Dư luận quốc tế chú ý đến việc Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng, cho là để đương đầu với Trung Quốc ở biên giới phía bắc và biển Đông, sau những sự kiện diễn ra từ năm 2004 tới nay. Trung Quốc đã bắn giết, bắt giữ, đánh đập, nhục mạ ngư dân Việt Nam, tịch thu tàu thuyền, cướp giựt ngư cụ trước khi thả họ về. Nhưng trong khi biên giới phía bắc đã được thoả thụân và cột biên giới đang được xây dựng, sách lược quân sự ấy có hiệu quả để giữ được lãnh hải với ngư trường và mỏ dầu, nguồn sống của người dân Việt hay không?
Cuộc chiến xưa và nay
Thực ra những hành động đối với ngư dân Việt Nam chỉ là việc làm tái khẳng định mạnh mẽ tham vọng đại dương của Trung Quốc, trong đó biển Đông bị họ coi như sân trước của lục địa Trung Hoa vĩ đại, bao quanh là vùng Đông Nam Á đông dân, trù phú.
Tuy nói chuyện mật ngọt với các nước phương nam, nhưng Bắc Kinh tự vạch ranh giới luỡi bò chiếm gần hết diện tích biển Đông, hành động như trong sân nhà của mình, hiển nhiên coi Việt Nam cùng Hiệp hội ASEAN chẳng khác nào những chú cọp con chưa mở mắt, phải khiếp sợ móng vuốt của con rồng Trung Hoa sắp vươn ra khắp các đại dương với những hạm đội hàng không mẫu hạm.
Chẳng phải chờ đến những biến động ở biển Đông mà Việt Nam mới tăng cường quân sự. Ở vị trí đóng chốt phía nam, có chủ quyền sinh tử trên thuỷ lộ huyết mạch tiến vào sân trước của Trung Hoa, Việt Nam đã phải nghiên cứu sách luợc này từ lâu, ngay cả từ trước khi xảy ra trận chiến 1979.
Thế và lực ở các cuộc chiến xưa và nay hoàn toàn khác nhau. Trong chiến tranh chống Pháp và tiến đánh miền Nam, quân đội và cả toàn dân miên Bắc Việt Nam trước đây được Liên Xô cùng Trung Quốc cung cấp vũ khí, lương thực, từ viên đạn, hạt gạo đến cây kim sợi chỉ, dựa lưng vào hậu phương lớn Trung Quốc với sức người vô tận
Những trận đánh của những sư đoàn Việt Nam thiện chiến nhất ở vùng biên giới Trung Quốc từ 1979 đến 1986 càng khiến Việt Nam thấy rõ thế yếu về vũ khí, trang bị, quân số, ngay trên những địa thế và chiến thuật sở trường của một đạo quân vẫn luôn luôn ngạo mạn là một quân đội từng đánh thắng cả Pháp lẫn Mỹ.
Thế và lực ở các cuộc chiến xưa và nay hoàn toàn khác nhau. Trong chiến tranh chống Pháp và tiến đánh miền Nam, quân đội và cả toàn dân miên Bắc Việt Nam trước đây được Liên Xô cùng Trung Quốc cung cấp vũ khí, lương thực, từ viên đạn, hạt gạo đến cây kim sợi chỉ, dựa lưng vào hậu phương lớn Trung Quốc với sức người vô tận, với cùng quyền lợi phát triển thế lực xuống phía nam, trong cùng chiến lược đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới để mở rộng vùng ảnh hưởng của phe Cộng Sản.
Quân đội miền Bắc thiện chiến, lại chủ động trong chiến lược tấn công, có cả một hành lang Lào Miên lợi hại để chuyển quân và vũ khí, để trú ẩn và chuẩn bị cho những trận chiến quyết định. Đến lúc người Mỹ không còn đủ kiên nhẫn để yểm trợ cho một cuộc chiến tranh trường kỳ ở cách xứ sở của họ cả nửa vòng trái đất, thì thời cơ chiến thắng của Hà Nội đã đến.
Ngày nay chính hậu phương lớn kia đang trở thành cường địch. Những lợi điểm về địa lý trước đây nay rơi vào tay kẻ địch bắc phương. Việt Nam dựa vào đâu? Vũ khí đã cũ mèm từ khi Liên Xô trở thành nước Nga, khối Xã Hội Chủ Nghĩa tan thành mây khói.
Mọi vũ khí quân trang quân dụng chiếm được ở miền Nam đều đã hỏng hóc từ nhiều năm trước, không đạn dược, không cơ phận thay thế và bảo trì. Còn chăng chỉ có dăm chiếc tàu đổ bộ đang dần dần bơi vào lịch sử. Vũ khí đạn dược gần cạn kiệt sau chiến cuộc Kampuchea, nguồn cung hạn chế.
Phía Trung Quốc, lực lượng quốc phòng có thể chinh phục cả châu Á, nếu người Mỹ không có mặt nơi đây, có lẽ chỉ có Nhật Bản là ngoại lệ.
