Sử gia Hy Lạp Herodotus [484-425 Trước Công Nguyên (TCN)], trong tập 7 của một bộ Sử Ký đồ sộ gồm chín tập đã ghi lại một cuộc đối đáp mà dư âm vẫn còn vang dội mải đến ngày hôm nay, 26 thế kỷ sau. Đó là cuộc đối đáp giữa Hydarnes, người chỉ huy chiến đoàn “Muời Ngàn Người Bất Tử” của Ba Tư, và Sperthias và Bulis, hai người công dân tự do của thành phố Sparta (còn gọi là Lacedaemon) của Hy Lạp. Hai người này đang trên đường đi đến gặp nhà vua Ba Tư Xerxes để tự nguyện chịu chết đền mạng cho các sứ giả Ba Tư mà dân quân thành Sparta của Hy Lạp đã giết chết trước đó không lâu.
Hydaernes hỏi: “Này các người xứ Lacedaemon, tại sao lại không chịu đồng ý làm bạn với nhà Vua? Các người chỉ cần nhìn ta, và tài sản của ta, là thấy ngay nhà Vua rất biết khen thưởng những kẻ có công đức đến mức nào. Cũng như thế, nếu chính các ngươi thần phục Ngài, chính tay Ngài sẽ ban phát cho các ngươi, những kẻ mà Ngài thấy cũng có công đức, một chút quyền lãnh đạo nước Hy Lạp.”
Sperthias và Bulis đã trả lời: “Này Hydarnes, ông đúng là ông cố vấn một chiều. Ông chỉ có kinh nghiệm với một nửa, còn nửa kia thì vuợt quá tầm hiểu biết của ông. Ông hiểu được đời sống của người nô lệ, nhưng vì chưa bao giờ nếm mùi vị tự do, ông không thể nào biết nó ngọt ngào hay không. À! nếu mà ông biết thế nào là tự do, ông sẽ van nài chúng tôi hảy chiến đấu cho tự do, chẳng những với cây giáo, mà với rìu chiến.” (1)
Từ nghìn xưa, người Việt cũng đã biết sống và chiến đấu như Sperthias và Bullis.
Vào tháng Giêng năm 1285, khi 500 ngàn dân quân Nguyên Mông tràn qua biên giới để tiến về thành Thăng Long, Kiến Quốc Hầu Trần Bình Trọng lãnh trọng trách chỉ huy một đạo quân đánh chận chúng tại Đa Mạc (Nay là tỉnh Hưng Yên). Nhiệm vụ chiến lược của Trần Bình Trọng là chận quân thù đang tiến về thành Thăng Long để giúp vua Trần Nhân Tông, hoàng tộc, và các tướng lãnh cùng dân quân Đại Việt có thời gian rút về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Dù thế giặc rất mạnh – chúng sẽ lấy được thành Thăng Long trong vòng 20 ngày – Trần Bình Trọng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ông. Vua Trần an toàn rút về đuợc Thiên Trường để từ đó, chỉ trong vòng ba tháng, sẽ lãnh đạo thành công công cuộc đánh đuổi quân xăm lăng ra khỏi bờ cỏi Đại Việt. Tuy thành công, nhưng cuối cùng Trần Bình Trọng vẫn bị giặc bắt sống tại bãi lầy Mạn Trù (còn gọi là Đa Mạc hay Thiên Mạc) bên bờ sông Hồng nay thuộc tỉnh Hưng Yên (2). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (3) ghi tiếp:
Khi bị bắt, Vương không chịu ăn, giặc hỏi việc nước, Vương không trả lời, giặc hỏi Vương: “Có muốn làm vương đất Bắc không?”. Vương thét to: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”, rồi bị giết.
Để ghi nhớ công trạng của ông và nêu lên tấm gương sáng ngời đó cho người Việt muôn đời về sau, vua Trần Nhân Tông truy tặng ông tước vương: Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng.
Sáu trăm chín mươi chín năm sau, vào ngày 12 tháng Bảy năm 1984, Trung Đội Trưởng Phạm Hữu Tạo, thuộc Trung Đoàn 276, Sư Đoàn 256, và rất nhiều – từ 960, hay 1600 hay trên 3700, các con số chính xác cho đến ngày nay chưa ai biết rỏ – bộ đội chính quy, biên phòng, và dân quân trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐNDVN) cũng đã bỏ mình vì nước tại Vỵ Xuyên, chũ yếu là các cao điểm 772 và 1509, và các khu vực phụ cận thuộc tỉnh Hà Giang (4,5,6). Họ đã hy sinh dưới pháo kích của Trung Quốc khi anh dũng tiến công từ dưới chân núi lên các cao điểm này để dành lại các vùng đất cực bắc của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ vài tháng trước. Ngoài việc gởi giấy báo tử cho gia đình, – như giấy báo tử cho gia đình Trung Đội Trưởng Phạm Hữu Tạo xem đuợc ở duới – cái chết bi hùng của hàng trăm, hay hàng ngàn chiến sỉ kể trên chỉ được nhà nước Việt Nam thông báo rất vắn tắt và kín đáo, chủ yếu là cho báo chí nước ngoài. Không hề có một lễ toàn quốc truy điệu, hay một phút mặc niệm cho cả nước, hay việc treo cờ rũ ít ra là một ngày để nhớ ơn những người đã vệ quốc vong thân. Cho đến ngày hôm nay, các thông tin khả tín từ mọi phía – nhất là phía các nhà nước Việt Nam và Trung Quốc – về trận chiến long trời lở đất trên các cao điểm 772 và 1509 và tại Vị Xuyên, Hà Giang, vẫn rất hiếm hoi.
Vì thế, câu hỏi phải đặt ra là, tại sao, khi vào năm 1979 nhà nước còn xuất bản được một cuốn sách “vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh” cụ thể là cuốn “Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc Trong 30 Năm Qua” (7), nhưng chỉ 5 năm sau, vào năm 1984, nhà nước Việt Nam không có một lời tương xứng nào cho toàn dân Việt khi Trung Quốc xua quân lấn chiếm đất Việt ở vùng biên giới Việt-Trung, giao chiến với bộ đội Việt Nam, và gây nên những tổn thất vô cùng lớn lao cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam? Tại sao những người trong cuộc, từ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trở xuống đến Đại Tá Nguyễn Xuân Được, người đã hạ bút ký giấy báo tử cho liệt sỉ Phạm Hữu Tạo và hàng trăm nếu không nói là hàng ngàn chiến sỉ khác, đã không hề lên tiếng?
