Đã có một sự đồng thuận trong giới khoa bảng theo đó tôn giáo có vai trò đáng kể trong cao trào dân chủ hóa xảy ra khoảng từ năm 1975 và 1991. Trong khoảng thời gian này, các nước chủ yếu tại châu Mỹ La Tinh và tại Đông và Trung Âu đã tự chuyển hóa từ thế chế độc tài chuyên chế hoặc từ thể chế cộng sản sang thể chế dân chủ. Xét đến vai trò của tôn giáo, thì đó chính là sự liên hệ của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo với các phong trào này cho dù là tôn giáo có ít tín đồ hay là đông đảo tín đồ.
Trong nhiều thí dụ, Ba Lan là trường hợp điển hình và Nam Phi là trường hợp ít người biết đến. Giáo hội Thiên Chúa Giáo có nhúng tay vào các biến cố dẫn đến sự chuyển hóa của Tiệp Khắc có thể giúp ta hiểu tình hình ở các nước mà sự truyền bá của Thiên Chúa Giáo đang gặp sóng gió.
Điều đáng chú ý trong trường hợp của nước Tiệp là về mặt lịch sử ngay cả sau khi trở thành “quốc giáo”, Thiên Chúa Giáo cũng không được chấp nhận rộng rãi vì thông thường bị coi là có dính líu với một thế lực ngoại bang. Thiên Chúa Giáo liên kết chặt chẻ với nhà nước và là một nhân tố đưa đến sự suy tàn của Cơ Đốc Giáo một thời được coi là “quốc giáo”. Sự phát triển song hành giữa Giáo hội Thiên Chúa Giáo tại Tiệp Khắc với chính quyền thực ra tương tự các nước cộng sản khác như là Việt Nam, theo những cách mà thoạt nhìn qua tưởng chừng không rõ ràng.
Bối cảnh tại Tiệp Khắc
Được thành lập vào thế kỷ thứ Chín, Giáo hội Thiên Chúa Giáo lên tới đỉnh cao dưới sự trị vì của Vua Charles IV ( 1346-1378). Trong thời gian này, giáo chủ Cơ Đốc Giáo Jan Hus (1369-1415), một người chỉ truyền bá đạo này tại Czech mà thôi, đã lên án các sự lạm dụng của Giáo Hội và mối liên hệ thắm thiết của giáo hội này với các thế lực ngoại bang. Dưới sự lãnh đạo của ông, cộng đồng người theo Cơ Đốc Giáo chiếm đa số (85-90% dân số ) đã tổ chức Phong Trào Canh Tân Tiệp (Czech Reformation Movement) và nhiều người Thiên Chúa Giáo thậm chí đã bỏ giáo hội của họ để gia nhập vào một giáo hội khác có tên là Giáo Hội Dân Tộc Czech (Czech National Church) hay còn được gọi Đạo Hussite, được thành lập theo lời giảng dạy của giáo chủ Jan Hus.
Mặc dù giáo hội Thiên Chúa Giáo và giáo hội Cơ Đốc Giáo Czech chiếm đa số có ký hòa ước với nhau, nhưng các tín đồ của hai giáo hội này vẫn xung đột với nhau và đi đến một cuộc chiến quyết liệt với nhau gọi là trận đánh tại vùng Núi Trắng ( Battle of White Mountain) vào năm 1620. Trận đánh này đã đập tan phe Cơ Đốc Giáo và dưới triều đại Austrian Habsburg theo Thiên Chúa Giáo (1526-1918), đã có diễn ra một tiến trình nhằm “Thiên Chúa Giáo hóa” có bạo động nhằm thu phục nhân tâm của phe Cơ Đốc Giáo đa số. Các lãnh đạo của phe Cơ Đốc Giáo đã bị kết án tử hình vì bị cho là “tà ma ngoại đạo” và việc hành đạo là bất hợp pháp. Dưới sự cai trị của đế chế Habsburgs, giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã đã tăng lên 96.1%.
Tuy nhiên, người dân vì vẫn còn nhớ đến các vụ lạm quyền của giáo hội Thiên Chúa Giáo và vai trò của giáo hội này trong việc kết án ông Jan Hus, vốn được coi là anh hùng dân tộc, nên họ đã chế nhạo giáo hội Thiên Chúa Giáo như là có lập trường bài dân tộc.
Tuy nhiên, vai trò của giáo hội Thiên Chúa Giáo đã thay đổi sau Thế Chiến Thứ Nhất. Nước Czech đã được giải phóng khỏi sự cai trị của nước Áo, và các phiên tòa xử giáo hội Thiên Chúa Giáo bắt đầu.
