Nhạc đìệu bài Mexican này dập dìu nhưng đã quá quen thuộc với thính giả người Việt thích nhạc Tây phương.
Cùng ca sĩ tenor Andrea Bocelli danh tiếng này, tôi đề nghị Việt Thức lần lượt giới thiệu hai bài hay và được thính giả khắp 5 châu mến mộ nhất:
1. Bài Nessun Dorma, một ca đoạn (aria) trích từ opera Turandot của Puccini. Nhạc điệu bài này đã được BBC chọn làm nhạc đề chính thức cho World Cup 1990.
2. Bài Time to Say Goodbye (Con Te Partiro) Bocelli hát chung với nữ ca sỉ soprano người Anh Sarah Brightman ; hoặc Con Te Partiro do một mình Bocelli hát. Bài nào cũng thế (vì là một) và có trên YouTube.
Sau đó tôi đề nghị sẽ từ từ lần lượt dẫn thính giả qua lãnh vực nhạc cồ điển bắt đầu bằng những đoản khúc thời lãng mạn, chủ yếu là nhạc Chopin (Etudes, Nocturnes, Preludes,v.v.) sau đó chuyển sang nhạc giao hưởng (symphonies) và nhạc hợp tấu (concertos) viết cho vĩ cầm và piano hay các nhạc khí khác của các nhà soạn nhạc Beethoven, Brahms, Tchaikosky, Mendelsson, Mozart, Liszt, rồi tới Haydn, Handel, Bach thời Baroque.
2
TS. LS. Lưu Nguyễn Đạt
Xin cảm ơn nhà biên khảo Chu Việt. Như vậy, độc giả/thính giá Việt Thức sẽ có dịp hưởng những tác phẩm nhạc chọn lọc rất đa dạng, phong phú.
Việt Thức xin đón nhận mọi đề nghị quý hoá giúp sinh hoạt văn hoá, kiến thức, sáng tạo thêm phồn thịnh, linh động giữa chúng ta.
Kể cả việc nghe lại những dư âm thân quý, ôn và hưởng lại những bài hát, những nhạc phẩm thật quen thuộc, nhưng tràn đầy kỷ niệm và xúc động, cũng là hạnh phúc…tìm lại.
Kiến thức, tâm linh, và sáng tạo thường tiếp nối nhau, quấn quyện. Mỗi bài hát được diễn tả lại, nghe lại, đều mới mẻ, trong tinh thần cởi mở, tái tạo. Đó là lý do, chúng ta trong thế 21 vẫn yêu chuộng những tác phẩm siêu thoát từ những thế kỷ trước, từ những thời điểm cũ kỹ trong quá khứ. Vì những âm hưởng bất hủ đó có dịp “sống lại”, kết sinh nơi chúng ta. Trong không gian và thời gian luân hồi dịch biến. Âm nhạc cũng có métalangage, métatexte, mémoire collectif. Vĩ ngữ, liên bản, từ ký ức tập thể. Hồi sinh, tái xuất trong truyền thống dân tộc và loài người.
Chúng ta chỉ cần kính cẩn, nhẹ nhàng tiếp nhận, hưởng và trao tặng lại đời những chất/sản phẩm, những giá trị tinh thần quá đẹp đó. Một cách sòng phẳng, sáng suốt, toàn diện. Không vị kỷ, không nợ nần.
2 Comments
Chu Việt
Nhạc đìệu bài Mexican này dập dìu nhưng đã quá quen thuộc với thính giả người Việt thích nhạc Tây phương.
Cùng ca sĩ tenor Andrea Bocelli danh tiếng này, tôi đề nghị Việt Thức lần lượt giới thiệu hai bài hay và được thính giả khắp 5 châu mến mộ nhất:
1. Bài Nessun Dorma, một ca đoạn (aria) trích từ opera Turandot của Puccini. Nhạc điệu bài này đã được BBC chọn làm nhạc đề chính thức cho World Cup 1990.
2. Bài Time to Say Goodbye (Con Te Partiro) Bocelli hát chung với nữ ca sỉ soprano người Anh Sarah Brightman ; hoặc Con Te Partiro do một mình Bocelli hát. Bài nào cũng thế (vì là một) và có trên YouTube.
Sau đó tôi đề nghị sẽ từ từ lần lượt dẫn thính giả qua lãnh vực nhạc cồ điển bắt đầu bằng những đoản khúc thời lãng mạn, chủ yếu là nhạc Chopin (Etudes, Nocturnes, Preludes,v.v.) sau đó chuyển sang nhạc giao hưởng (symphonies) và nhạc hợp tấu (concertos) viết cho vĩ cầm và piano hay các nhạc khí khác của các nhà soạn nhạc Beethoven, Brahms, Tchaikosky, Mendelsson, Mozart, Liszt, rồi tới Haydn, Handel, Bach thời Baroque.
TS. LS. Lưu Nguyễn Đạt
Xin cảm ơn nhà biên khảo Chu Việt. Như vậy, độc giả/thính giá Việt Thức sẽ có dịp hưởng những tác phẩm nhạc chọn lọc rất đa dạng, phong phú.
Việt Thức xin đón nhận mọi đề nghị quý hoá giúp sinh hoạt văn hoá, kiến thức, sáng tạo thêm phồn thịnh, linh động giữa chúng ta.
Kể cả việc nghe lại những dư âm thân quý, ôn và hưởng lại những bài hát, những nhạc phẩm thật quen thuộc, nhưng tràn đầy kỷ niệm và xúc động, cũng là hạnh phúc…tìm lại.
Kiến thức, tâm linh, và sáng tạo thường tiếp nối nhau, quấn quyện. Mỗi bài hát được diễn tả lại, nghe lại, đều mới mẻ, trong tinh thần cởi mở, tái tạo. Đó là lý do, chúng ta trong thế 21 vẫn yêu chuộng những tác phẩm siêu thoát từ những thế kỷ trước, từ những thời điểm cũ kỹ trong quá khứ. Vì những âm hưởng bất hủ đó có dịp “sống lại”, kết sinh nơi chúng ta. Trong không gian và thời gian luân hồi dịch biến. Âm nhạc cũng có métalangage, métatexte, mémoire collectif. Vĩ ngữ, liên bản, từ ký ức tập thể. Hồi sinh, tái xuất trong truyền thống dân tộc và loài người.
Chúng ta chỉ cần kính cẩn, nhẹ nhàng tiếp nhận, hưởng và trao tặng lại đời những chất/sản phẩm, những giá trị tinh thần quá đẹp đó. Một cách sòng phẳng, sáng suốt, toàn diện. Không vị kỷ, không nợ nần.
Trân trọng, Lưu Nguyễn Đạt