Vụ Galleon và Tội “Giao dịch/Mua Bán Nội tuyến”: Dịch vụ mua bán thông tin tài chính tại Mỹ sau vụ án Galleon
Ngày 11/5 /11 tòa Đại hình ở khu vực Manhattan, New York tuyên xử nhà tỷ phú Raj Rajaratnam, sáng lập viên quỹ đầu tư Galleon, 14 tội danh gian lận chứng khoán qua các hoạt động «giao dịch nội gián». Đây là bước đầu để các hãng tư vấn chuyên cung cấp thông tin tài chính tại Hoa Kỳ phải xét lại đường lối hoạt động. Raj Rajaratnam là ai? Mánh khóe nào đã giúp ông nhanh chóng đứng đầu một tài sản đồ sộ 1,8 tỷ đô la (theo tạp chí Forbes) và làm chủ quỹ đầu tư Galleon mà có lúc trị giá chứng khoán đã lên tới 7 tỷ đô la? Tại sao vụ án Galleon lại gây chấn động trong giới tài chính không chỉ ở Mỹ?
Tỷ phú Mỹ Raj Rajaratnam, 53 tuổi là người gốc Sri Lanka. Tốt nghiệp trường đại học Wharton, bang Pennsylvania. Rajaratnam đã xây dựng toàn bộ sự nghiệp trong ngành tài chính, ngân hàng.
Năm 1996 ông thành lập quỹ đầu tư Galleon chuyên đầu tư vào cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ cao như Google, Intel, AMD … Tới nay Galleon đã lập thêm nhiều chi nhánh tại New York, California, Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.
Biện lý tòa án Manhattan là ông Preet Bharara – người luôn chủ trương vụ án Galleon phải được xử một cách nghiêm khắc để làm gương cho các tập đoàn mua bán thông tin tài chính trái phép khác – cũng phải nhìn nhận: «Rajaratnam là một trong những nhà kinh doanh chứng khoán sáng giá nhất, chuyên nghiệp nhất, có nhiều bằng cấp nhất, thành công nhất và được ưu đãi nhất» của nước Mỹ. Chẳng thế mà ông đã nhanh chóng «lập nên cơ đồ».
Theo tiết lộ của báo chí quỹ đầu tư Galleon đã nhanh chóng nổi lên nhờ chiến lược «thu thập thông tin độc quyền» qua các mối «quan hệ» với một số nhân viên cao cấp của những tập đoàn tham gia thị trường chứng khoán như hãng tin học IBM, Intel Capital cơ quan Tư vấn quản trị McKinsey…
Galleon đã «moi» được một số những thông tin có thể khiến giá cổ phiếu của các tập đoàn tham gia sàn chứng khoán NYSE lên xuống bất chừng. Đó là những thông tin mật mà chỉ được biết trong nội bộ của các tập đoàn lớn. Galleon nhờ biết trước được những thông tin đó nên đã bán hoặc mua cổ phiếu của các tập đoàn này trước hết tất cả mọi người để kiếm lời.
Cụ thể Tư pháp Hoa Kỳ chú ý đến nhân vật Anil Kumar, một chuyên gia tư vấn cho tập đoàn McKinsey. Kumar đã tuồn tin cho Raj Rajaratnam về một khách hàng quan trọng của mình là tập đoàn bán dẫn AMD: AMD đang chuẩn bị mua lại ATI Technologie Inc.
Biết được điều đó Galleon dồn vốn mua cổ phiếu của ATI. Đợi đến lúc thông tin AMD và ATI sáp nhập lại với nhau, giá cổ phiếu của ATI tăng vọt, Galleon bán lại cổ phiếu của ATI «đúng lúc» và đã thu về được 23 triệu tiền lời.
Bản cáo trạng của tòa án Manhattan ghi rõ: tương tự như với trường hợp của ATI, tập đoàn Galleon do ông Raj Rajaratnam làm chủ đã «khai thác thông tin nội gián» kiểu này với nhiều tập đoàn tên tuổi khác như Google, Sun, hay là ngay cả đối với hệ thống khách sạn Hilton. Nhờ những rò rỉ thông tin như trên mà Galleon đã kiếm lời hàng chục triệu đô la (khoảng từ 45 triệu đến 63 triệu đô la trong vòng từ năm 2003 đến 2009) và nhất là tránh khỏi những khoản bị thua lỗ vô cùng to lớn.
Ai đã cung cấp những thông tin nội bộ cho Raj Rajaratnam ?