Biến cố này đã được đánh dấu bởi việc phá bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh tại quảng trường chính của khu phố cổ thành phố Prague và số tín đồ đã giảm từ 96% xuống còn 71%. Vào năm 1939, toàn thể nước Czech bị Đức Quốc Xã tràn ngập. Quốc Xã đã bắt đầu tấn công trở lại vào giáo hội Thiên Chúa Giáo, và người Czech đã đoàn kết lại bất kể họ thuộc về tôn giáo nào và quay sang ủng hộ cả hai giáo hội vì cả hai đều chịu thống khổ dưới bàn tay cai trị của Quốc Xã.
Tình trạng đàn áp và xách nhiễu tôn giáo tiếp tục sau Thế Chiến Thứ Hai và dưới thời cai trị của Cộng Sản. Và cũng như trong bất cứ quốc gia cộng sản nào, thì sách lược của nhà nước có mục tiêu chia rẽ hoặc làm suy yếu đi Giáo Hội.
Luật 14 tháng 10 năm 1949 và Sắc lệnh số 219 đòi hỏi các linh mục và Giáo Hội phải ký một văn bản hứa chỉ thi hành nghĩa vụ tôn giáo của họ. Chỉ có các linh mục “yêu nước” được phép cử hành thánh lễ trong lúc các giáo điều cộng sản được quảng bá xuyên qua các đoàn thể tôn giáo như là Katolická acke (Catholic Action) và Pacem in Terris.
Để phản ứng lại, Giáo Hội đã khai trừ khỏi đạo các linh mục thuộc tổ chức Catholic Action vào tháng Sáu năm 1949.
Đức Tổng Giám Mục Josef Beran thành phố Prague đã lên án tổ chức Catholic Action trong một buổi thuyết giảng tại nhà thờ Thánh Vitus và Ngài đã bị quản thúc tại gia trong 14 năm trời.
Tình trạng sách nhiễu Giáo Hội vẫn tiếp tục và trước cuối tháng Giêng năm 1950, hàng giám mục đã cam kết trung thành với chế độ, và do đó, liên hệ ngoại giao giữa chính phủ Tiệp Khắc và Tòa Thánh Vatican đã bị cắt đứt.
Ban lãnh đạo Giáo Hội tiếp tục suy yếu dần sau khi Đức Tổng Giám Mục Beran bị buộc phải sống lưu vong hồi năm 1965. Đức Giáo Hoàng Paul VI, một người có lập trường không muốn đối đầu, đã tìm cách làm giảm bớt căng thẳng giữa Giáo Hội và chính phủ Tiệp Khắc. Người kế nhiệm Tổng giám mục Beran, linh mục František Tomášek đã lên tiếng phê phán sự tham dự của các tín đồ Thiên Chúa Giáo vào Hiến Chương 77, một tổ chức bảo vệ nhân quyền gồm các nhân vật đối kháng chính trị như ông Václav Havel và linh mục Václav Malý.
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo từ đó chỉ lo việc chỉnh đốn nội bộ, như Tổng Giám Mục Tomášek đã chứng minh, chỉ làm suy yếu đi giáo hội tại Tiệp Khắc.
Chính vì muốn cộng tác với chính quyền bỏ mặc chuyện thế sự cho nên gần như là Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã đã bị xóa sạch tại Tiệp Khắc.
Tiệp Khắc, một nước chủ yếu theo đạo Thiên Chúa trước đây, sau này đã được Dức Giáo Hoàng John Paul II mô tả như là “một tình trạng đau buồn không có tiền lệ tại các nước có truyền thống Thiên Chúa Giáo.”
Tuy nhiên, lập trường của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã tại Tiệp Khắc đã thay đổi sau khi một linh mục người Ba Lan tên là Karol Jósef Wojtyła được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 16 tháng 10 năm 1978 với tên thánh là John Paul II.
Khác với các vị tiền nhiệm, Giáo Hoàng John Paul II đã nếm mùi Quốc Xã và sau đó Cộng Sản. Lập trường của Giáo Hoàng John Paul II ủng hộ nhân quyền với tự do tôn giáo là là quyền đầu tiên của con người, đã đưa Giáo Hội Czech cuối cùng hòa giải được với tổ chức nhân quyền Hiến Chương 77.
Cũng như các linh mục có chân trong tổ chức thân chính quyền Catholic Action bị đuổi khỏi đạo, thì Tòa Thánh Vatican đã chỉ thị hồi năm 1982 cấm các linh mục được gia nhập vào tổ chức “quốc doanh” Pacem in Terris.
Mặc dù người cộng sản đã cố nói lên các điểm khác biệt giữa Giáo Hội và xã hội Czech, thế nhưng sách lược muốn triệt hạ các hoạt động của Giáo Hội đã khiến cho xã hội một lần nữa có thiện cảm với Giáo Hội, và không như chính quyền, Giáo Hội đã lắng nghe và lo lắng cho nguyện vọng của người dân.