Cho đến giờ phút này, những câu hỏi đó không có câu trả lời nào thích đáng, ngoài hai chử: phản bội.
Đi ngược lại truyền thống văn hoá Việt Nam, ĐCSVN và nhà nước đã phản bội những người anh hùng đã bõ mình vì nước vào tháng Bảy 1984 và tuyệt đại đa số các chiến sĩ nam và nữ đã và đang phục vụ trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, phản bội gia đình của các liệt sỉ đã vệ quốc vong thân từ trước đến nay, phản bội từng người Việt dù họ ỡ bất cứ đâu, khi không hề công khai báo cáo, giải thích, nhận lảnh trách nhiệm, và đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục và ngăn chặn sao chơ các tai họa tầy trời tương tự sẽ không bao giờ xảy ra trong tương lai.
Thế nhưng chưa hết. Sự phản bội không ngừng tại đó.
Kể từ 1984 trở đi, khi quan hệ với Trung Quốc, ĐCSVN và nhà nước đã và đang tiến hành một chính sách ngoại giao và kinh tế dựa trên các nguyên lý được gọi là “16 chử vàng” và “4 tốt” mà Trung Quốc đã đề xuất và không ngừng nhắc nhở ĐCSVN và nhà nước phải luôn luôn tuân thủ. Không cần phải biết đến nội dung của các nguyên lý đó, nhưng sự hiện diện và tính chỉ đạo của chúng trong các quan hệ giửa hai nước là một sự sỉ nhục vô cùng lớn lao mà không một người Việt nào có thể chấp nhận được. Là một nước lớn , một nước đứng hàng thứ 13 về dân số trong 220 nước trên thế giới, một nước với tuyệt đại đa số nhân dân tự hào vô hạn về nền độc lập của nước mình vốn dĩ tranh thủ đuợc qua bao nhiêu máu xuơng của con dân chồng chất qua hàng chục thế kỷ, Việt Nam chỉ có thể có hai nguyên lý cơ bản khi quan hệ với bất cứ nước nào khác: danh dự và quyền lợi. Khi chấp nhận “16 chữ vàng” và “4 tốt” từ Trung Quốc, ĐCSVN đã chà đạp danh dự nước Việt, đánh mất khả năng thấy được và tranh đấu được cho quyền lợi đích thật của toàn dân Việt, và từ đó đã và đang gây nên rất nhiều tai họa cho người và đất nước Việt. Một số các tai họa đó có thể tạm liệt kê như sau.
- Nhượng cho Trung Quốc một số diện tích đất đáng kể. Các Hiệp Ước Biên Giới ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 (8) đã nhượng cho Trung Quốc khoảng 800 Km2 (9) đất liền khi so với các Công Ước Pháp Thanh ký vào các năm 1987 và 1895(10). Tuy thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng vào năm 2002 đã kịch liệt phản bác là không hề có việc nhượng đất, các phản bác này thiếu tính thuyết phục. Lý do là phương pháp đàm phán về biên giới. Theo lời thứ trưỡng Lê Công Phụng: “khi đi vào đàm phán Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất mổi bên tự đưa ra một bản đồ và lấy bản đồ này làm căn cứ xác định đường biên giới giữa hai bên… do hai bên tự vẽ đường biên giới theo sự nhìn nhận của mình.” (11) Thế thì, trong giả thiết tồi tệ nhất, nếu Trung Quốc đưa ra một bản đồ theo đó cả chục vạn Km2 đất Việt Nam được vẽ nằm trong biên giới Trung Quốc, nếu phía Việt Nam đưa ra một bản đồ theo đó hàng ngàn, hay hàng vạn Km2 đất của Việt Nam cũng được vẽ nằm trong biên giới Trung Quốc, dựa trên những thỏa thuận ngầm đã có được giữa các đảng cọng sản Việt Nam và Trung Quốc, ví dụ như nhượng đất để trả nợ chi viện trong thời kỳ chiến tranh 1954-1975, thì hậu quả sẽ ra sao? Đã đành là Thứ Trưởng Lê Công Phụng có nói là các bản đồ do hai nước đưa ra “dựa trên hai Công Ước mà Pháp và nhà Thanh đã ký kết với nhau” (12), nhưng phép “dựa trên” này là thế nào? Nó có cho phép hai bên tùy tiện du di co giãn hay không? Vào tháng 11 năm 2010, đài BBC đưa lên mạng một chùm ảnh minh họa việc Trung Quốc nhổ các cọc mốc biện giới Việt-Trung làm bằng đá hoa cương và đã đóng từ đời nhà Thanh để đưa vào viện bảo tàng (13). Như thế nghĩa là gì, nếu không phải bản đồ do Trung Quốc đưa ra đã lấn sâu vào đất của Việt Nam đã có từ đời nhà Thanh, và ĐCSVN đã nhuợng đất biên giới? Do đó, câu hỏi bức thiết cần phải đặt ra và cần được ĐCSVN và nhà nước trả lời thích đáng là, hai bản đồ đó nay ở đâu? Tại sao không công bố cho toàn dân Việt xem? Điều mà ai cũng biết là, cho đến ngày hôm nay, ĐCSVN và nhà nước chưa hề công bố bộ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp Ước Biên Giới 30/12/1999, dù rằng, cũng theo lời thứ trưởng Lê Công Phụng, “bộ bản đồ này là một bộ phận cấu thành và không tách rời của Hiệp ước năm 1999” (14). Khi bộ bản đồ này, và hai bản đồ được dùng để thương lượng chua đuợc công bố, bất cứ những gì ĐCSVN và nhà nước nói về Hiệp Định Biên Giới 30/12/1999 đều không thể nào tin được bởi vì đã có quá nhiều nghi vấn không có lời giải (15). Vào năm 2011, khi việc đóng các cọc mốc biên giới cũng đã gần xong (16), ĐCSVN và nhà nước thật sự không còn có lý do chính đáng nào để không công bố các bản đồ đó.
