Việt Nam Và Những Sáng Tạo Nhà Nghèo Hội luận «Sáng Tạo Nhà Nghèo»
NETEXPLO 2015 Paris 4 & 5 / 02 / 2015
Đang định viết một bài nói rõ quan điểm chúng tôi để thử làm một bản tổng kết những chuyện bên lề của đại gia đình người Việt hải ngoại chúng ta vào những ngày cuối năm. Tôi đang ở tâm trạng vừa vui mừng thấy một luồn gió mới đang thổi ở Việt Nam với Phong trào «Tôi Không Thích Đảng Cộng sản », cũng vừa sốt ruột bực mình về những lỉnh kỉnh chưởi bới, cãi vã không đâu vào đâu giữa những người tỵ nạn già nua ở hải ngoại.
Nào là đổi ngày Quốc Hận của dân tộc Việt Nam biến sang Ngày Hành Trình đi tìm Tự do, hay Ngày Thuyền Nhơn, hay Ngày Việt Nam Cộng Hòa, hay Ngày Tự do. Tại sao phải đổi ?
Tại sao phải xin Mỹ và Canada đở đầu, chứng nhận, cầu chứng tại toà cái Quốc Hận của phe ta, cái đau khổ của dân ta ? Mình trân trọng Ngày Quốc Hận, mình để tang ngày Mất Nước của mình trong gia đình mình không đủ sao ? Việc gì phải cần cầu chứng tại tòa ? Việc gì cần Canada, cần Mỹ yết vào Bảng Phong thần ? Hình như tòa Đại sứ Việt Cộng nó có phản đối ?
Thật tình nếu có, thì nó quá ngu nên nó phản đối Canada. Nhờ vậy, phe ta hí hửng nghĩ rằng làm đúng : tất cả chúng ta khoái chí tử, phe ta wánh đúng đòn rồi ! Thật sự mà nói, hoàn toàn phản tác động, Canada khi nhận ngày 30/04 làm Ngày Hành Trình đi tìm Tự do là vô tình giúp đở Việt Công vì như vậy vô hình dung người Việt hải ngoại phải cám ơn Việt Cộng mới có được ngày nay, nhà cửa to rộng, xe cộ đầy nhà, con cái đứa bác sĩ đứa kỹ sư ! Hổng có đám mầy vô Nam, tụi tao đâu có Hành trình đi tìm Tự do, và sống sung tức ở Canada
Có Tự do ngày nay ? Canada nhận cũng dễ hiểu thôi, vì Tự do đây là Canada.
Vậy xin Chánh phủ Canda tôn trọng quyền tự quyết của số đông cộng đồng người Việt tỵ nạn ở toàn các quốc gia ở Hải ngoại. Chuyệnt tên gọi của Ngày 30 tháng Tư là chuyện của người Việt Quốc gia tỵ nạn, nên để Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Công sản giài quyết, xin cám ơn Chánh Phủ Canada.
Vậy thì thử hỏi Hành trình đi tìm Tự do là Phúc hay là Họa ?
Vì thật sự mà nói, công dân Việt Nam Cộng Hòa đã sống xứ Tự do rồi, cần gì mà phải Hành trình đi tìm Tự do! Hành trình nầy nên dành riêng cho người trong nước !
Thôi thì chúng ta hãy làm hai ngày :
– 30/04 là Quốc Hận
– 01/05 là Hành trình Tự do. Có thua có Hận mới có Chạy chớ.
Và tiếp theo ngày 02/05 Ta có thể làm ngày Thuyền Nhơn, vì Chạy phải xuống Thuyền. Tiếc quá Mỹ nó vớt,Đức nó vớt, Tây nó vớt chứ không ta làm một ngày đến Mỹ, Đức hay Tây, như ngày xưa tàu Mayflower đến Mỹ và làm lễ Tạ Ơn luôn thể !
