Việt Nam Đến Đỉnh Thay Đổi?
Đã bốn Đại hội, đảng CSVN liên tiếp đá trái banh về phía trước. Họ đã chia ghế quyền lực với mục tiêu chính chỉ để cân bằng vị trí của các phe nhóm. Cứ mỗi 5 năm dân Việt nam lại mong chờ đổi mới… nhưng mức đến lại bị dời đi. Và 2016 là cơ hội chót?
Ban lãnh đạo đảng CSVN hoàn toàn bế tắc về những vấn đề cốt lõi: lập trường của Việt Nam đối với Trung Quốc và các cường quốc khác, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế quốc gia và quyết định của đảng có phải chịu sự giám sát của thẩm phán độc lập hay không.
Đại hội thứ 12 sẽ triệu tập vào đầu năm 2016, từ 21 đến 28 tháng Giêng tại Hà Nội. Khoảng 1.400 đại biểu sẽ họp tại Hà Nội để xác thừa nhận thoả hiệp do những đảng viên quyền lực đã vạch ra. Các kết quả có thể xảy ra nhất là cuộc bầu chọn Thủ tướng Chính phủ hiện nay, ông Nguyễn Tấn Dũng, vào vai trò cao nhất: Tổng bí thư. Phần lớn đồng minh và cận thần của ông có thể sẽ được đưa vào Bộ Chính trị hoặc Ban chấp hành.
Giới truyền thông nước ngoài có khuynh hướng cho rằng Đại hội lần thứ 12 là một cuộc trưng cầu ý kiến về định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam: cánh thân Trung Quốc của đảng sẽ bám vào vị trí chủ chốt hoặc họ phải nhường cho phe thân Mỹ? Họ sẽ không còn hợp thời nữa. Vì câu hỏi muôn năm đó đã được giải quyết sáu tháng trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định với Tổng bí thư hiện tại, Nguyễn Phú Trọng, rằng Hoa Kỳ bằng lòng với hệ thống chính trị hiện nay của Việt Nam. Trung Quốc đã mất “lòng tin chiến lược” của Việt Nam và Hoa Kỳ là trên đường chiếm lĩnh nó. Đó là một sự thay đổi mang tính thời đại đã đặt Hà Nội giữa hai siêu cường nhưng không lệ thuộc nước nào.
Dũng nắm vững
Sau Đại hội lần thứ 12, Dũng có vẻ sẵn sàng thống trị. Là một chính trị gia hiểu biết, trong 10 năm làm thủ tướng, Dũng đã xây dựng một khối đáng gờm gồm những người ủng hộ, một liên minh những người đổi mới (theo tiêu chuẩn đảng) và những kẻ cơ hội. Trong Ban chấp hành Trung ương hiện nay, họ nắm đa số, đã hai lần công khai ngăn cản không để Bộ Chính trị cắt cánh buồm của Dũng.
Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam biết rằng những khẩu hiệu cách mạng không còn công hiệu nữa. Đã 40 năm kể từ khi đất nước thống nhất dưới sự cai trị của đảng Cộng sản và tuổi trung bình của 92 triệu dân hiện nay là 28. Hầu hết các đại biểu đến Đại hội lần thứ 12 sẽ đồng ý rằng điều quan trọng bây giờ là “tính hợp pháp của thành quả” – những kết quả tốt từ một sự lãnh đạo công bằng, hợp lý và kiên định. Đảng CSVN có đủ khả năng không?
Đảng CSVN vẫn độc quyền về quyền lực, nhưng nó không còn giữ độc quyền cuộc sống chính trị. Chế độ Hà Nội phải tranh đua với một điệp khúc của những người bất đồng chính kiến, nhờ internet – lớn mạnh dần đều, đã tinh vi và thuyết phục hơn trong những phân tích của họ về sự kém hiệu quả chính trị của đảng. Những người phê bình chế độ trên mạng nghiêm khắc chỉ trích chế độ bị đã các nhóm lợi ích tư bản thủ hạ, sẵn sàng đem tiền mua quyền lực, bắt cóc.
Giả sử phe của thủ tướng Dũng sẽ chiếm ưu thế, các nhóm lợi ích sẽ xếp hàng sau lưng Dũng ngay thay vì để bị thiệt thòi. Như vậy Dũng và thuộc hạ có thể sẽ được đa số rất lớn của các thành viên Ủy ban Trung ương mới bầu vào vị trí quyền lực. Liệu sau đó Dũng, ở vị trí để đây mạnh một chương trình cải cách, sẽ khoác lên chiếc áo của một Lee Kuan Yew hoặc Park Chung-hee Việt Nam chăng? Đừng vội đặt cược/đánh cá.