- Nhượng cho Trung Quốc một diện tích biển đáng kể. Về việc nhượng biển, Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 (17) đã nhượng cho Trung Quốc khoảng 11.000 Km2 trên biển Đông (18) khi so với các Công Ước Pháp Thanh ký vào các năm 1987 và 1895(19). Từ năm 1947, với sự hổ trợ về mặt nghiên cứu của nhiều luật gia và sử gia Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã xem từ 90% đến 95% diện tích biển Đông trên một vùng hình chữ U – còn gọi là “đường lưỡi bò” – chạy dài từ đảo Hải Nam xuống đến Bải Cạn James (James Shoal) ở 80 km phía Tây Bắc thị trấn Bintulu của Mả Lai trên thềm lục địa đảo Borneo, là của Trung Quốc (20). Ngoài việc chiếm biển, Trung Quốc cũng đã ngang ngược chiếm đóng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sự chống đối của nhiều nhà nước và nhân dân các quốc gia ở quanh biển Đông. ĐCSVN và nhà nước Việt Nam cũng có lên tiếng, nhưng để khẳng định là sẽ làm việc với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề trên trong khuôn khổ “16 chữ vàng” và “4 tốt” mà Trung Quốc đã ban phát cho (21). Thật là nhục nhã và thê thảm! Trong suốt ba tháng trời trong lúc trí thức và quần chúng trong và ngoài nước liên tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa, ngoài việc xua Công An phong tỏa đường phố, bắt bớ, thậm chí đánh ngã rồi đạp vào mặt người tham gia biễu tình (22, 23), hay phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền một cách chiếu lệ (24), thật sự là ĐCSVN và nhà nước đã làm gì, hay làm được gì?
- Mở rộng cửa cho Trung Quốc tùy tiện khai thác các tài nguyên dồi dào hoặc/và hiếm quý của đất nước gây nên những tác hại không lường được. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đương nhiên cần có những dự án khai thác các tài nguyên thiên nhiên có sẵn như khoáng sản quặng mỏ kim loại, dầu khí, cây rừng, cá biển, vv… Dù chậm – 36 năm đã trôi qua từ ngày 30/4/1975 – nhưng khi chưa có đủ vốn hay các khả năng kỷ thuật, quản lý, hay tiếp thị ở tầm vóc quốc tế cần thiết cho các dự án đó, việc kêu gọi và xử dụng đầu tư từ các nước ngoài tiên tiến hơn là một điều cần thiết. Trong những điều kiện tối hảo, đầu tư nước ngoài cần đạt các yêu cầu như sử dụng những kỹ thuật hiện đại nhất, bảo vệ và tái tạo môi sinh trường trước và sau khi khai thác, tạo công ăn việc làm tốt về chất lẫn lượng cho người dân, đảm bảo được lợi nhuận hợp lý cho cả hai bên, và góp phần vào việc củng cố và mở rộng nền móng cho sự phát triển đất nước lâu dài qua tiết kiệm và tái đầu tư. Thêm vào đó là yêu cầu phối hợp nhịp nhàng với các mục tiêu ngoại giao và địa chính trị nhằm bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, các yêu cầu trên đã không được đáp ứng thích đáng. Có hai ví dụ điển hình: việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên, và việc cho thuê rừng biên giới.
- Việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Theo Sở Thăm Dò Địa Chất Hoa Kỳ, vào năm 2009 Việt Nam chỉ khai thác được 30 ngàn tấn bauxite trong khi có một trữ lượng bauxite khoảng 5.4 tỷ tấn tại Tây Nguyên; với trữ lượng này, Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về bauxite, chỉ sau Guinea và Úc (25). Trong tình hình trên, việc kêu gọi và chọn một công ty đầu tư nước ngoài để khai thác bauxite Tây Nguyên đáng lý ra là không khó, vì nhu cầu cho nhôm, một kim loại tinh luyện được từ bauxite, có tăng suất toàn cầu khoảng 6% mỗi năm và có số lượng tiêu thụ toàn cầu ước lượng là 44 triệu tấn vào năm 2009 (26). Từ những năm 2005 trở đi, khi nhà nước Việt Nam đưa tin sẽ tìm cách khai thác bauxite Tây Nguyên, nhiều công ty khai thác bauxite lớn nhất trên thế giới đã ngỏ ý muốn tham gia. Một ví dụ là công ty Hoa Kỳ Alcoa. Vào năm 2006, để chuẩn bị và lót đường cho các thương lượng với Việt Nam, Alcoa qua Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Saigon, đã vận động hành lang tại Quốc Hội Mỹ nhằm giúp Việt Nam tiếp tục giử đưọc quy chế thương mại bình thương không phân biệt với Hoa Kỳ (27). Alcoa là một công ty sản xuất nhôm đứng hàng thứ ba trên thế giới, sau công ty Rusan của Nga, và Rio Tinto Alcan của Canada (hạng nhất) (28). Thế nhưng, đã không hề có một cuộc đấu thầu quốc tế công khai. Ngược lại, bất chấp sự chống đối của đa số trí thức Việt Nam trong và ngoài nước, một hợp đồng khai thác bauxite được công ty quốc doanh Vinacomin bí mật thương lượng và ký với công ty quốc doanh Trung Quốc Chinalco và thông báo sơ sài cho toàn dân vào đầu năm 2009 (29). Không công khai đấu thầu quốc tế là một quyết định sai trái vì khi làm như vậy, sẽ tự giới hạn nguồn cung các kỹ thuật hiện đại nhất và không có cơ hội lấy được giá phí khai thác thấp nhất, và đo đó không bảo vệ được và tối đa hoá quyền lợi quốc gia. Nhưng khách quan mà nói, dự án khai thác bauxite Tây Nguyên còn có thêm hai vấn đề lớn.