Nào là sự kiện tụng giữa Báo Sàigòn Nhỏ và Báo Người Việt, uổng công phí tiền, vô bổ, chả lợi lộc gì ! Tự nhiên cộng đồng Việt Nam Tỵ Nạn hải ngoại xé hai làm hai nhóm, cả hai đều tự nhận mình chống Cộng cả. Chỉ hai có cái nhìn khác nhau. Nếu nhóm nầy tự nhận chống Cộng 100% nếu nhóm kia cũng tự nhận chống Cộng cũng 100% nhưng không cùng nhóm, mỗi nhóm một kiểu. Vì nếu một nhóm chống Cộng còn nhóm kia Công sản, tại sao nhóm kia vẫn sống được vẫn có độc giả? Không thấy ai tẩy chay cả ? Thôi thì hãy chấp nhận phe ta được hai nhóm, hay có thể có nhiều nhóm, nếu tất cả đều nhơn danh Chống Cộng, cho nó khỏe, gây nhau làm chi, để dành sức thiệt tình Chống Cộng. Làm như thế là chúng ta giàu hơn, có đến Hai hay ba hay bốn tay Chống Cộng oánh Một thằng Cộng thôi ! Uổn công đấm đá, chưởi bới nhau làm gì phí sức. (Sao phe ta giống các nhóm Hồi Giáo quá khích vậy ! có cái đở là chưa giết nhau thôi !). Đấy là hình cảnh hải ngoại tỵ nạn CS đau buồn của tôi :
Xưa tiêu tùng, quần đùi giành giựt,
Nay ngon lành, áo thụng chưởi nhau !
Còn trong nước? Trong nước thì đáng lý, đấu tranh thật sự, chống kiểm duyệt thông tin thật sự, bảo vệ tố cáo bloggers đi tù thật sự, thì cũng lại mất thi giờ theo dõi bàn luận những đấm đá bá vơ ba láp giữa các xếp lớn chả ăn thua gì đến vận mệnh quốc gia hay tình trạng tự do, độc lập, nhơn quyền của người dân cả.
Phong trào «Tôi Không Thích Đảng Cộng sản» không được thông tin truyền bá thích đáng. Đáng lý phải được hổ trợ lớn hơn, rầm rộ hơn, phải được truyền bá, hoàn cầu hóa trong ngoài nước «Tôi Không Thích Đảng Cộng sản», phải tạo thành Logo, tạo thành những «Pins» gắn trên ve áo. Phát bán mọi người Việt Hải Ngoại và Trong Nước nếu được mang trên ve áo.
Khi ấy, NETEXPLO đến Paris !
Việc nầy làm chúng tôi phấn khởi, lên tinh thần vì đây là một không gian, một địa hạt mà người Việt mình có cơ hội có mặt, và phải có mặt. Với óc sáng tạo, với tài tháo vát, người Việt Nam đã từng chứng mình qua những năm tháng sanh tồn chật vật, đủ tài đủ năng,đủ tài đủ nghệ để vượt mọi thử thách. Nhưng than ôi ! Dòm đỏ con mắt không thấy, trong 10 dự án dự giải hổng thấy, trong 25 dự án được lựa đi thi đấu cũng hổng thầy và rà rộng đến 1200 dự án đưa tên thi đấu cũng mậu luôn !
Trời ơi ! Tại sao Việt Nam ta yếu gối quá dzậy ? Đâu rồi 4000 năm văn hiến ? Đâu rồi hàng trăm Tiến sĩ, hàng vạn Thạc sĩ.hàng ngàn Kỹ sư ?… Một dự án, một sáng kiến, một sáng chế để ghi tên tham dự không có. Dân Việt Nam, biết thưởng thức hàng kỹ thuật chứ ! Biết xài đồ xịn, biết chơi hàng hiệu, biết nhậu rượu ngon,biết ăn món chiến …nhưng tất cả là mua, xài, nhưng chế không biết chế. Còn nếu chế thì bắt chước, nhái, dỏm, gian, mánh …
Những quốc gia khác lạc hậu cũng như nước mình, những Sierra Leone, những Liberia thì lại có mặt ở Hôi luận Sáng kiến Nhà Nghèo nầy.
Tại sao chúng ta không có mặt ? Óc sáng tạo người Việt Nam bị xơ cứng ? Bàn tay khéo léo người Việt bị khô cằn ? Hay Đảng Cộng sản đã làm con người Việt biến thành con vật chỉ biết tứ khoái sao ? Hay Đảng Cộng sản, hay Đảng Cộng sản… Đồ thừa mãi cũng thấy tội nghiệp Đảng Cộng Cộng sản ! Dù sao Đảng cũng dắt dân tộc Việt từ chổ ngon lành tử tế, hiền hòa nhơn hậu nhưng nghèo đói lạc hậu đi đến đỉnh cao trí tuệ loài người, hãnh diện đánh Tây Tây chạy, đánh Mỹ Mỹ thua, giải phóng nhơn dân ta khỏi « cái hiền hòa tử tế nhân hậu nghèo đói ngu dốt » do kềm kẹp của phong kiến thuộc địa để đi đến cái « làm chủ tự do, tự nguyện tuy đi ở đợ nhưng ở đợ Đảng người Việt ta, tự do tự nguyện cống hiến vì hoảng sợ nhưng tất cả cho cho Đảng (người Việt) ta, Ta có Tự do dù có đói. Ta có tự do, tuy có nghèo… Ta ngày nay được giải phóng khỏi cái Lo ? Vì Đảng lo dùm tất cả, giải phóng khỏi cái suy nghĩ, vì Đảng đã suy nghĩ dùm. Ta được Tuyên huấn, Cải Huấn. Đảng rất Nhơn đạo, rất thương dân. Phong kiến xưa kia, đánh đòn, nhốt tù vào củi, thuộc địa bỏ xà lim, buộc gông, buộc cùm, Đảng nhơn đạo chỉ cải tạo …tuy có mút mùa lệ thủy. Ngày nay nhờ Đảng nên dân ta không cần sáng tạo, không cần sáng chế, chỉ biết mua đi bán lại, tiêu thụ là đủ. Gạo Việt Nam, xuất cảng, mua gạo nhựa Tàu rẽ hơn, gao ít, nhờ phép lạ của Tàu, nở thành cơm nhiều, ăn no rẽ tiền. Trái cây ta trồng chở đi ung thúi, trái cây Tàu chở ngàn cây số vẫn tươi ! Hàng Tàu rẽ hơn hàng ta, làm chi cho mệt ! Mua khỏe hơn !… Biết rồi khổ lắm nói hoài, nói mãi !
