Tỵ nạn, sống, viết báo ở Mỹ mười mấy năm, theo dõi thông tin nghị luận trong và ngoài luồng hằng ngày về kinh tế, chánh trị, văn hoá, xã hội Việt Nam, người viết bài này hết sức thấm thía về phóng sự “Quán ăn hai ngàn đồng: Lòng nhân ái vẫn như mạch nước ngầm” của Thuỵ My trong Tạp Chí Xã Hội của đài phát Thanh Pháp RFI, phát ngày Thứ Tư 25 tháng 6, năm 2014, với đầy đủ âm chứng và nhận định của người trong cuộc.
Phân tích cho thấy quan niệm, hành động, con người tổ chức công tác từ thiện này là những người thấm nhuần nền văn hoá thời Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam từ Bến Hải đến Cà mau, tiếp nối nền văn hoá của người Việt Quốc gia từ ngàn xưa lưu truyền lại: lá lành đùm lá rách. Hệ thống Quán Cơm Xã Hội Nụ Cười này thành công xuất sắc, triệt để được lòng dân ở Saigon và tỉnh trong thời CS, làm nổi bật lên hai qui luật phổ quát của văn hoá. Dòng văn hoá nào cao sẽ vượt lên văn hoá thấp. Quân Thanh từ Mãn Châu tràn xuống đánh lấy và cai trị Trung Hoa nhưng bị văn hoá Trung Hoa cao hơn đồng hoá, nhà Thanh chỉ còn lại cái đuôi sam. CS Bắc Việt đánh chiếm và cai trị Miền Nam, nhưng văn hoá CS ngoại lai của CS Bắc Việt bị văn hoá người Việt Quốc gia nhân bản, dân tộc, khai phóng hơn bồi lắp. Về kinh tế cũng vậy, CS Bắc Việt phải chấp nhận “chuyển hệ tư duy”, trở lại kinh tế thị trường, do chủ trương của chính những người CS gốc Miền Nam sống, chiến đấu trong nền kinh tế, chánh trị tự do, và sống lối sống của người Việt Quốc gia của Việt Nam Cộng Hoà Miền Nam. CS Bắc Việt nói trớ là “đổi mới kinh tế” cho đỡ mất mặt, chớ thực tế đó là trở lại nền kinh tế của người Việt Quốc Gia lấy tư nhân làm gốc, hoàn toàn khác với kinh tế của CS tập trung vào nhà nước.
Sau đây là những so sánh nổi bật của những người phục hoạt hệ thống quán cơm xã hội của thời VN Cộng Hoà trong thời CS thống trị ở nước nhà VN. Quí vị này là những người CS sống và hoạt động ở Miền Nam, có chức phận trong thời CS chiếm được chánh quyền, bây giờ nghỉ hưu không bị kỷ luật đảng CS gó bó, ra mở hệ thống quán cơm xã hội. Xin phép trích dẫn từ phóng sự: “Bà Quỳnh Đông, nguyên là thành viên hội đồng biên tập báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là người phụ trách quán Nụ Cười 2 giải thích về ý tưởng ban đầu của nhà báo Nam Đồng, người sáng lập hệ thống các quán Nụ Cười: Thật ra anh Năm (Nam Đồng) có cái ý tưởng này lâu lắm rồi, vì thời xưa thời còn là sinh viên hồi trước giải phóng, anh cũng đã từng ăn những quán cơm như vậy. Vì vậy cho nên sau giải phóng, anh cùng với một số người như ông Mười Thôn, giám đốc Sở Tư pháp có ý định là sau này về hưu thì sẽ mở – không chỉ tính chuyện quán cơm, mà còn nghĩ đến việc mở phòng khám miễn phí, giống như nhà thương thí hồi xưa” “Giá trị thật của bữa ăn là từ 15 đến 20 ngàn đồng, nhưng được bán với giá hai ngàn đồng thay vì cho không để tôn trọng những người nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng: họ bỏ tiền ra mua, chứ không phải đi xin. Bên cạnh đó cứ mỗi tuần vào ngày thứ Năm lại có bán những món nước như bún bò, phở…là những món xa xỉ đối với nhiều người lao động, chỉ với giá một ngàn đồng.”