- Vấn đề thứ nhất là phương pháp thương lượng. Chinalco là một công ty đứng hàng thứ nhì trên thế gìới về sản xuất alumina từ bauxite, và hàng thứ ba về chế biến alumnina thành nhôm tinh luyện. Nhà nước Trung Quốc đã cho Chinalco một sứ mệnh trọng yếu là thu mua và biến chế các nguyên liệu khoáng sản – bauxite, alumina, đồng, nhôm, gallium, carbon vv… bất cứ ở đâu trên địa cầu này, nhằm phục vụ nhu cầu phát triễn kinh tế lâu dài của Trung Quốc. Với sứ mệnh đó, Chinalco là một trong những đứa con cưng nhất của ĐCS và nhà nước Trung Quốc. Một ủy viên dự khuyết trung ương đảng ĐCSTQ đã là chủ tịch tổng giám đốc công ty từ ngày thành lập cho đến năm 2010, trong khi toàn bộ vốn thành lập công ty xuất phát từ nhà nước và bằng cách sát nhập lại 8 đại công ty khai thác khoáng sản tại Trung Quốc (30). Vì trưởng thành trong thế mạnh tuyệt đối,(có ai tại Trung Quốc dám cải lại ban giám đốc Chinalco, và có công ty hay nhà nước ngoại quốc nào khi thương lượng với Chinalco mà không biết đàng sau Chinalco chính là Trung Ương Đảng Cọng Sản Trung Quốc?), trong mọi thương lượng Chinalco rất thủ đoạn và táo bạo – nếu không nói là tàn bạo – khi tìm cách dành phần lợi về mình. Khi có thế mạnh, họ sẽ dành lợi về phía họ cho đến cùng. Tại Peru, vì nhà nước chỉ muốn phát triển bằng mọi giá và do đó không đếm xỉa gì đến sự chống đối của dân địa phương, trí thức trong nước, và các tổ chức phi quốc gia quốc tế, Peru đã để cho Chinalco mua núi mỏ đồng Toronomacho (“Con Trâu Không Sừng”) với trữ lượng đồng trị giá khoảng 50 tỷ USD vào năm 2010 với giá rẻ mạt là 810 triệu USD (31). Đài BBC ước tính là Chinalco sẽ lời 2000% trên nghiệp vụ đầu tư này (32). Ngược lại, khi không có được thế mạnh, hay khi gặp đối thủ cứng cựa, Chinalco sẽ biết nhịp nhàng ứng đối và nếu cần sẽ rút lui, thậm chí là “bỏ của thay nguời,” một khi đã đánh giá là sẽ không đạt được các mục tiêu đã có sẵn trước khi thương lượng. Cụ thể, tại Úc, sau khi đã chi 100 triệu USD để nghiên cứu khả thi, Chinalco đã thương lượng thành công với nhà nước Úc để bỏ ngang một dự án trị giá 3 tỷ USD nhằm khai thác bauxite tại bang Queensland vì: a) phải xây một nhà máy tinh luyện nhôm trị giá 2.2 tỷ USD, b) phải chi 30 triệu USD để huấn luyện và giúp dân bản địa tìm việc làm, c) sẽ phải đóng một “siêu thuế” 40 phần trăm trên lợi nhuận do nghị viện Úc, dưới áp lực của trí thức và quần chúng, buộc nhà nước Ức ban hành thành luật, và d) giá thị trường nhôm tinh luyện đã giảm xuống từ 3000 USD/tấn còn 2000 USD/tấn vì lý do là số cung toàn cầu đã lên quá mức số cầu vào năm 2010 (33, 34). Quyết định của Chinalco tại Úc là một quyết định thuần lý trong bối cảnh một nhà nước Úc khôn khéo biết và sẳn sàng bỏ lợi nhuận trong ngắn hạn để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong dài hạn. Tại các nước nghèo hay đang phát triển, việc tìm lợi nhuận cho cá nhân hay tổ chức trong ngắn hạn lắm lúc được cảm nhận một cách thiếu sáng suốt là bức thiết và được đánh giá cao hơn là phúc lợi về lâu về dài của toàn xã hội và đất nước. Trong trạng huống này, cán cân quyền lực khi thương lượng sẽ lệch hẳn về phía công ty muốn bỏ vốn đầu tư. Vì các chi tiết về những điều khoản đã được Chinalco và việt Nam đồng ý về dự án bauxite Tây Nguyên vào lúc này vẫn còn được cả hai bên dấu kín, vì ĐCSVN và nhà nước Việt Nam đã không hề nghĩ đến và mang các yếu tố quốc hội, quần chúng, trí thức, và các tổ chức phi quốc gia quốc tế vào các cuộc thương lượng với Chinalco, do đó rất khó lòng mà không quan ngại cho quyền lợi cả nước nói chung và người và đất Tây Nguyên nói riêng. Đó là chưa kể đến bối cảnh ĐCSVN rất cung túc tận tụy với 16 chữ vàng và bốn tốt mà Trung Quốc đã ban phát cho.
- Vấn đề thứ hai thuộc về các khía cạnh kỷ thuật và bảo vệ môi sinh trường. Bauxite Tây Nguyên sẽ đuợc khai thác theo phương pháp khai thác mỏ mở (open-pit mining). Vì thế, ít nhất là 200 hecta đồn điền cà phê và 50 hecta đồn điền trà tại Tây Nguyên sẽ phải bị ủi bỏ (35). Nếu bão vệ môi sinh trường là một ưu tiên, việc ủi bỏ đất này phải được đăc biệt quan tâm đến. Trong những điều kiện tối hảo, việc ủi bỏ này sẽ có hai giai đoạn: cào và giử để dùng lại về sau lớp đất màu mở dày bình quân từ 0 đến 15 cm và chứa đầy hạt giống và vi sinh vật, và cào và giử lại để dùng lại về sau lớp đất thô ở ngay dưới lớp đất màu mở và dày từ 2 đến 10 mét, bình quân là hai mét (36). Hai lớp đất này về sau sẽ đuợc dùng lại để tái tạo môi sinh trường gồm rừng cây nhiệt đới nguyên thủy – hay các đồn điền trà và cà phê đã có từ trước – và để cho các động vật và vi sinh vật lớn nhỏ đã bị đuổi hay cào đi có cơ hội trở lại. Ở ngay dưới hai lớp đất màu và đất thô đó là lớp quặng bauxite. Lớp quặng này dày từ 2 đến 20 mét (bình quân là 5 mét) và chứa từ 31% đến 52% alumina (37). Trong quy trình Bayer để biến bauxite thành alumina, một mỏ bauxite sẽ cần từ 2.0 đến 2.3 tấn nước cho mổi tấn alumina được sản xuất (38). Các tỷ lệ hoán chuyển từ bauxite sang nhôm như sau: cần 5 tấn bauxite để có 1 tấn alumina, và 2 tấn alumina để có 1 tấn nhôm(39). Với sản lượng alumina dự trù cho các nhà máy Tân Rai tại Lâm Đồng và Nhân Cơ tại Dắk Nông là 600,000 tấn/năm (40), lượng nước cần có ước tính được là từ 2.4 đến 2.76 triệu tấn/năm, tương đương với 2.4 đến 2.76 triệu mét khối/năm. Việc quản lý tốt số lượng nước khổng lồ đó là một điều tối cần để bảo vệ môi sinh trường. Nước thải ra trong quy trình Bayer