Theo giới điều tra, trong số những «nguồn» cung cấp thông tin nội gián cho chủ nhân tập đoàn Galleon, có những nhân vật « nặng ký » như là một thành viên ban quản trị ngân hàng Goldman Sachs, một vị lãnh đạo cao cấp khác của cơ quan thẩm định tài chính Moody’s. Thậm chí Cục Điều tra Liên bang (FBI) còn chỉa mũi dùi cả vào Chủ tịch Tổng giám đốc tập đoàn Goldman Sachs là ông Lloyd Blankfein.
Galleon đã trong tầm ngắm của Ủy ban Tài chính Mỹ SEC từ năm 2007, tức là trước khi xảy ra khủng hoàng tài chính toàn cầu.
Ngày 16/10/2009 nhà tỷ phú Raj Rajaratnam bị bắt với lý do thao túng thị trường tài chính, «khai thác thông tin mật» để tiến hành các khoản giao dịch chứng khoán bất hợp pháp từ năm 2003 đến 2009. Phiên xử đầu tiên đã mở ra hôm 8/3/11. Nhưng mãi tới ngày 11/5 vừa qua, tòa án Manhattan, New York mới chính thức tuyên xử ông này với 14 tội danh. Tư pháp Mỹ sẽ ra phán quyết về trường hợp của nhà tỷ phú Raj Rajaratnam vào ngày 29/7/11.
Chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa trở lại với chi tiết phiên tòa và nhất là với tầm mức quan trọng của vụ án Galleon đối với hoạt động tài chính tại Hoa Kỳ trong tương lai.
Thanh Hà: Xin kính chào anh Nghĩa. Cuối cùng thì ông Raj Rajaratnam đã bị xử là có tội trong một vụ án gây chấn động cho các thị trường tài chính. Thưa anh, ông Rajaratnam này la ai, vì sao lại có tội và hậu quả của vụ xử này sẽ là gì cho thị trường đầu tư Wall Street?
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Thưa ông Rajaratnam là Chủ tịch của quỹ đầu tư đối xung Galleon bị truy tố tất cả là 37 tội danh, thoát được 23 tội, chỉ bị dính 14 tội, nên các luật sư của bị cáo còn nuôi hy vọng kháng án để rửa được 14 tội đó. Bồi thẩm đoàn gồm 12 người đã nghị án trong năm giờ đồng hồ và quyết định là bị can có tội khi họ nghe lại 45 đoạn băng ghi lén những chỉ thị hay mưu mô của bị can để thu lợi bất chính khoảng 68 triệu đô la. Vụ này đáng chú ý vì ông Rajaratnam là đầu tư có uy tín tại Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp một đại học kinh doanh Mỹ. Ông làm chủ một tài sản gần hai tỷ đô la, là người Tích Lan giàu nhất thế giới, và đã chi tiền cho nhiều hội thiện của Tích Lan lẫn các chính trị gia Dân Chủ tại Hoa Kỳ, từ Tổng thống Barack Obama tới Nghị sĩ Chuck Schumer Hillary Clinton trước khi bà ra làm Ngoai trưởng.
– Chi tiết quan trọng là việc băng ghi âm được pháp đình chấp nhận đưa vào cáo trạng cho bồi thẩm đoàn nghe nên sẽ là tiền lệ đáng chú ý cho nhiều vụ án tương tự. Đáng chú ý hơn thế là từ 18 tháng nay, tòa án New York đã truy tố tổng cộng 47 quản trị viên cao cấp của các quỹ đối xung, trong số này có 35 người đã bị tuyên án là có tội như ông Rajaratnam, hoặc đã nhận tội và cộng tác với toà để làm chứng cho công tố viên chính phủ buộc tội người khác. Mục tiêu của mẻ lưới rộng lớn mà toàn nhắm vào giới chức cao cấp của quỹ đối xung chính là để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cò con, là các cá nhân thiếu thông tin đầy đủ trong thị trường nên bị thua thiệt thậm chí là bị dẫn dụ vào quyết định sai lạc do những kẻ giao dịch có thông tin của tay trong, những kẻ giao dịch nội tuyến.
Thanh Hà: Anh nói đến loại “quỹ đầu tư đối xung”, đó là cái gì vậy mà bị toà án Mỹ đặc biệt chiếu cố như thế?
