Người dân có đích thực — trực tiếp — bầu Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ hay không? Đến giờ phút này vẫn phải trả lời là không, vì Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ được lựa chọn bởi Cử Tri Đoàn (Electoral College) tại cấp tiểu bang, trong ngày bầu cử trên toàn quốc.
THÀNH PHẦN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỬ TRI ĐOÀN
Trong cuộc bầu cử năm 2012 Cử Tri Đoàn (CTĐ) trên toàn quốc gồm có 538 cử tri (electors), ngang với tổng số nghị sĩ và dân biểu của 50 tiểu bang, cộng với 3 cử tri của District of Columbia (100 nghị sĩ +435 dân biểu+3 phiếu của D.C.). Tiểu bang đông dân cư có nhiều cử tri (CT), còn tiểu bang ít dân cư thì ít CT hơn. California có 55 CT, Texas 34, New York 31, là những tiểu bang đông đúc nhất. Ngược lại, có bẩy tiểu bang ít dân cư chỉ có 3 CT (tương xứng với 1 dân biểu và 2 nghị sĩ). District of Columbia (Hoa Thịnh Đốn) dù không phải là một tiểu bang cũng được quyền có 3 CT.
Thành Phần Cử Tri Đoàn Tại 50 Tiểu Bang Và D.C., Với Tổng Số 538 Cử Tri [Nguồn: Electoral College, Wikipedia]
Cử Tri Đoàn (CTĐ) được quy định bởi Điều II, Đoạn 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ (1787). Nhiều Tu chính Hiến Pháp đã được ban hành để xác định rõ thành phần và thủ tục sinh hoạt của CTĐ. Riêng Tu Chính thứ XXIII (1961) của Hiến Pháp Hoa Kỳ đã cho phép District of Columbia (Hoa Thịnh Đốn) dù không phải là một tiểu bang cũng được quyền có 3 CT trong việc chọn lựa Tổng Thống và Phó Tổng Thống.
Hiến Pháp Hoa Kỳ dành cho chính quyền tiểu bang quyền quyết định về cách thức chọn lựa CT và hình thức dồn phiếu của CTĐ tại cấp tiểu bang. 37 tiểu bang chọn CT tại Đại Hội Đảng cấp tiểu bang. 11 tiểu bang khác và District of Columbia để tổ chức trung ương lưỡng đảng (Cộng Hoà & Dân Chủ) chọn lựa CT. 2 tiểu bang còn lại để đảng tùy nghi sinh hoạt. Như vậy ta thấy ảnh hưởng của lưỡng đảng rất mạnh trong việc chọn lựa CTĐ với nhiệm vụ đích thưc bầu hai vị nguyên thủy quốc gia Hoa Kỳ.
Trong cuộc bầu cử năm 2000, CTĐ tại District of Columbia và 48 tiểu bang áp dụng hình thức dồn phiếu cho “người-được-ăn-cả” (winner-take-all), theo đó ứng cử viên thắng Phiếu Dân Bầu (popular vote) tại tiểu bang sẽ nhận được tất cả số phiếu của CTĐ thuộc tiểu bang đó. Riêng hai tiểu bang Maine và Nebraska, từ năm 1968, đã dành 2 CT cho người thắng Phiếu Dân Bầu (PDB) toàn cấp Tiểu Bang (State), và số còn lại chia cho ứng cử viên nào thắng tại từng cấp Quận (District). Ngược lại với hình thức “người-được-ăn-cả”, Maine và Nebraska đã theo hình thức cải cách “chia tương xứng/proportional split”.
Các Cử tri sẽ nhóm họp cùng một ngày 17 tháng 12 trên toàn quốc, tại viện dân biểu của từng tiểu bang để chính thức dồn phiếu lựa chọn Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Thường thì CTĐ quyết định căn cứ vào số phiếu của người dân đi bầu tại từng tiểu bang. Thông thường thì ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống thắng cử đạt được số Phiếu Dân Bầu (popular vote) cao nhất và cũng gom được số phiếu CT tối đa thường, là 270 phiếu (538 CT chia đôi = 269 CT +1) trên toàn quốc. Trong mọi trường hợp, quyết định của CTĐ [Electoral vote] là tối hậu, dù ngược lại với ý định của dân qua số Phiếu Dân Bầu (PDB/Popular vote). Đó là lý do mà lần thứ tư trong lịch sử bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ, tại cuộc Bầu cử năm 2000, Bush được chọn làm Tổng Thống dù chỉ được ít PDB (50,456,062) trên toàn quốc, vì ứng cử viên này đã gom được 271 phiếu CTĐ, hơn số phiếu cần thiết (270) để đắc cử. Ngược lại, ứng cử viên Gore đã thua dù có số PDB cao hơn (51,003,926), nhưng chỉ gom được 266 phiếu CTĐ.