để sản xuất bauxite thật sự ở dạng bùn lỏng, gọi là bùn nâu hay bùn đỏ tùy giai đoạn trước hay sau cùng trong chu kỳ Bayer, vì nó chứa các hạt bụi rất nhỏ, cở một micron (10-6 mét). Tùy theo loại bauxite và phương pháp khai thác, bùn đỏ có hàm lượng sắt, nhôm, canci, và natri rất đáng kể. Ngoài ra, bùn đỏ còn chứa ở hàm lượng rất thấp các chất bari, boron, cadmium, chromium, cobalt, gali, chì, scandium, vanadium và các TENORM (Techology-Enhanced Normally Occuring Radioactive Materials), tức là các chất phóng xạ thiên nhiên như uranium, thorium, radium mà nồng độ đã được nâng lên rất cao khi kinh qua các các kỹ thuật biến chế (41). Vì alumina sau khi đã tinh luyện xong sẽ ở dưới dạng một bột trắng và khô, lượng nước bùn đỏ khổng lồ đó cần phải có hồ chứa để từ đó đưa các quy trình thanh lọc cần thiết nhằm thu hồi và xử lý các hoá chất độc hại như natri, chì, và các TENORM trước khi được xả vào thiên nhiên. Từ Tây Nguyên ở phía trên, nếu không có các biện pháp quản lý và thanh lợc hữu hiệu như đã mô tả, không chóng thì chầy nước dơ, nước bùn nâu, đất thải ra, và nhất là bùn đỏ với một hàm lượng độc chất cao – ví dụ như natri dưới dạng sodium hydroxide – , sẽ tự nhiên chảy xuống các đồng bằng ở phía dưới, kể cả đồng bằng Nam Bộ vựa lúa của cả nước, để từ đó gây những tác hại không thể lường được trên con người và môi sinh trường. Hiện nay, không ai biết Chinalco và Vinacomin sẽ có các biện pháp xử lý bùn đỏ gì, đó chưa nói đến việc xử lý bùn đỏ theo các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất nhằm bão vệ môi sinh trường tại Tây Nguyên. Tờ “The Economist” (“Kinh Tế Gia”) là một tuần báo quốc tế với trên 1.6 triệu độc giả trong số đó là hầu hết các nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế, thương mại trên thế giới (42). Khi đưa tin về dự án bauxite Tây Nguyên, sau khi đã ghi nhận lời tuyên bố của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải là “Việt Nam sẽ theo đuổi dự án bauxite bất chấp mọi giá phí”, The Economist đã đánh giá việc ĐCSVN và nhà nước Việt Nam chấp thuận các đề án của Chinalco bất chấp sự chống đối của trí thức và quần chúng bằng một kết luận cực kỳ thô bạo và chua chát – cho từng người Việt – như sau: “bọn ăn mày làm gì có quyền lựa chọn”(43).
- Việc cho thuê dài hạn rừng biên giới. Một ví dụ khác là tại “các tỉnh xung yếu biên giới”, các tỉnh ủy đã cho đầu tư ngoại quốc thuê dài hạn (từ 55 đến 99 năm) đến 305.353 hecta rừng, trong đó phần của Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan chiến đến 264.000 hecta, hay là 85% (44). Các rừng nhiệt đới trinh nguyên này, với hàng chục triệu cây và hàng chục ngàn động và thực vật hiếm quý sẽ bị cào đốn sạch để trước là thu hoạch gổ hiếm qúy sau là biến rừng thành những đồn điền trồng cây keo và cây bạc hà. Các cây này là những loại cây công nghiệp lớn rất nhanh và do đó có thể cung cấp nhiều và liên tục gổ nghiền vụn cho các nhà máy giấy tại Trung Quốc. Có hai điều không thể chấp nhận đượctrong việc cho ngoại quốc thuê dài hạn hàng trăm ngàn hecta rừng biên giới. Một là mở đường cho Trung Quốc thi hành biện pháp cổ điển lùa dân cướp đất bằng cách khuyến khích hay xua dân sang ở “tạm”, rồi đưa công an và bộ đội giúp giử trật tự trị an vì lý do không có đại diện chính quyền địa phương, hay đại diện chính quyền địa phương nói được tiếng Trung hay các thổ âm của người dân họ đã đưa sang, để rồi sau đó tức là 55, hay 99 năm sau, “tiện tay dắt dê” lấy luôn đất với sự hỗ trợ của quân đội nếu cần. Hai là, bạc hà là một loại cây mọc nhanh mà các tác hại trên môi sinh trường – ví dụ như hạ thấp mặt bằng nước và ngăn chặn không cho cây cỏ bụi rậm cần thiết cho sự sống còn của các động vật và sinh vật nhỏ mọc lên vì bạc hà đã hút hết nước – nay đã được khoa học chứng minh (45,46). Cho phép Trung Quốc cày đốn và thay thế rừng già nhiệt đới biên giới bằng đồn điền bạc hà nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy tại Trung Quốc, và sau đó có cơ hội chiếm đứt luôn dất biên giới là biến chuyển mới rất đang quan ngại trong tình hình biên giới Việt-Trung. Biến chuyển này cần phải ngăn chặn và đảo ngược lại truớc khi quá muộn.
- Biến Việt Nam thành một thị trường bị khống của Trung Quốc. Theo thống kê nhà nước Việt Nam, cán cân mậu dịch Việt-Trung rất chênh lệch. Trong thời khoản 2007-2009, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm từ 19-23% tổng trị giá các nhập khẩu trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 7-8% (47, 48). Vào năm 2008, mức độ thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc lên đến 11.5 tỷ USD và có chiều hướng gia tăng như được trình bày trong các đồ thị ở dưới.
Một quan hệ mậu dịch theo đó một bên chỉ bán nguyên liệu và mua hàng tiêu dùng đồng thời lại bị không chế về các mặt chính trị và quốc phòng thông thường được định nghỉa là quan hệ giửa thuộc địa và mẫu quốc. Người Việt, sau 61 năm (1884-1945) làm thuộc địa của nước Pháp (1884-1945) đáng lý là phải rất nhạy cảm về việc này. Thế nhưng, đó cũng chính quan hệ giửa Việt Nam và Trung Quốc khi dựa trên những số liệu và thông tin mà bất cứ ai cũng có thể tìm thấy hay nhìn thấy đuợc. Do đó, vấn đề cần đặt ra là tại sao ĐCSVN và nhà nước lại có thể chấp nhận trạng huống nước Việt là một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc mà không hề có một biện pháp đối trị cụ thể gì cả? Hay là vì họ đã bị mê hoặc bởi 16 chử vàng và bốn tốt?
