Tư khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, vấn đề “nhân quyền” đã trở thành đề tài tranh cãi thừng xuyên trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) giữa các nước dân chủ phát triển Tây Phương và các nước xã hội chủ nghĩa đang phát triển Đông Phương.
Qua thời gian, tình trạng căng thẳng đó chưa giảm bớt. Tuy nhiên vì Trung Quốc là một thị trường khổng lồ đang phát triển nên một số quốc gia tư bản giữ thái độ hòa hoãn để duy trì quan hệ mậu dịch tốt với Bắc Kinh.
Như vậy có thể nói là thái độ của Tây Phương đối với vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc và một số nước cộng sản còn sót lại chưa hoàn toàn rứt khoát và vẫn thiếu minh bạch. Lý do “lợi ích thực tế” (practical interest) đưa ra không thể coi là câu trả lời khả dĩ giúp thỏa mãn mọi người.
Những đoạn viết tiếp theo sẽ đóng góp thêm một số ý kiến với hy vọng có thể nới rộng nội dung để nâng cao nhận định về vấn đề khó khăn và phức tạp này.
Một định nghĩa rộng rãi về nhân quyền
Nhân quyền không chỉ là sách lược mà còn là đỉnh đến của tiến trình phát triển chính trị một quốc gia. Trong tiến trình phát triển đó, bất cứ một định chế nào mang tính chính trị kinh tế hoặc văn hóa được tạo ra, sẽ bị coi như “phản dân chủ” nếu vi phạm nhân quyền. Nhân quyền cần thiết để điều hòa quan hệ giữa nhà nước và xã hội, giữa nhà nước và cá nhân và giữa cá nhân với nhau.
Nhân quyền là căn bản để tạo sự ổn định, tình trạng phát triển khả trì và sự gia tăng phúc lợi toàn dân. Kinh nghiệm của quốc gia phát triển cho thấy họ đả cố gắng tôn trọng nhân quyền như một yếu tố không thể thiếu của tiến trình phát triển. Kinh nghiệm này phải được coi như kim chỉ nam cho những nước đang phát triển noi theo.
Bước đầu tiên là phải công nhận (recognition) nhân quyền. Công nhận nhân quyền là phải tách rời chính trị, kinh tế và nhà nước ra khi xã hội dân sự, tách rời vấn đề công ra khỏi vấn đề và tư. Lý do của sự tách rời này gỗm hai luận thuyết.
Thứ nhất, tách nhà nước khỏi xã hội dân sự để thẩm quyền nhà nước không bao trùm và bóp nghẹt toàn bộ đời sống xã hội. Nhà nước tuyệt đối phải trở về với không gian chính trị và các lãnh vực công.
Thứ hai, sau khi có sự tách rời này, người dân và xã hội dân sự phải được tự do phát triển theo lợi ích của từng cá nhân và đoàn thể ngoài sự can thiệp của chính quyền. Sau Thế Chiến II, sự cản trở lớn nhất cho quá trình tiến đến dân chủ của các nước đang phát triển là sư ̣ thiếu độc lập và hữu hiệu của xã hội dân sự.
Nhà nước phải công khai nhìn nhận nhân quyền để bảo vệ sự độc lập của xã hội dân sự và tự do của cá nhân, và coi đó là bước đi căn bản để cho các chế độ độc tài giải quyết những vấn đề kém phát triển và thiếu dân chù.
Ý niệm tái lập xã hội dân sự là một sự phân lập theo chiểu dọc khác với nguyên tắc của Montesquieu, là một sự phân lập theo chiều ngang (tam quyền phân lập).
Sự phân lập theo chiều dọc
Sự phân lập theo chiều dọc sẽ cất bỏ quyền hạn của nhà nước khỏi các không gian riêng tư và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiến dân chủ từ cơ sở hạ tầng. Cỏ thể diễn tả sự thuận kợi đó dưới ba khía cạnh.
Thứ nhất, nhìn dưới khía cạnh dân chủ hóa, hiện tượng tập trung dân chủ cần phải được loại bỏ trong nhiều lãnh vực. Thực tế chính trị sẽ cho biết những lãnh vực nào cần đến việc loại bỏ này. Sự loại bỏ sẽ làm cho nhu cầu tranh luận về dân chủ lan rộng nhanh hơn, sẽ thúc đẫy và hỗ trợ mạnh hơn sư thiết lập dân chủ trên toàn lãnh thổ.
