is no longer feasible, and learning to work with China as a partner in a way that America has never done with another country before – and certainly not with one so different from it. But this is the kind of choice America must now consider.
One Comment
Anhcam
Thế cũng hay , mình nên cổ vũ và phổ biến cuốn sách này để khích động bọn Tầu Cộng cho chúng nó say mê với mộng bá vương bao trùm thiên hạ mà chúng nó kêu gào tới luôn bác tài để rồi chùng nó sẽ lãnh thẹo .