- Mở rộng cửa cho người Trung Quốc sang làm ăn sinh sống ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam với 87-90 triệu dân có khoảng 1.300.900 người Trung Quốc sinh sống, làm ăn, buôn bán, làm chủ, làm công nhân, làm quản trị viên, cố vấn cho cơ quan nhà nước vv…(50). Các con số này thật sự không lớn so với các nước khác trong cùng khu vực (Xem thống kê ở dưới).
Tuy nhiên, đã bắt đầu hiện ra một vấn đề liên hệ tới người Trung Quốc xuất nhập hay cư ngụ tại Việt Nam. Đó là vấn đề “lao động chui”. Có nhiều chỉ dấu cho thấy các xí nghiệp Trung Quốc hoạt động ở Việt Nam đã tùy tiện mang nguời xuất nhập Việt Nam mà không cần qua các thủ tục hải quan thông thường như xem xét hộ chiếu, lý lịch và chứng minh thư, hay giấy chứng nhận đã có chích ngừa các bệnh truyền nhiểm. Gần đây, báo Tiền Phong Online đã đăng tin là Sở LĐ-TB&XH Đắk Nông đã phát hiện ra là trong số 314 lao động Trung Quốc đang làm việc tại tỉnh có đến hơn 170 người, tức là 54%, chưa hề có giấy phép lao động (51). Không nghiêm chỉnh thi hành các luật lệ hải quan và lao động, không quản lý chặt chẽ việc xử dụng nhân sự của các dự án đầu tư của Trung Quốc, không ngăn chặn Trung Quốc đưa lao động sang làm các việt như như nấu nướng, giặt ủi, quét dọn, hay làm các công việc không cần trình độ kỷ thuật, điều mà họ vẫn thường xuyên làm tại Phi Châu – rỏ ràng là ĐCSVN và nhà nước đã đồng tình để cho Trung Quốc xem đất nước Việt Nam như là sân chơi của Trung Quốc.
***
Và như thế, bước vào thập niên thứ nhì của thế kỷ thứ 21, hay thế kỷ thứ 41 kể từ ngày người Việt xuất hiện trong huyền sử, nước Việt đang chìm sâu vào một thời kỳ Bắc thuộc mới, thời kỳ Bắc thưộc lần thứ Năm. Thời kỳ Bắc thuộc mới này đã bắt nguồn từ những thập niên 80 của thế kỷ trước. Nếu trong bốn thời kỳ Bắc thuộc trước (52):
- Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN – 39) dưới nhà Triệu, nhà Hán
- Bắc thuộc lần thứ hai (43 – 541) dưới nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
- Bắc thuộc lần thứ ba (602 – 905) duới nhà Tùy, nhà Đường.
- Bắc thuộc lần thứ tư (1407 – 1427): dưới nhà Minh.
Bọn xăm lược bành trướng phương Bắc đã chỉ chiếm và đô hộ được đất Việt qua đầu lưỡi kiếm, thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm bắt đầu bằng sự phản bội không tiền khoáng hậu của một tập đoàn khoảng ba triệu người Việt đã tự cho mình là tập thể của những người gọi là những “trí tuệ đỉnh cao nhất” của cả nước. Nhân danh những học thuyết ngoại lai đã bị người dân chính tại các nước đã sản sinh ra chúng chối bỏ không nhân nhượng và đã bị lịch sử triệt để chứng minh là sai trái và ném vào sọt rác, tập đoàn đó, Đảng Cọng Sản Việt Nam, đã ngang nhiên bán nước cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt, và áp đặt bằng bạo lực thô bạo trên 87 triệu người Việt một chế độ toàn trị bất nhân phi nghĩa, một chế độ chỉ xây dựng được trên một nền móng duy nhất, tức là yêu cầu tuyệt đối trung thành với đãng, để từ đó làm bất cứ gì đảng muốn.
Chính nền móng đó sẽ là mồ chôn của tập đoàn toàn trị đó.
Bởi vì, con người chỉ có thể trung thành với những gì mà tự đáy lòng và trong sâu thẳm của con tim họ, những nơi chốn mà không ai dù có thủ đoạn hay tài tình đến đâu cũng không thể nào xâm nhập được, biết là đúng, là phải, là mang lại và bảo toàn được danh dự và hạnh phúc cho họ, cho gia đình họ, cho bè bạn gần xa, và cho đất nước họ.
Nếu chỉ là một người Việt bình thường, hảy tự hỏi có danh dự hay sung sướng gì khi sống kiếp sống không tự do của người nô lệ khi đất nước đắm chìm trong ách thống trị của ngoại bang? Nếu là một đảng viên, hảy tự hỏi: đảng đã bán nước, tại sao vẫn phải trung thành với đảng?
Hảy hỏi, và từ trí tuệ, từ đáy lòng, từ con tim người, câu trả lời sẽ đến.
Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, Trung Đội Trưởng Phạm Hũu Tạo và đồng đội, cũng như trên 50 chiến sĩ hải quân anh hùng của Việt Nam Cọng Hòa đã về cùng biễn cã khi chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa và Trưởng Sa của Việt Nam – và hàng ngàn hàng vạn hàng triệu người Việt khác qua những thế kỷ – đã thà mất thân mình chứ không thể sống kiếp sống nô lệ, nước mất nhà tan. Họ đã lựa chọn tự do. Khi lìa đời, cũng như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, đa số những người đó chỉ xấp xỉ 26, 27 tuổi. Tuổi hai mươi sáu, hai mươi bảy, cũng là tuổi trung bình của người Việt Nam vào năm 2011(52). Sử mệnh Dân tôc Việt hình như chỉ muốn kêu gọi và thách đố những người ở vào cuối tuổi đôi mươi đó.
Nay, những người tuổi đôi mươi Việt Nam, ở trong hay ngoài đảng, ở trong hay ngoài Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, ở trong hay ngoài nhà nước, những người còn mang dòng máu Việt ở bất cứ nẽo đường nào, có nghe chăng lời mời gọi bức thiết nồng nàn hảy chỉ một lần quên mình và chọn lấy tự do để làm lại lịch sử nước Việt: trong nước mắt sắp trào mi của hàng vạn người Việt đã và đang xuống đường vào mùa hè năm nay, trong từng chiếc lá rừng biên giới cực Bắc, và trong từng ngọn lúa đồng bằng phía Nam của Quê Hương?