Nếu như không có ứng cử viên nào gom đủ só 270 phiếu cần thiết của CTĐ, như trường hợp cả hai ứng cử viên được đồng đều 269 phiếu CT, trong trường hợp đó, tân Hạ Viện sẽ chọn Tổng Thống, qua hình thức dân biểu tập trung thành một phiếu của mỗi tiểu bang, không phân biệt tiểu bang lớn, nhỏ. Đến ngày hôm nay, Hạ Viện chỉ nhóm họp hai lần (năm 1800 &1824) để bầu Tổng Thống. Nếu trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2004 các ứng cử viên không ai đạt được số phiếu tối đa cần thiết (270) của CTĐ, thì ứng cử viên nào được quá bán tổng số các tiểu bang (50:2=25+1=26 tiểu bang), bất kể lớn, nhỏ ưng chọn, qua hình thức dân biểu tập trung, sẽ trở thành vị tân Tổng Thống. Cũng trong trường hợp CTĐ bất phân trên (269/269), tân Thượng viện sẽ chọn vị Phó Tổng Thống, mỗi thượng nghị sĩ dồn một phiếu. Nếu tân Thượng Viện không quyết định nổi, vì bỏ phiếu đồng đều, bất phân định, trong trường hợp đó, Phó Tổng Thống bãi nhiệm sẽ bỏ phiếu để chọn chính mình (nếu là ứng cử viên) làm tân Phó Tổng Thống.
NHỮNG Ý KIẾN CHỐNG VÀ BÊNH VỰC HỆ THỐNG CỬ TRI ĐOÀN
Một số ý kiến cho rằng, nếu áp dụng cứng rắn hình thức dồn phiếu CTĐ theo lối “người-được-ăn-cả” tại cấp tiểu bang và đem dồn lại trên toàn quốc có thể đưa tới tình trạng “ngựa về ngược”, như đã xảy ra bốn lần trước đây (như trong những cuộc bầu cử Tổng Thống năm 1824, 1876, 1888, và lần cuối vào năm 2000), trong đó ứng cử viên dù thắng PDB (popular vote) vẫn thua vì không đạt được số phiếu quá bán cần thiết (270) của CTĐ trên toàn quốc. Tình trạng này, vô hình chung, đã cho thấy ý dân tại Hoa Kỳ không phải là một “yếu điểm” dân quyền mà chỉ là một “điểm yếu” của một nền dân chủ bảo thủ, giám hộ, khi các vị nguyên thủy quốc gia không được dân bầu trực tiếp, mà lại được lựa chọn theo lối đầu phiếu gián tiếp, trong đó người dân chỉ có quyền “đề nghị”, còn CTĐ do đảng chọn mới có quyền “quyết định” tối hậu.
Hệ thống CTĐ cũng có sơ hở nội thuộc khi có tình trạng “CT bất trung” (faithless electors) phản đảng bầu cho ứng cử viên đối lập, như trong trường hợp cử tri Cộng Hoà thuộc tiểu bang Washington đã phản đảng không bẩu cho ứng cử viên Cộng Hoà Gerald Ford trong cuộc bầu cử 1976. Ứng cử viên nào về sát nút số phiếu CT có thể thua oan vì điểm “hụt cẳng” kỹ thuật bầu cử này.
Ngoài ra, nếu CTĐ bị kẹt khi dồn phiếu đồng đều cho cả hai ứng cử viên (269/269) mà lại để Hạ viện chọn Tổng Thống thì hình thức dân cử không còn tương xứng với nguyên tắc “một-người-một-phiếu” nữa, vì mỗi tiểu bang chỉ được một phiếu dân biểu tập trung, không phân biệt tiểu bang lớn, nhỏ. Như thế, ứng cử viên Tổng Thống chỉ cần được bất cứ 26 tiểu bang nào chuẩn chọn sẽ thắng cử.