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Đây là loại hình đầu tư khá mới, lần đầu xuất hiện chừng 60 năm trước và ngày càng phát triển phức tạp và sáng tạo hơn để kiếm lời. Chủ đầu tư thường là các tập đoàn tài chính lớn, là nhà đầu tư chuyên nghiệp so với giới đầu tư cá thể. Phương pháp đầu tư gọi là “đối xung” là đóng chốt hai đầu, cụ thể là mua loại tài sản có triển vọng lên giá trong trường kỳ, nhưng giảm thiểu rủi ro bằng cách đóng chốt đầu kia, là đồng thời bán loại tài sản có thể mất giá để khi thị trường có lên hay xuống giá thì họ vẫn có lời. Vì là loại hình đầu tư của các đại gia có tiền và am hiểu sự chuyển động của thị trường, các quỹ đầu tư này chiếm ưu thế hiển nhiên so với giới đầu tư cá thể. Những quyết định mua hay bán của họ cũng ảnh hưởng đến sự thăng giáng của thị trường. Bây giờ, nếu các đại gia đó lại còn thông đồng với nhau và chia sẻ những tin tức bên trong để kiếm lời thì thị trường gặp hiện tượng gọi là ‘thông tin bất cân xứng”, và giới đầu tư cò con có thể là nạn nhân vì ảnh hưởng của sự thông đồng này.
Thanh Hà: Thưa anh, có phải là việc nhà chức trách Hoa Kỳ theo dõi và truy tố tội giao dịch nội tuyến như anh nói là một hậu quả của vụ khủng hoảng tài chính Mỹ vào năm 2008 hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Tôi thiển nghĩ rằng vụ này nó sâu xa hơn vậy và khởi sự trước đó. Từ cả trăm năm nay, Hoa Kỳ đã có những luật lệ và biện pháp ngăn ngừa hiện tượng trục lợi bất chính nhờ chia sẻ những thông tin bên trong mà thị trường bên ngoài không được biết.
– Ngày nay, kỹ thuật đầu tư quá phức tạp của các quỹ đối xung đã tiến xa hơn khả năng thấu hiểu và kiểm soát của luật pháp nên mới đặt ra vấn đề là làm sao phân định thế nào là hợp pháp và thế nào là phi pháp. Ta nhớ là từ cả chục năm nay, tiến bộ về công nghệ tín học đã cho giới đầu tư chuyên nghiệp nhiều ưu thế trong thị trường có những chuyển động tức thời, theo vận tốc điện tử, mà nhà đầu tư cá thể theo không kịp và có khi bị thiệt mà cũng chẳng biết tại sao!
– Thứ hai, thị trường đầu tư còn phát triển ra ngành tư vấn gọi là “Mạng lưới Chuyên gia”, hay “Expert- Network” là loại công ty cung cấp cho khách đầu tư thông tin đặc biệt của thị trường mà người bình thường không có. Làm sao biết được loại thông tin đó là hợp pháp hay không? Người chuyên gia tư vấn ấy kiếm tiền là nhờ đào xới tìm hiểu những dữ kiện bên trong để dự đoán sự xoay chuyển của thị trường. Trong giả thuyết đó, nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể tiếp nhận loại tin tức nội tuyến, tức là vi phạm luật lệ.
– Vì khung cảnh phức tạp và mới lạ ấy, nhà chức trách phải vừa điều tra vừa vận động giới làm luật cải thiện luật lệ hầu có sự công bằng, hoặc có được hy vọng hay rủi ro bình đẳng cho mọi nhà đầu tư lớn nhỏ là chuyện rất khó, và thực tế sẽ tạo ra án lệ, là “jurisprudence”, là tiền lệ cho toà án ra phán quyết. Vụ khủng hoảng 2008 và tâm lý quần chúng oán ghét giới đầu tư có tiền và gây họa cho người khác có thể giúp nhà chức trách vượt qua một số trở ngại pháp lý để giăng mẻ lưới rộng lớn và khít khao hơn. Như trong vụ Galleon, nhà chức trách NewYork đã điều tra ông Rajaratnam từ năm 2007 mà không tìm ra tội.