Tự sáng tạo
Về mọi mặt, Dũng là một kẻ cơ hội khôn ngoan, người đã sáng tạo lại chính mình sau khi vấp ngã khi sự suy thoái kinh tế toàn thế giới tràn qua Việt Nam và bắn phá hỏng hết những dự án cưng của ông ta. Kể từ đó, Dũng đã phản ứng thuận chiều của đám đông không còn kiên nhẫn chờ đợi sự thay đổi. Trong một bài phát biểu được nhiều người hoan nghênh hai năm trước đây, Thủ tướng Dũng đã ủng hộ một ý tưởng cấp tiến: việc của nhà nước là tạo điều kiện cho phép công dân bình thường có thể phát huy tiềm năng sáng tạo của họ. Ông đưa những người quản lý tài năng vào nội các của ông bây giờ, nghe nói, Dung đã chăm chú lắng nghe những lời khuyên của các nhà kinh tế thuộc thế hệ mới, được đào tạo tại quốc gia phương Tây.
Sự phản đối của nhóm giáo điều đang suy giảm trong đảng thật ra nhỏ hơn sự cản trở của những kẻ cơ hội muốn giữ nguyên hiện trạng đã ngăn chận những thay đổi về chính trị cùng những cấu trúc và có thể sẽ tiếp tục cản đường như vậy trong tương lai. Sự kiểm soát trực tiếp của nhà nước ở nhiều doanh nghiệp lớn đã là một nguồn sinh lợi và thu nhập bất hợp pháp cho ban quản lý doanh nghiệp và cho tầng lớp cán bộ trung ương và địa phương. Còn rất nhiều cơ hội tương tự trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác hoặc đặc quyền cung cấp dịch vụ. Họ khó có thể dễ dàng chuyển nhượng lại những mỏ bạc đó.
Tuy nhiên, những năm sắp tới rất quan trọng cho khát vọng của Việt Nam để thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam có một lợi thế lớn, nhưng chỉ nhất thời: một lực lượng nhân công trẻ làm việc chăm chỉ, và tương đối rẻ. Việt Nam có thể được hưởng lợi rất lớn vì là thành viên kém phát triển nhất trong Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiện tại, trong khi xu hướng trung hoà đến tiêu cực ở các nước Đông Á và các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam sẽ ở vị trí tốt hơn với tốc độ tăng trưởng GDP 6% và gần 10% tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2015. Đầu tư nước ngoài đang tăng từ các công ty có ý định chiếm một mảnh của chiếc bánh TPP .
Chiều sâu công nghiệp
Điều này cho Việt Nam một cơ hội tuyệt vời để tích hợp các doanh nghiệp nội địa vào chuỗi giá trị ở thượng nguồn của các hoạt động lắp ráp cuối cùng mà cho đến nay vẫn là vai trò của họ. ‘Chiều sâu công nghiệp’ của Việt Nam sẽ xây dựng sự tự tin ở con dốc kế tiếp trong chu kỳ kinh tế, giới đầu tư sẽ không bỏ Việt Nam để chạy đến những quốc gia có mức lương giá rẻ nhất hiện nay.
Để thành công như một người đổi mới, Dũng phải đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích khu vực tư nhân trong nước. Nông dân cần được làm chủ mảnh đất họ cấy cầy. Những doanh nghiệp nhà nước đã thất bại và không đủ sức cạnh tranh phải đóng cửa. Không có hành động nào trong số này sẽ làm hài lòng những tiếng nói đối lập trực tuyến hoặc nhóm giáo điều của đảng, nhưng logic kinh tế thật quá hấp dẫn. Và logic chính trị cũng vậy: hành động dứt khoát sẽ bảo đảm quyền lãnh đạo của đảng về mặt chính trị ở Việt Nam trong những năm tới.
David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, thường viết về những vấn đề đương đại tại Đông Nam Á. Bài viết này dựa trên tài liệu từ một bài viết dài hơn lần đầu tiên được đăng ở đây, trên trang Brookings. Bài viết này được in lại từ một Tập Đặc biêt của Forum Đông Á vào năm 2015, xem lại sự kiện trong năm và các năm trước.
David Brown | Trà Mi
Nguồn: DCVOnline
Is Vietnam on the cusp of change?
Author: David Brown, California
Every five years, Vietnamese dare to hope that this time, the ruling Communist Party will take a chance on change.