Ngược lại, cũng có một số ý kiến khác đã bênh vực hệ thống CTĐ, cho rằng hệ thống này đã giúp các tiểu bang nhỏ được chú trọng tới. Những người cổ võ hệ thống này cũng lập luận rằng biện pháp trao quyền cho Hạ Viện hoặc Thượng Nghị Viện tuyển chọn Tổng Thống cũng không mấy khả quan hơn, vì vẫn là một hình thức đầu phiếu gián tiếp. Họ còn e rằng tu chính hiến pháp sẽ làm suy giảm hệ thống “liên bang” hiện hữu.
Những người cổ võ hệ thống CTĐ cũng cho rằng hệ thống này bảo vệ nền dân chủ tại Hoa Kỳ bằng cách dung dưỡng hệ thống lưỡng đảng (Cộng Hoà & Dân Chủ) trong khi tìm cách giảm thiểu những đảng phái thiểu số, độc lập hoặc đối lập khác, như đệ tam đảng (Third-Party) của Wallace vào những năm 1960, và gần đây đảng Hoà bình Xanh (Green Party) của luật gia Nader.
Họ còn nhấn mạnh rằng cơ cấu CTĐ tiêu biểu nhất cho nền dân chủ vì các CT được chọn từ những trung tâm đô thị, nơi có mức độ đầu phiều cao nhất. Điểm tích cực cuối cùng của hệ thống CTĐ là hệ thống này vẫn khả quan, hữu hiệu nhất, vì không cần sự can thiệp của Hạ Viện lẫn Thượng Nghị Viện trong suốt thế kỳ XX.
NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI TIẾN HỆ THỐNG CỬ TRI ĐOÀN
Một số đề nghị đã được đưa ra để thay đổi cách thức đầu phiếu chọn lựa Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ.
Một số đề nghị đòi giữ nguyên hệ thống CTĐ, nhưng chỉ muốn chia cách dồn phiếu giữa cấp tiểu bang và cấp quận, theo lối “chia tương xứng/proportional split” của hai tiểu bang Maine và Nebraska: dành 2 phiếu CT cho người thắng cử PDB toàn Tiểu Bang (State), và số CT còn lại chia cho ứng cử viên nào thắng PDB tại từng cấp quận (District).
Theo chiều hướng trên, người ta có thể bỏ hẳn chức vụ cử tri (electors), mà cần chia số phiếu tương xứng cho các ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống, theo tỷ lệ thắng toàn cấp tiểu bang và từng cấp quận. Đa số những dự án đòi hỏi tu chính Hiến Pháp để các tiểu bang có toàn quyền quyết định cách thức chọn lựa thành phần và nhiệm vụ của các CT tại cấp tiểu bang đều không được chấp thuận. Hơn nữa, những đề nghị trên vẫn chưa giải quyết đích thực về nhu cầu và quyền bầu cử trực tiếp của người dân trong việc chọn lựa Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ.
Riêng cựu thượng nghị sĩ Birch Bayh đã đề đạt một dự án tu chính Hiến Pháp để ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống ứng cử từ cấp quận tại mỗi tiểu bang để người dân trực tiếp bỏ phiếu. Cặp ứng cử viên nào nhận được số phiếu cao nhất, tối thiểu là 40 phần trăm tổng số PDB trên toàn quốc sẽ được coi là thắng cử. Nếu không ai đạt được số phiếu cần thiết trên, người ta phải tổ chức bầu lại và bất cứ ứng cử viên nào nhận được số PDB tương đối cao hơn đối phương sẽ được coi là đắc cử. Hình thức bầu cử này có đặc điểm là cho phép người dân trực tiếp chọn lựa hai vị nguyên thủ quốc gia. Nhưng vì triển vọng kéo dài cuộc bầu cử tới hai đợt và phải chi phí gấp bội về cách thức bầu cử, nên dự án tu chính Hiến Pháp về đầu phiếu trực tiếp đã bị Thượng Nghị Viện bác bỏ vào năm 1979. Từ đó đến nay chưa thấy xuất hiện một dự án tu chính Hiến Pháp tương tự.