– Mãi đến năm 2009 thì mới được trát tòa cho phép gài dụng cụ nghe lén để theo dõi các thông tin hay chỉ thị của đương sự. Ta nên nhớ rằng đến nay, toà án Mỹ mới chỉ cho phép áp dụng biện pháp đó với hai loại nghi can, là khủng bố và tổ chức tội ác như Mafia. Chi tiết lý thú là ông biện lý của khu vực Manhattan đã vận động được việc đó là một người Mỹ gốc Ấn Độ, thuộc sắc tộc Sikh, nổi tiếng về thành tích diệt trừ tội phạm trong giới có học, gọi là thành phần cổ cồn áo trắng. Nhờ ông ta giăng lưới điều tra và truy tố cả các chuyên gia tư vấn trong các công ty gọi là “Mạng lưới Chuyên gia” này mà các nhân viên công tố mới tìm ra tội của một tỷ phú Mỹ gốc Tích Lan và thuyết phục được bồi thẩm đoàn là các thường dân Mỹ!
Thanh Hà: Thưa anh, hậu quả của vụ này sẽ ra sao? Như anh vừa trình bày là nhà chức trách có quyền nghe lén và băng ghi âm được dùng làm tang vật thì tình trạng ấy sẽ ảnh hưởng ra sao đến nghiệp vụ cố vấn về đầu tư?
Nguyễn Xuân Nghĩa: – Xuyên qua tang chứng được trưng bày, ông Rajaratnam không chỉ lãnh chín tội rất nặng là giao dịch với tin tức nội tuyến, mà còn tội có ý đồ dùng nhân viên của quỹ Galleon trục lợi khi mua bán cổ phiếu của 16 doanh nghiệp trên thị trường cổ phiếu và bốn tội là có âm mưu chia sẻ tin tức nội tuyến cho những người nằm bên ngoài tập đoàn Galleon. Vì vậy, ông ta khó thoát án tù.
– Rộng lớn hơn, vụ án sẽ chi phối sinh hoạt nghiên cứu và bán thông tin về đầu tư khiến ngành tư vấn đầu tư tại Mỹ phải xác định lại quy tắc hoạt động như thế nào là phải đạo và đúng phép. Trong nghề thì Hiệp hội các nhà Quản lý và Nghiên cứu Đầu tư Hoa Kỳ sẽ phải có quy định tinh vi hơn về đạo tắc, quy tắc đạo lý, làm khuôn khổ kỷ luật và nghiệp vụ cho các chuyên gia phân tích đầu tư, thí dụ như trong các công ty tư vấn gọi là “Mạng lưới Chuyên gia”. Tôi thiển nghĩ rằng đây là một bước tiến vì khiến mọi người phải cẩn trọng hơn khi thu thập và phổ biến thông tin cần thiết cho quyết định đầu tư. Nhưng ngược lại, từ nay các doanh nghiệp sẽ thận trọng và giới hạn thông tin để khỏi bị liên lụy và đấy lại là điều bất lợi cho người nghiên cứu và nhất là giới đầu tư nói chung.
– Ngoài ra, các nhà đầu tư và kinh tế gia thì sẽ nhân vụ này vận động Quốc hội ban hành luật lệ thế nào để mọi người đều có thông tin rộng rãi làm cơ sở cho các quyết định đầu tư của mình. Chi tiết đáng chú ý là Hoa Kỳ khe khắt với tội giao dịch nội tuyến hơn nhiều xứ tư bản khác nhưng cũng là nơi mà các Tổng quản trị lãnh lương cao nhất nên họ có thể càng dễ lấy nhiều rủi ro phạm pháp. Vụ giao dịch nội tuyến vì vậy sẽ đẩy mạnh hơn chiều hướng hạn chế mức lương của các doanh gia để giới hạn việc lấy rủi ro quá đáng đến nỗi phạm luật.
– Kết luận thì triết lý xã hội của nước Mỹ dân chủ là mọi người đều phải được bình đẳng trước pháp luật. Triết lý đó gặp thực tế phũ phàng của thị trường là nhiều người lại có quyền hạn và ảnh hưởng lớn hơn quần chúng. Cho nên làm sao tạo ra sân chơi bình đẳng mà không thu hẹp sự vận hành tự do của thị trường là vấn đề không dễ có giải pháp nên cần được thường xuyên điều chỉnh bằng luật pháp và nhất thời thì những kẻ quá khôn mà phạm luật sẽ lãnh án tù!
Thanh Hà: Xin cám ơn anh Nguyễn Xuân Nghĩa.
Thanh Hà & Nguyễn Xuân Nghĩa [RFA]
Galleon Group founder Rajaratnam Convicted of Insider Trading
A federal jury convicted Galleon Group founder Raj Rajaratnam on all 14 counts of securities fraud and conspiracy. Michael Rothfeld and Ashby Jones discuss. Photo: AP
NEW YORK—Raj Rajaratnam, a billionaire hedge-fund impresario who built his fortune in the relentless cultivation of corporate contacts, was convicted Wednesday on all 14 counts of securities fraud and conspiracy against him in the biggest insider-trading case ever, likely accelerating an unprecedented wave of prosecutions rocking Wall Street.