Thứ hai, sự phân lập quyền hành giữa nhà nước và xã hội dân sự sẽ củng cố chế độ pháp trị. Luật pháp sẽ được áp dụng nhiều hơn và trở nên phong phú hơn. Những tệ trạng xã hội như tham nhũng sẽ giảm thiểu. Sinh hoạt chính quyền sẽ trở nên lành mạnh.
Thứ ba, xã hội dân sự sẽ tiến dần đế việc công nhận và thiết lập định chế “kiểm soát và cân bằng (checks and balances) để tự giúp thêm sức mạnh và tự biến thành những cơ chế bổ túc hữu hiệu cho chính quyền. Trong chế độ dân chủ các định chế này từ lâu đã trở thành truyền thống.
Các yếu tố cấu thành một xã hội dân chủ ngày nay gồm: một chính quyền đại nghị, một nền kinh tế hỗn hợp sở hữu công cộng-tư nhân, và một định chế quốc gia phúc lợi. Đó là những tiêu chuẩn dân chủ căn bản cần đạt được..
Nhân định sự khác biệt giữa nhân quyền, tự do và dân chủ
Điều quan trọng cân nhận định là nhân quyền đi đôi với tự do nhưng không đi đôi với dân chủ.
Tự do theo nghĩa truyền thống là những quyền tự nhiên bất khả chuyển nhượng . Những quyền này bảo vệ tính độc lập, tự chủ và nhân phẩm của con người trước những chèn ép chính trị, xã hội, tôn giáo và những thứ khác.
Chính vì trách nhiệm bảo vệ quan trọng đó mà các quyền này được khuyến khích đưa vào hiến pháp nên gọi lả Tự Do Hiến Định. Còn nếu coi dân chủ cũng là tự do thì đó là tự do chính trị. Tự do hiến định mới chính là tự do dân sự Một đằng tạo ra chính quyền, một đằng hạn chế và kiểm soát chính quyền.
Tự do hiến định dẫn đến dân chủ nhưng dân chủ thì không mang lại tự do hiến định. Cái làm thành nét đặc trưng và tạo ra sự khác biệt gữa các chính quyền Âu Châu Bắc Mỹ và các chính quyền khác trên toàn thế giới không phải là dân chủ mà chính là Tự Do Hiến Định.
Trong công cuộc đấu tranh dân chủ, khi giới cầm quyền cần phải nhượng bộ thì họ sẽ nhượng bộ dân chủ vì đó là món hàng rẻ hơn vả ít nguy hiễm hơn so với tự do. Điều này nhiều nhà độc tài trên thế giới đã từng làm, cho nên nhất thiết phải đòi hỏi cho bằng được tự do hiến định, tức tự do dân sự như dân tộc của các nước văn minh đang dược hướng.
Vào thời điểm năm 1997, một nửa các quốc gia đang dân chủ hóa là các chế độ “dân chủ phi tự do” (illiberal democracies). Chính quyền của các nước như Peru, Palestine, Sierra Leone, Slovakia, Kazakstan, Kyrgystan, Belarus, Pakistan…là những thí dụ điền hình. Cho nên vấn đề quan trọng nhất hiện nay mà thế giới cần phải quan tâm là sự phát triển của chủ nghĩa Tự Do Hiến Định.
Sự lạm dụng ý nghĩa của nguyên tắc dân chủ
Nguyên tắc dân chủ bị Trung Quốc, Việt Nam và các nước độc tài Đông Nam Á lạm dụng nhiều nhất là nguyên tắc “chủ quyền quốc gia”. Trong Bản Tuyên Ngôn Bang-Kok năm 1993, một số nước Á Châu đã căn cứ vào ý niệm “chủ quyền quốc gia” để đòi hỏi phía Tây Phương phải tôn trọng lãnh thổ, không được can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và không được sử dụng nhân quyền để tạo áp lực chính trị.