Four successive party congresses have just kicked the ball down the road. They’ve redistributed positions mainly with a view to preserving factional balance. The leadership has been left deadlocked on core issues: Vietnam’s stance toward China and other powers, the state’s role in the economy and whether Party actions should be subject to review by independent judges.
The 12th Party Congress will convene early in 2016. About 1400 delegates will assemble in Hanoi to confirm agreements hammered out among the party’s heavyweights. The most likely outcome is the election of the current prime minister, Nguyen Tan Dung, to the top party post: general secretary. A majority of his allies and protégés will likely be elevated to the party Politburo or executive committee.
The foreign media are apt to spin the 12th Congress as a referendum on Vietnam’s foreign policy orientation: will the Party’s pro-Chinese wing cling to key posts or must they yield to a pro-American faction? They’ll be behind the curve. That perennial issue was resolved six months ago when US President Barack Obama assured the current General Secretary, Nguyen Phu Trong, that the United States is quite okay with Vietnam’s current political system. China has lost Vietnam’s ‘strategic trust’ and the United States is on the way to winning it. It’s an epochal shift that’s positioned Hanoi between the two superpowers but in the pocket of neither.
At the 12th Congress, Dung seems poised to dominate. He’s a savvy politician who in 10 years as prime minister has built a formidable bloc of supporters, a coalition of reformers (by Party standards) and opportunists. On the current Central Committee, they’re a solid majority who have twice blocked unusually public attempts by the Politburo to trim Dung’s sails.
Party members know that revolutionary slogans no longer move the masses. It’s been 40 years since the nation was unified under Communist rule and the median age of its 92 million citizens is 28. Most delegates to the 12th Congress would agree that what matters now is ‘performance legitimacy’ – the good vibes that flow from firm, sound and just leadership. Can the Party deliver?
The Party still monopolises power, but it no longer monopolises Vietnam’s political life. The Hanoi regime must contend with an internet-enabled chorus of dissidents who have grown steadily more sophisticated and persuasive in their analysis of the Party’s political underperformance. Online critics flay the regime as captive of ‘the interests’, crony capitalists who are all too apt to trade cash for political favours.
Assuming the prime minister’s slate will prevail, ‘the interests’ are likely to line up behind him rather than find themselves marginalised. Thus Dung and his protégésmay be voted into power by a huge majority of the renewed Central Committee membership. Will Dung then be in position to press a reform agenda, to don the mantle of a Vietnamese Lee Kuan Yew or Park Chung-hee? Don’t bet on it yet.
By most accounts, Dung’s a shrewd opportunist who has reinvented himself after stumbling when the worldwide recession rolled over Vietnam and cratered his pet projects. Since then, Dung has responded to popular impatience for change. In a widely applauded speech two years ago, the prime minister endorsed a radical idea: the job of the state is to create conditions that allow ordinary citizens to unleash their creative potential. He has populated his cabinet with talented managers and now, it’s said, Dung listens attentively to the advice offered by the nation’s new generation of bright, Western-trained economists.
It is less the opposition of the Party’s dwindling band of ideologues than the opportunists’ preference for the status quo that has blocked political and structural reform in the past and may do so in the future. The state’s direct control of many large enterprises has been a lucrative source of illicit income for enterprise managers and for central and local officials. Similar opportunities abound in the conversion of agricultural land to other uses or the preferential provision of services. Such leverage will not be lightly surrendered.
And yet, the next few years are of critical importance to Vietnam’s aspirations to succeed in the global economy. It has a big but transient advantage: a hard-working, young and relatively low-cost workforce. It can benefit hugely from being the least developed member of the Trans-Pacific Partnership (TPP). Already, while trends are neutral to negative in other East and Southeast Asian nations, Vietnam will post better than 6 per cent GDP growth and nearly 10 per cent export growth in 2015. Foreign investment is surging in from firms intent on a piece of the TPP pie.
This provides an extraordinary opportunity to integrate Vietnamese enterprises into value chains upstream of the final assembly operations that have so far been their role. Vietnam’s ‘industrial deepening’ will build confidence that at the next dip in the economic cycle, investors won’t abandon Vietnam for the place with the currently cheapest wages.
To succeed as a reformer, Dung must pay particular attention to stimulating the domestic private sector. Farmers should receive titles to the fields they till. State enterprises that are both broke and uncompetitive must be allowed to fail. None of this will satisfy the online dissidents or the Party’s ideologues, but the economic logic is compelling. So is the political logic: decisive action will secure the Party’s command of Vietnam’s political heights for years to come.
David Brown, a retired US diplomat, writes often on contemporary Southeast Asia. This paper draws on material from a longer article that was first published here on Brookings.