Dù gặp nhiều khó khăn trong việc tu chính Hiến Pháp (tới nay hơn 700 dự án đòi bãi bỏ, sửa sai CTĐ đã bị Quốc hội Hoa Kỳ bác), đa số dân chúng Hoa Kỳ đều muốn có một hệ thống đầu phiếu dân cử để người dân trực tiếp chọn lựa những vị nguyên thủy quốc gia. Viện Gallup qua cuộc thăm dò ý dân trong năm 1968 đã công bố rằng 81% quốc dân Hoa Kỳ muốn có đầu phiếu dân cử trực tiếp, trong khi chỉ có 12% muốn giữ lại hệ thống nguyên thủy của CTĐ và 7 % không có ý kiến.
Năm 1969, 83 % Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự án bãi bỏ CTĐ, với sự ưng thuận của 338 dân biểu và 70 phiếu chống của số dân biểu còn lại. Nhưng dự án này đã bị bác bởi Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ, vì cho rằng CTĐ bảo vệ quyền định doạt của các tiểu bang.
Vần đề bác bỏ hệ thống CTĐ rất tế nhị và quá ư là khó khăn, vì muốn tu chính hiến Pháp Hoa Kỳ, dù đã được Quốc Hội (cả hai viện) thông qua, vẫn cần phải được ba phần tư tổng số các tiểu bang chấp thuận. Vì quyền lợi địa phương, các tiểu bang nhỏ sẽ quyết liệt chống đối mọi dự án cải cách, bác bỏ CTĐ.
Có lẽ trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ thực hiện được một cuộc cải cách tương xứng về hệ thống CTĐ để dung hoà ba thế lực: ý dân, quyền lợi của đảng và quyền lợi của địa phưong, từ cấp quận lỵ.
BẢN ĐỒ CỬ TRI ĐOÀN CHỌN LỰA ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG TRONG CUỘC BẦU CỬ NĂM 2012
Source: Freedom’ s Lighthouse [Jan. 2012]
2012 Presidential Election – Electoral College State-by-State Projection | ||||
Current Projection: Obama 201 – GOP 224 – Tossup 113 (270 Needed to Win) | ||||
State | Electoral Votes | 2008 Results | Latest 2012 Obama Poll % | Current Projection |
Alabama | 9 | McCain +21% | GOP | |
Alaska | 3 | McCain +21% | 42% | GOP |
Arizona | 11 | McCain +8% | 43.5% | GOP |
Arkansas | 6 | McCain +20% | GOP | |
California | 55 | Obama +24% | 53% | Obama |
Colorado | 9 | Obama +9% | 45% | Tossup |
Connecticut | 7 | Obama +22% | 48% | Obama |
Delaware | 3 | Obama +25% | Obama | |
D.C. | 3 | Obama +86% | Obama | |
Florida | 29 | Obama +3% | 44.3% | GOP |
Georgia | 16 | McCain +5% | 42% | GOP |
Hawaii | 4 | Obama + 45% | 59% | Obama |
Idaho | 4 | McCain +25% | GOP | |
Illinois | 20 | Obama +25% | Obama | |
Indiana | 11 | Obama +1% | GOP | |
Iowa | 6 | Obama +10% | 46% | Tossup |
Kansas | 6 | McCain +15% | 35% | GOP |
Kentucky | 8 | McCain +16% | 40% | GOP |
Louisiana | 8 | McCain +19% | GOP | |
Maine | 4 | Obama +17% | 45% | Obama |
Maryland | 10 | Obama +25% | Obama | |
Massachusetts | 11 | Obama +26% | 57% | Obama |
Michigan | 16 | Obama +16% | 41% | Tossup |
Minnesota | 10 | Obama +10% | 45% | Obama |
Mississippi | 6 | McCain +13% | 36% | GOP |
Missouri | 10 | McCain +0.13% | 42.5% | GOP |
Montana | 3 | McCain +2% | 40% | GOP |
Nebraska | 5 | McCain +15% | 38% | GOP |
Nevada | 6 | Obama +12% | 46% | Tossup |
New Hampshire | 4 | Obama +10% | 43% | GOP |
New Jersey | 14 | Obama +16% | 53% | Obama |