Chấn Minh
www.vietthuc.org
CHÚ THÍCH
1. George Rawlinson (1859), “The History of Herodotus” Tập.4, D.Appleton & Company, New York, trang 94. Xem bản điện tử Google copy Nguyên bản tiếng Anh của hai câu đối đáp như sau: “Men of Lacedaemon, why will ye not consent to be friends with the King? Ye have but to look at me and my fortune to see that the King knows well how to honour merit. In like manner ye yourselves, were ye to make your submission to him, would receive at his hands, seeing that he deems you men of merit, some government in Greece.” “Hydarnes”, they answered, “thou art a one-sided counsellor. Thou hast experience of half the matter; but the other half is beyond thy knowledge. A slave’s life thou understandest; but, never having tasted liberty, thou canst not tell whether it be sweet or no. Ah! hadst thou known what freedom is, thou wouldst have bidden us fight for it, not with the spear only, but with the battle-axe.”
2. Lê Mạnh Thát, 1999, “Trần Nhân Tông – Con Nguời và Tác Phẩm” , Nhà Xuất Bản TP Hồ Chí Minh, Việt Nam, Chương 3: Vua Trần Nhân Tông và Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc 1285. Xem trên mạng:http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-44_4-11573_5-50_6-1_17-10129_14-2_15-2/#nl_detail_bookmark Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
3. Lê Văn Hưu et al,1272-1697,”Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”, bản Kỷ Toàn Thư, Kỷ Nhà Trần, Nhân Tông Hoàng Đế, trang 47a, xem bản điện tử tại Việtnamese Nôm Preservation Foundation hay tại Việt Nam Thư Quán Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
4. Wikipedia, “Xung Đột Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc 1979-1990” http://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_%C4%91%E1%BB%99t_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t_Nam-Trung_Qu%E1%BB%91c_1979-1990 . Bài viết này xử dụng những nguồn Tây Phương có thể kiểm chứng được do đó có mức độ khả tín cao nhất. Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
4. British Broadcasting Corporation (BBC), 2011, “3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ?” , http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100728_laoshan_battle.shtml Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
6. Phạm Viết Đào, 2010, “Tôi đưa linh hồn em trai – liệt sỹ Phạm Hữu Tạo từ Hà Giang về quê, cổng mạng “Nhắn Tìm Đồng Đội””, dược đưa lên mạng ngày 08/05/2010 07:40:18 AM http://www.nhantimdongdoi.org/?mod=chitiet&subcate=5&id=2606. Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
7. Bộ Ngoại Giao nước Cọng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1979, “Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam – Trung Quốc”, Nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà Nội, Việt Nam. Đọc phóng ảnh trên mạng tại đây: http://dinhtanluc.wordpress.com/387/ hay tải xuống dưới dạng ebook (.prc) ở đây: http://www.mediafire.com/?5doz18f969z49x5. Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
8. Wikepedia, 2010 “Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam – Trung Quốc”, xem đoạn 2:Tranh cãi và nghi vấn quanh Hiệp định biên giới và đoạn 3: Kết quả Hiệp định biên giới năm 1999. http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%A5n_%C4%91%E1%BB%81_l%C3%A3nh_th%E1%BB%95_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t_Nam_-_Trung_Qu%E1%BB%91c#K.E1.BA.BFt_qu.E1.BA.A3_Hi.E1.BB.87p_.C4.91.E1.BB.8Bnh_bi.C3.AAn_gi.E1.BB.9Bi_n.C4.83m_1999 Truy cập trên mạng ngày 15/8/2011.
9. Nguyên Ân, 2008, “Hiệp ước về Biên giới Đất liền Việt Nam-Trung Quốc”, RFA Đài Á Châu Tự Do http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/China-Vietnamese_land_frontier_treaty_NAn-20080111.html Truy cập trên mạng ngày 16/8/2011.
10. Wikipedia, 2010, “Công Ước Pháp Thanh 1895”. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Ph%C3%A1p-Thanh_1895 Truy cập ngày 15/8/2011.
11. Đại Sứ Quán Cọng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, 2002, “Hiệp ước Biên Giới Trên Đất Liền, HĐ Phân Định Vịnh Bắc Bộ VN-TQ “. (http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20020410145951) Truy cập trên mạng ngày 15/8/2011.
12. Đại Sứ Quán Cọng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, op. cit.
13. British Broadcasting Corporation (BBC) Vietnamese, 2010, “Trung Quốc bảo tồn cột mốc biên giới”. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2010/11/101125_china_border_markers.shtml Truy cập trên mạng ngày 15/8/2011.
14. Đại Sứ Quán Cọng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, op. cit.
15. Dương Danh Huy, 2011, “Nhìn Lại Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ Sau Mười Năm”, British Broadcasting Corporation (BBC). http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110122_bacbo_agreement_10years_on.shtml Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
16. Biên Phòng Việt Nam, 2010, “Biên giới Việt – Trung: Mốc mới ổn định, lâu bền(06/01/2010)” http://www.bienphongvietnam.vn/dbmg/284.vt Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
17.Wikipedia, 2010, “Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ” http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Ph%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%8Bnh_V%E1%BB%8Bnh_B%E1%BA%AFc_B%E1%BB%99 Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
18. Nguyên Ân, op. cit.
19. Wikipedia, 2010, “Công Ước Pháp Thanh 1895” , op. cit.
20. Li Jinming và Li Dexia, 2003, “The Dotted Line on the Chinese Map,of the South China Sea: A Note”, Ocean Development and International Law34:287–295. Bản PDF tại: http://www.southchinasea.org/docs/Li%20and%20Li-The%20Dotted%20Line%20on%20the%20Map.pdf Truy cập trên mạng ngày 14/8/2011.
21. Nguyễn Ái (TTXVN/VN+), 2011, “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp Đại sứ Trung Quốc”, Vietnam+, http://www.vietnamplus.vn/Home/Bo-truong-Bo-Quoc-phong-tiep-Dai-su-Trung-Quoc/20117/96388.vnplus . Truy cập ngày 12/8/2011.
22. John Ruwitch và Jonathan Thatcher, 2011, “New Hanoi anti-China rally tests tolerance of protests”, Reuters. http://www.reuters.com/article/2011/08/07/us-vietnam-protests-idUSTRE7760NX20110807 Truy cập trên mạng ngày 19/8/2011.23. Viet3, 2011 “Công an Việt Nam đạp vào mặt người biểu tình ngày 17/7/2011”, YouTube. http://www.youtube.com/watch?v=1aKTuOrg3dI Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011. 24. TTXVN/VN+, 2011, “VN phản đối Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền”, Vietnam+, http://www.vietnamplus.vn/Home/VN-phan-doi-Trung-Quoc-vi-pham-quyen-chu-quyen/20118/100662.vnplus . Truy cập trên mạng ngày 16/8/2011.