Hiển nhiên là tất cả những nguyên tắc dân chủ và tự do nói trên đều là sản phẩm của văn hóa Tây Phương nhưng đã được những người bênh vực các Giá Thị Á Châu đem ra sử dụng một cách lạ kỳ Lạ kỳ ở chỗ trong khi họ đả kích các ý niệm về nhân quyền thì họ lại trân quý một cách quá đáng ý niệm chủ quyền quốc gia .
Họ không hiểu rằng sự phát triển của ý niệm chủ quyền quốc gia và ý niệm nhân quyền là một sự phát triển song hành. Không những thế giữa hai ý niệm đó còn có ba mối liên hệ mật thiết.
Thứ nhất, quy chế bình đẳng và độc lập của chủ quyền quốc gia trong sinh hoạt quốc tế, chỉ là sự quảng diễn của cùng một loại quy chế ban cho nhân quyền trong sinh hoạt giữa con người và con người.
Nếu chủ quyền quốc gia được đặt ra để bênh vực những quốc gia nhỏ yếu chống lại sự đàn áp và hà hiếp của các quốc gia mạnh lớn hơn thì cũng chẳng khác gì nguyên tắc nhân quyền được đặt ra đê bênh vực những cá nhân hay tập thể nhỏ bé chống lại sự lạm dụng của các lực lượng xã hội lớn mạnh hơn. Cả hai ý niệm đó, đều nhằm tái phân phối sự bất bình đẳng về quyền lực.
Lạ kỳ hơn nữa là khi sử dụng ý niệm chủ quyền quốc gia để lưu ý ác cường quốc Tây Phương không được hà hiếp các tiểu quốc đang phát triển, thì chính các tiểu quốc này lại dùng ý niệm đó như một chiếc lá chắn để tự do vi phạm nhân quyền của con dân trong nước họ. Làm như vậy là hạ thấp tư cách và trình độ văn minh của giai cấp lãnh đạo quốc gia họ trước mắt cộng đồng thế giới.
Thứ hai, nếu xét về phương diện chức năng thì nhân quyền còn bổ túc cho chủ quyền. Ngày nay, những cấu trúc xã hội nhỏ bé như bộ lạc, xóm làng của thời cổ xưa đã phải nhường chỗ cho nhà nước. Chính vì có sự thay đổi này mà nhà nước nắm trong tay một quyền lực quá lớn đã đe dọa nhân quyền. Trái lại, cá nhân chỉ có tay không nên khó thể bảo vệ những quyền tự do bẩm sinh của chính mình.
Vì thế người ta nghĩ ra ý niệm nhân quyền để trang bị cho cá nhân phương tiện tự bảo vệ chống lai sự bạo ngược của nhà nước. Đó là một bài học về liên hệ chức năng giữa hai ý niệm chủ quyền và nhân quyền, không thể nào không biết tới.
Thứ ba, nếu đứng về phương diện luân lý mà nói thì nhà nước không được phép ỷ vào quyền lực của mình để vi phạm nhân quyền.Cho nên chủ quyền phải được nhân quyền bổ túc để có chính danh tồn tại. Chủ quyền có thể mang tính tuyệt đối trong sinh hoạt quốc tế giữa các quốc gia với nhau để thực hiện bình đẳng, nhưng không thể được coi như vô giới hạn trong sinh hoạt quốc nội.
Từ thức tế này có thể khẳng định rằng : không có chủ quyền nếu không có nhân quyền và can thiệp vào sự đàn áp nhân quyền của một quốc gia không phải là sự can thiệp vào công viộc nội bộ của xứ này.
Cho đến nay, đối với phần lớn các dân tộc trên thế giới thì nền “dân chủ phóng khoáng” vẫn được coi như hình thức dân chủ tối hậu. Từ ngày Liên Sô sụp đổ chưa thấy xuất hiện một hình thức chính quyền nào tốt hơn.
Sự khác biệt về văn hóa không ngăn cản sự xích lại gần nhau trong việc công nhận những gíá trị phổ quát liên quan đến dân chủ. Những nước có văn hóa hoàn toàn khác nhau đã chấp nhận nhận những giá trị đó vỉ những hiệu quả tốt chúng mang lại.
NGUYỄN CAO QUYỀN
Tháng 10 năm 2015