New Mexico | 5 | Obama +15% | 53% | Obama |
New York | 29 | Obama +27% | 59% | Obama |
North Carolina | 15 | Obama +0.33% | 46% | Tossup |
North Dakota | 3 | McCain +9% | 33% | GOP |
Ohio | 18 | Obama +5% | 46% | Tossup |
Oklahoma | 7 | McCain +31% | GOP | |
Oregon | 7 | Obama +16% | 48% | Obama |
Pennsylvania | 20 | Obama +10% | 45% | Tossup |
Rhode Island | 4 | Obama +28% | 54% | Obama |
South Carolina | 9 | McCain +9% | 43% | GOP |
South Dakota | 3 | McCain +8% | GOP | |
Tennessee | 11 | McCain +15% | 34% | GOP |
Texas | 38 | McCain +12% | 37.5% | GOP |
Utah | 6 | McCain +28% | GOP | |
Vermont | 3 | Obama +37% | Obama | |
Virginia | 13 | Obama +6% | 42.3% | Tossup |
Washington | 12 | Obama +17% | 49.5% | Obama |
West Virginia | 5 | McCain +13% | GOP | |
Wisconsin | 10 | Obama +14% | 46% | Tossup |
Wyoming | 3 | McCain +32% | GOP | |
State |
Electoral Votes
538 |
2008 Results
Barack Obama – 365 / 53% John McCain – 173 / 46% |
Latest 2012 Obama Poll % |
Projection
GOP = 224 Obama = 201 Tossup = 113 |
Source: Freedom’ s Lighthouse [Jan. 2012]
Căn cứ vào Bản đồ và Bản so sánh trên, cơ sở thăm dò ý kiến Freedom’ s Lighthouse dự đoán và cho thấy Cử Trí Đoàn [CTĐ] sẽ chọn lựa trong cuộc Bầu cử Tổng Thống năm 2012 như sau:
- Tại các Tiểu Bang [màu đỏ] Alabama, Alaska, Arizona, Arkansas, Florida, Georgia, Idaho, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, Montana, Nebraska, New Hampshire, North Dakota, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Texas, Utah, West Virginia, Wyoming, CTĐ cam kết hay có khuyng hướng chọn Ứng Cử Viên Cộng Hoà [GOP] làm Tổng Thống.
- Tại các Tiểu Bang [màu xanh] California, Connecticut, Delaware, D.C., Hawaii, Illinois, Maine, Maryland, Massachusetts, Minnesota, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, Rhode Island, Vermont, Washington CTĐ cam kết hay có khuynh hướng chọn Obama [Dân Chủ] làm Tổng Thống năm 2012;
- Còn tại các Tiểu Bang [màu xanh lá cây] Colorado, Iowa, Nevada, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Virginia, Wisconsin CTĐ chưa cam kết chọn ai.
Ứng Cử Viên nào dồn được 270 phiếu của CTĐ sẽ được chọn làm Tổng Thống trong năm 2012.
Đến giờ phút này, Obama được 201 cử tri cam kết [riêng tại California: 55 và New York: 29], trong khi Ứng Cử Viên Cộng Hoà giành được 224 phiếu của CTĐ tại 25 Tiểu Bang đa số ít dân cư, phía Nam và Trung Mỹ.
Còn tại 8 Tiểu Bang “màu xanh lá cây” trình bày trên có tất cả 113 cử tri chưa chịu cam kết với bất cứ Ứng Cử Viên Đảng nào. Do đó, các Ứng Cử Viên TT sẽ cần vận động thêm tại các Tiểu Bang đó để kéo số cử tri lừng khừng về riêng mình.
Từ giờ tới ngày Bầu cử, định vào ngày thứ Ba mùng 6 tháng 11 năm 2012, sẽ còn nhiều thay đổi trong diễn tiến chọn lựa của Cử Tri Đoàn. Như chúng ta đã biết, trong mọi trường hợp, quyết định của Cử Tri Đoàn [Electoral vote] là tối hậu, dù ngược lại với ý định của dân qua số Phiếu Dân Bầu (PDB/Popular vote).
TS-LS. LƯU NGUYỄN ĐẠT