25. Bray, E. Lee, 2009 “Bauxite and Alumina”, US Geological Survey Mineral and Commodity Summaries January 2009. http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bauxite/mcs-2009-bauxi.pdf. Truy cập trêm mạng ngày 20/8/2011.
26. International Aluminum Institute, 2010, “Global Aluminum Industry Sustainability Scorecard 2009”, Trang 7. Tài liêu trên mạng http://www.world-aluminium.org/cache/fl0000399.pdf . Truy cập trên mạng ngày 28/8/2011. 27.American Chamber of Commerce in Vietnam, 2006, “Testimony for the record at the hearing on Hearing on “S.3495—A bill to authorize the extension of nondiscriminatory treatment (normal trade relations treatment) to the products of Vietnam” http://www.usvtc.org/trade/wto/coalition/TestimonyAmChamHCMC12Jul06.pdf Truy cập trên mạng ngày 26/8/2011.
28. Wikipedia, 2011, “Alcoa” http://en.wikipedia.org/wiki/Alcoa Truy cập trên mạng ngày 26/8/2011.29. Bauxite Việt Nam, 2009, “12/04/2009 Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam”. http://boxitvn.blogspot.com/2009/04/12042009-kien-nghi-ve-quy-hoach-va-cac.html. Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
30.Aluminum Corporation of China, 2010 Annual Report. 20/8/2011: http://finance.ifeng.com/stock/gsgg/20110301/3521558.shtml Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
31. Blair Smith et al, 2010, “China Boss in Peru on $50 Billion Peak Bought for $810 Million”, Bloomberg BusinessWeek. http://www.businessweek.com/globalbiz/content/nov2010/gb2010111_682546.htm Truy cập trên mạng ngày 268/2011.
32. John Simon, 2008, “Peru’s Copper Mountain in Chinese Hand”, British Boradcasting Corporation (BBC) News. http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/7460364.stm Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
33. Không có tên tác giả, 2011, “Chinalco halts Australian bauxite mining project”, China Business News. http://cnbusinessnews.com/chinalco-halts-australian-bauxite-mining-project/ Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011: 34. AAP & Reuters, 2010, “Qld govt, Chinalco end bauxite deal” Business Spectator. http://www.businessspectator.com.au/bs.nsf/Article/Qld-govt-Chinalco-end-bauxite-deal-pd20100630-6WG3P?OpenDocument&src=rab Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
35. Tran Dinh Thanh Lam, 2009, “Vietnam farmers fall to bauxite bulldozers”, Asia Times Online. http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KF02Ae01.html Truy cập trên mạng 20/8/2011.
36. Lucy Martin và Steven Howard, 2011, “Alumina Refinery Water Management Design in Tropical and Subtropical Climate”, Bechtel Technical Journal, 2011. http://www.bechtel.com/assets/files/TechJournal/2011/M&M%2002%20Alumina%20Refinery%20Final.pdf Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
37. Lucy Martin và Steven Howard, op. cit. Trg 3.
38. Lucy Martin và Steven Howard, op. cit. Trg 2.
39. Lucy Martin và Steven Howard, op. cit. Trg 2.
40. Himani Sarkar, 2011, “UPDATE 1-Vietnam to test run 1st alumina plant in Sept –paper” Reuters, tại trang mạng Yahoo! News Malyasia http://my.news.yahoo.com/1-vietnam-test-run-1st-alumina-plant-sept-022700887.html truy cập ngày 26/8/2011.
41. Environment Protection Agency (EPA), 2011, “Aluminum Production Wastes” http://www.epa.gov/radiation/tenorm/aluminum.html Truy cập trên mạng ngày 24.8/2011
42. Wikepedia, 2011, đề mục “The Economist”. http://en.wikipedia.org/wiki/The_Economist
43. Không có tên tác giả, 2009, “Bauxite Bashers”, The Economist, Asia Print Edition số ngày 23/4/2009 http://www.economist.com/node/13527969 Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
44. BBC Tiếng Việt, 2010 “Cảnh báo về các dự án cho thuê rừng” Cập nhật: 07:22 GMT – thứ hai, 22 tháng 2, 2010 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/02/100222_forestation_projects.shtml, Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
45. Tilashwork Chanie Alemie, 2009, “THE EFFECT OF EUCALYPTUS ON CROP PRODUCTIVITY, AND SOIL PROPERTIES IN THE KOGA WATERSHED, WESTERN AMHARA REGION,ETHIOPIA” Cornell University Master Thesis.http://soilandwater.bee.cornell.edu/research/international/docs/Tilashwork%20Final%20thesis_formatted_review%20for%20printing.pdf. Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
46.Ernest Cavallo, 2010, “Farmers’ Forests and Crop Land for Wood Pulp Factories? – The mean business practices of InnovGreen in Vietnam”. http://chrislang.files.wordpress.com/2010/05/farmers-forest-for-paper-pulp-mills.pdf Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
47. Tổng Cục Thống Kê, 2011, “Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo khối nước, phân theo nước và vùng lãnh thổ” http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=10373. Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
48. Tổng Cục Thống Kê, 2011, “Trị giá nhập khẩu hàng hoá phân theo khối nước, phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu”, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=10368 Truy cập trên mạng ngày 20/8/2011.
49. Wikepedia, 2011, “Overseas Chinese”. http://en.wikipedia.org/wiki/Overseas_Chinese. Truy cập ngày 8/16/2011.
50. Vạn Tiếp, 2011, “Nhiều lao động nước ngoài làm việc ‘chui’”, Tiền Phong Online, 09:22 | 16/08/2011. http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/548739/Nhieu-lao-dong-nuoc-ngoai-lam-viec-chui-tpp.html Truy cập ngày 8/16/2011.
51. Hoàng Hải Vân, 2008, “Thiền Sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động”, Thư Viện Hoa Sen (Trên mạng) http://old.thuvienhoasen.org/thiensulemanhthat.htm Truy cập trên mạng ngày 8/16/2011.
52. US Central Intelligence Agency, 2011, “The World Fact Book – Vietnam” https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html, Truy cập trên mạng ngày 16/8/2011.
One Comment
tour du lịch, tour di du lich
Amaze, magnificent web site layout! How much time have you ever been running a blog pertaining to? you make blogs search effortless. The complete search of the web site is amazing, along with the written content!