Vũ khí đã cũ mèm từ khi Liên Xô trở thành nước Nga. Mọi vũ khí quân trang quân dụng chiếm được ở miền Nam đều đã hỏng hóc từ nhiều năm trước, không đạn dược, không cơ phận thay thế và bảo trì. Còn chăng chỉ có dăm chiếc tàu đổ bộ đang dần dần bơi vào lịch sử. Vũ khí đạn dược gần cạn kiệt sau chiến cuộc Kampuchea
Liệu những vũ khí đang được sắm sửa có giúp Việt Nam phòng thủ chống được Trung Quốc cả trên bộ, trên không lẫn mặt biển chăng?
So sánh lực lượng
Năm nay Việt Nam sẽ được giao 2 tàu ngầm Kilo cải tiến, 4 chiếc kia dường như sẽ giao vào năm sau, có tin nói giao mỗi năm sau một chiếc, giá tổng cộng 1 tỉ rưỡi đến 1 tỉ 800 triệu đô la. Tàu ngầm Kilo của Nga được công nhận là vũ khí phòng thủ mặt biển lợi hại, nổi tiếng là “vô âm vô hình” với mệnh danh “chiếc lỗ đen” nhờ sự vận hành rất êm nhẹ bằng máy điện-diesel, cách thiết kế toàn thân không gây tiếng ồn và chống sonar phát hiện, có radar, trang bị vũ khí tối tân và hùng hậu.
Tàu dài trên 70 mét, thuỷ thủ đoàn 57 người, vận tốc 17 hải lý dứơi mặt nước, 11 hải lý trên mặt biển. Tầm hoạt động 7 ngàn 500 dặm khi tuần du chậm gần mặt nước và 400 dặm nếu lặn xuống dứơi, có khả năng hoạt động liên tục 45 ngày ngoài biển khơi.
Tàu Kilô có 6 ống phóng và giá phóng, bắn được tổng cộng 18 ngư lôi, với hệ thống điểu khiển đánh được hai mục tiêu cùng lúc. Hai ống phóng bắn được ngư lôi nặng gần hai tấn tự điều khiển bằng sonar, theo dõi bằng truyền hình để xạ thủ chuyển được hướng mục tiêu.
Một ngư lôi khác nặng hơn hai tấn, tầm xa 40 km, tầm đánh sâu tối đa 500 mét. Tàu còn phóng được 8 phi đạn Strela tầm nhiệt chống các phi cơ diệt tàu ngầm, tầm xa 6 km, hoặc loại Igla nặng hơn, xa 5 km, vận tốc hơn gấp rưỡi tốc độ âm thanh.
Việt Nam cũng đã đặt tiền cọc để mua 12 chiếc Sukhoi-30MK2 của Nga, giao hàng trong 2 năm, giá khoảng 600 triệu đô la. Đó là loại phi cơ chiến đấu đa năng, với hệ thống radar và điện tử cải tiến tới mức tối tân nhất, có thêm khả năng phóng phi đạn chống tàu chiến.
Phía Trung Quốc, lực lượng hải quân được xây dựng để thách đố quyền lực quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á, chứ không nhắm vào Việt Nam.
Phía Trung Quốc, lực lượng hải quân được xây dựng để thách đố quyền lực quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á, chứ không nhắm vào Việt Nam.
Các tàu chiến tuần dương, khu trục, thiết giáp của Trung Quốc mang tên các triều đại Trung hoa như Lương, Tần, Tấn… càng ngày càng được tăng cuờng về số lượng và phẩm chất, với những hệ thống vi tính do Trung Quốc tự tạo để đỉều khiển hải hành và vũ khí, chưa kể những hàng không mẫu hạm được khoe là đang kiến tạo.
Thực ra giới quan sát cho rằng chưa hẳn Trung Quốc đã muốn có hàng không mẫu hạm, vì họ không thấy Bắc Kinh có kế hoạch nào để mua sắm hay chế tạo máy bay cho các con tàu chúa tể đại dương đó. Tướng Trung Quốc Tiền Lợi-hoa nói với báo chí quốc tế rằng điểm quan trọng không phải là Trung Quốc có hàng không mẫu hạm hay không, mà là Trung Quốc làm điều gì với chiếc hàng không mẫu hạm đó.
Về tàu ngầm, ngoài hằng trăm tàu ngầm loại cũ để phòng thủ lãnh hải và các tàu ngầm lớn để phóng hoả tiễn liên lục địa, Trung Quốc có 12 tàu Kilô loại cũ và mới, bố trí ở biển Đông hải đối diện Nhật Bản, Đài Loan và biển Đông của Việt Nam, nhằm bành trướng hải phận phía Nam, đương đầu với hạm đội 7 của Hoa Kỳ.
Cuộc biểu diễn lực lượng nhân dịp kỷ nịêm 60 năm thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cho thấy trong số 52 tàu chiến diễn tập có một số tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chưa từng xuất hịên trước đây.
Giữa tương quan lực lượng như vậy, Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ chủ quyền lãnh hải? Mời quý vị xem tiếp trong bài sau.