Ông Nam Đồng là “nhà báo Nam Đồng, nguyên là Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ rồi Tổng biên tập báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh’. Ông nói qua phóng sự có âm chứng “Hồi trước năm 1975 có quán cơm xã hội bán giá rẻ cho người nghèo. Các «quán cơm hai ngàn đồng» mới xuất hiện một hai năm gần đây nhưng cũng đã được ủng hộ, có lẽ cũng khiến người ta còn có được một ít hy vọng vào xã hội hiện nay – mà lâu nay vẫn bị phê phán về tính thực dụng, vô cảm…
Ông Nam Đồng người CS gốc Miền Nam ‘móc lò’, xỏ xiên. “Trước năm 1975 có những quán cơm xã hội, hồi đó bán 5 đồng hay 10 đồng tôi không nhớ rõ nhưng rất rẻ. Có điều là chính quyền Saigon cũ «tàn ác, bóc lột» bằng cách là cung cấp gạo! Gạo thì Bộ Xã hội thời đó cho không, còn những người hảo tâm đứng ra tổ chức thì họ lấy rau, mắm muối, củ cải…từ các chợ, tiểu thương cho chẳng hạn. Còn bây giờ rất là «ưu việt», nghĩa là tôi đi xin cái giấy phép để mở quán ba tháng mà chưa xong. Hiện nay có mấy quán đương thương thảo thuế.
“Tôi nói với cô, tình hình không đến nỗi bi quan. Tất nhiên có một số đối tượng phần nào đó họ vô cảm, không quan tâm đến người nghèo, không có lòng nhân ái. Nhưng đa số vẫn còn tấm lòng, thậm chí như mạch nước ngầm. Nếu mình khai đúng mạch thì sẽ tuôn chảy, thành thác, thành sông. Cho nên cô thấy gần hai năm rồi, mà quán tôi vẫn còn và sắp sửa mở mấy quán nữa, thành thử có được niềm tin vào lòng nhân ái của con người.
“Có một điều lạ như thế này tôi định mở ở Hà Nội nhưng không được – hồi đó đã tính hết rồi. Có ba nguyên nhân, tôi không phân biệt Bắc Nam theo nghĩa cực đoan đâu, nhưng do quá trình lịch sử xã hội hình thành nên như thế này. Tức là lòng nhân ái và ý thức công tác xã hội ở miền Bắc hiếm hơn, ít hơn miền Nam nhiều, bởi vì ba lý do.
Rất nhiều năm trong cái xã hội gọi là «xã hội chủ nghĩa» đó, mọi thứ người ta đều quan niệm là Nhà nước bao cấp lo hết. Tất cả những chuyện đó không phải chuyện của dân, cho nên họ không có thói quen làm. Thứ hai là niềm tin của họ đối với các tổ chức làm công tác xã hội không có. Họ nói, góp cái gì cho nó là nó ăn hết!
“Còn ở miền Nam từ lịch sử, quá trình xây dựng xã hội Nam bộ – nói chung từ những lưu dân, họ phải câu kết lại với nhau, giúp đỡ lẫn nhau từ hồi xưa khi mới hình thành. Rồi qua nhiều năm tháng, ý thức về lòng nhân ái, quan tâm tới người khác, giúp đỡ, đã thành thói quen tự nhiên. Thêm nữa, người Nam bộ là người bộc trực, thẳng thắn, thấy chuyện gì phải thì làm ngay.
“Cho nên thấy rõ nhất là mỗi lần bão lụt ở miền Trung – tôi đã đi làm công tác này nhiều năm, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Nguyên… Mỗi lần thiên tai như thế là ùn ùn hàng trăm, hàng ngàn chiếc xe mang biển số miền Nam hết. Từ đoàn Phật tử, đoàn tiểu thương chợ An Đông, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, đoàn công tác xã hội của Thiên Chúa giáo… đủ hết, nhưng nhìn cái bảng số xe thì biết, không có bảng số xe nào của miền Bắc chở vô hết.”
Đến đây đã quá đủ để thấy tính vượt trội của dòng văn hoá Việt Quốc gia rồi. Nó không bị CS cào bằng mà tái phục hoạt trên nền văn hoá CS thập kém hơn.
Vi Anh