Nhân quyền
Giáo Hội đã đóng vai trò phụ này một cách hiệu quả và thực sự cống hiến cho người dân những gì mà chính quyền cộng sản không làm được, trong lãnh vực nhân quyền.
Lãnh tụ Cách mạng Nhung, Vaclav Havel, xuất hiện ở buổi lễ hôm 17/11/2009
Vào đầu thập niên 1980, vì lo ngại đến tác dộng của phong trào Đoàn Kết tại Ba Lan và sự lớn mạnh của Giáo hội Thiên Chúa Giáo Ba Lan, chính quyền cộng sản Czech đã ra tay đàn áp, bắt bớ hàng trăm linh mục và các tín đồ.
Tình trạng đàn áp này chỉ làm người dân có thiện cảm càng lúc càng nhiều đối với Giáo Hội.
Hồi năm 1985, nhân kỷ niệm năm thứ 1100 ngày chết của thánh Methodius tức là vị tu sĩ đã du nhập Thiên Chúa Giáo vào đất Czech, có tới hơn 230 ngàn người đã tham dự lễ kỷ niệm này mà trong đó có tới 70% là thanh niên thiếu nữ.
Hồi năm 1988, có khoảng hơn 600 ngàn người kể cả người ngoại đạo, đã ký một bản kiến nghị gồm 31 điểm. Bản kiến nghị này, được một nông dân ngoan đoạn tên là Augustin Navrátil, soạn ra, đã kêu gọi tự do cho Giáo Hội tại Tiệp Khắc và đã giành được sự hậu thuẫn của Hồng Y Tomášek. Cùng năm, khoảng tám ngàn người đã xuống đường để cầu nguyện và đốt nến để phản đối các chính sách của nhà nước.
Cùng sánh bước với chương trình perestroika do lãnh tụ Liên Xô Mikhail Gorbachev đưa ra hồi năm 1987, và sự hậu thuẫn bên trong và bên ngoài Giáo Hội, bản kiến nghị của Navrátil đã kêu gọi nhà nước bớt hạn chế các hoạt động của Giáo Hội.
Trong lúc Giáo Hội Thiên Chúa Giáo không có cầm các phong trào phản đối vào ngày 17 tháng 11 năm 1989, rõ ràng Giáo Hội là điểm tựa tinh thần cho người dân mặc dù trong quá khứ, Giáo Hội có những lúc khó khăn với họ.
Vai trò tôn giáo
Giới học giả thấy rằng cho dù tại một số nước, Thiên Chúa Giáo không phải là tôn giáo của đa số người dân, nhưng sự hiện diện của một Giáo Hội Thiên Chúa Giáo tại các nước cộng sản, có thể là điểm tựa để phát triển nhân quyền. Trong lúc giới học giả cố tìm hiểu vai trò của tôn giáo tại các nước cộng sản còn lại trên quả địa cầu, thì ngày sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô đã nhắc cho họ thấy được nhiều điểm tương đồng giữa hiện tại và quá khứ.
Trong trường hợp của nước Việt Nam chẳng hạn, giáo Hội Thiên Chúa Giáo được coi là tổ chức đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, và giống như Tổng Giám Mục Beran, thì Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cũng bị nhà nước buộc phải sống lưu vong.
Gần đây hơn, các cuộc phản đối có tính biểu tượng của người theo Thiên Chúa Giáo và những người không theo đạo này để chống lại tình trạng chính quyền chiếm đất của Giáo Hội cũ, rất giống như làn sóng phản đối hồi thập niên 1980 tại Đông và Trung Âu. Chúng ta cũng không ngạc nhiên là hồi năm 2006, các cựu thành viên của tổ chức Hiến Chương 77, trong số này có cựu tổng thống Czech ông Vaclav Havel và giám mục Vaclav Maly đã ký một bức thư ngỏ ủng hộ lời kêu gọi từ trong nước Việt Nam phải có tự do nhiều hơn.
Vaclav Havel đã từng viết “kinh nghiệm Czech là một thí dụ điển hình của nghệ thuật bất khả thi (art of the impossible)” và 20 năm sau, trường hợp của Czech và kinh nghiệm của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo tại nước này cho chúng ta thấy được những gì có thể xảy ra.
Chu Thiên Lan
Tiến sĩ Chu Thiên Lan đang giảng dạy ở Occidental College, Hoa Kỳ. Bà nghiên cứu về chính trị và tôn giáo, đặc biệt là vai trò của Giáo hội Công giáo đối với thay đổi chính trị. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.