The verdict by the 12-member jury, following 12 days of deliberation, capped a blockbuster trial that began in early March and featured 45 wiretaps showing how the founder of Galleon Group trafficked in insider tips provided by a web of contacts at the top tier of American business.
It was the first insider-trading prosecution to use methods that had been mainly reserved for organized-crime, drug and terrorism cases.
Some jurors said the wiretaps of Mr. Rajaratnam were the deciding factor. Carmen Gomez, a 55-year-old educator speaking outside her home in the Bronx, said that “it was a very difficult decision,” but the recordings showed Mr. Rajaratnam used “confidential information” and bought “stocks based on that.”
Mr. Rajaratnam, 53 years old, grew up in Sri Lanka, the son of a sewing-machine company manager. He liked to tell people that his first name meant “king” in Hindi, and, coupled with his last name, that made him “king of kings.” Educated in England and the U.S., he began his Wall Street career as a semiconductor analyst before launching Galleon in 1996. He built it into a $7 billion fund at its peak, ferreting out bits of information from technology executives and others, while pushing his analysts and traders to do the same.
He also developed a reputation for pranks. One April Fool’s Day, employees arrived at Galleon’s morning meeting to find a dwarf whom Mr. Rajaratnam introduced as an analyst hired to cover “small-cap” stocks.
The widely followed trial exposed the behind-the-scenes dealings of a once-prestigious hedge fund that gained access to highly sensitive information about, among other companies, Goldman Sachs Group Inc. at the height of the financial crisis.
The government placed at $63.8 million the amount in illegal profits and avoided losses that Galleon realized through the scheme. Mr. Rajaratnam’s lawyer plans an appeal.
The verdict marks one of the highest-profile convictions of a corporate figure since those in the last decade of Bernard Ebbers and Jeffrey Skilling, former top executives at WorldCom and Enron, respectively.
The conviction also represents a signature moment in a government push to bring insider-trading cases that is expected to rev up now that the strategy of using wiretaps against traders has proved a resounding success for prosecutors.
Less than five hours after the verdict, a defendant pleaded guilty in another sprawling insider-trading investigation, the “expert-network” probe, in which the U.S. is pursuing allegations of hedge-fund traders receiving illicit tips about companies from consultants.
Never before have there been so many major, unrelated insider-trading cases brought by authorities. In the past 18 months alone, the U.S. has criminally charged 47 hedge-fund managers and others with insider trading; 36 now have been convicted or pleaded guilty.
Mr. Rajaratnam showed no emotion as the verdict was read. U.S. District Judge Richard Holwell put Mr. Rajaratnam on home detention with electronic monitoring pending sentencing, which is scheduled for noon on July 29.
The counts Mr. Rajaratnam was convicted of carry a total of up to 205 years in prison time, but under federal sentencing guidelines, he is likely to receive 15 ½ to 19 ½ years, according to prosecutors.
Who Is Raj Rajaratnam?
Raj Rajaratnam, the Sri Lankan-born founder of the hedge fund Galleon, has become the focus of the most high-profile insider-trading case in a generation. The Wall Street Journal explains the history of the man at the top of an alleged tech-stock secrets food chain.
In the call, Mr. Rajaratnam told a contact: “I heard yesterday from somebody who’s on the board of Goldman Sachs that they are going to lose $2 per share. The Street has them making $2.50.”
The trial featured appearances from such high-powered financiers as Goldman Chief Executive Lloyd Blankfein, who testified for the government about the highly confidential nature of the information relayed to Mr. Rajaratnam.
Mr. Blankfein told jurors Mr. Gupta had violated his duties as a board member by sharing confidential information about Goldman with Mr. Rajaratnam.
Mr. Gupta hasn’t been charged criminally; he now is fighting civil allegations by federal regulators that he passed along inside information to Mr. Rajaratnam. He has denied any wrongdoing through his lawyer.
Defense lawyers had argued that Mr. Rajaratnam made money using legitimate research. Mr. Dowd, Mr. Rajaratnam’s chief attorney, attempted to mar the credibility of the government’s witnesses who testified in support of its case.
Some jurors said the wiretaps of Mr. Rajaratnam were the deciding factor.