Mong rằng những lời khích tướng của người viết đủ khêu khích người Việt Nam năm tới sáng chế sản xuất được một kỹ thuật tiến tiến giúp nhơn loại.
Mong lắm ! Và Chúc năm tới, nếu không được tạo Dân Chủ Tự Do Nhơn Quyền, may ra Việt Nam ta được thắng giải với một sáng chế số một thế giới !
Hôi Luận NETEXPLO 2015 – Paris 4 & 5 Tháng Hai năm 2015
1. Sáng Tạo Không Nhứt Thiết Chỉ Ở Các Quốc Gia Tiên Tiến và Phát Triển
Môt cuộc Hội Luận về Tin học và kỹ thuật số Netexplo tại trụ sở Unesco, Paris, trong hai ngày 4 và 5 tháng hai năm 2015 nầy, đã gom được 1500 khuôn mặt sáng giá của ngành điện tử quốc tế.
Quý bạn có thể theo dõi trên Netexplo.org hay LePoint.fr.Netexplo.
Netexplo ra đời năm 2007 do sáng kiến của Martine Bride, người Pháp chuyên viên về săn tìm chất xám kỹ thuật mủi nhọn và Thierry Happe, chuyên viên truyền thông cả hai làm việc tại Paris. Ngày hôm nay, cả hai đã hội tụ được một mạng lưới gồm 700 chuyên viên vừa giáo chức vừa sanh viên chủ nhơn của 1200 dự án nghiên cứu.
Hai mươi lăm chuyên viên cộng tác thường trực với Indrajit Banerjee, giám đốc Nha kỹ thuật về Tin học và Sáng kiến của Unesco đã lựa chọn được 10 dự án để dự thi. Giải Unesco Thượng Hạng năm nay được trao thưởng cho dự án
Wearable Thermo-Element, dự án nầy do Viện Đại học Kỹ thuật Đại Hàn nghiên cứu và phát triến : đó là một miền băng keo – spadradrap, khi dán trên thân thể người, lấy nhiệt độ con người để tạo nguồn điện lực.
Những dự án đoạt giải khác gồm có :
Sense Ebola Followup, một đồ chế áp dụng tin học để theo dõi trên địa dư những nơi phát xuất bênh nguy hại nầy.
Baidou Kuai Sou, một dự án gốc Trung Hoa, tạo những đôi đủa ăn có khả năng phát hiện những thức ăn bị đầu độc (Quý độc giả để ý, sáng kiến do nhu cầu, do thị trường, anh Tàu sang kiến đôi đủa dó thức ăn bị độ vỉ nhu cầu dân Tàu hiện nay, suốt ngày ăn món độc nên đôi đủa này sẽ bán ch’ạy ở Tàu).
Hay dự án Photomat của những sáng kiến viên người craoates về kỹ thuật chụp hình…
Ngay trong hội luận, 33 đại công ty nhận sẽ cùng Netexplo để thành lập một Netexplo Academy vào tháng ba tới. Một chương trình quảng bá sẽ được thành hình để quảng cáo, kêu gọi vận động tất cả những nghiên cứu sanh toàn thế giới nhập cuộc : 165 vidéos giới thiệu, với 120 sẽ được cập nhựt hằng năm.
2. Netexplo hay Thế giới của những óc sáng tạo và những bàn tay phù thủy
Netexplo là nơi dụng võ của trí tưởng tượng, của óc sáng tạo, của các bàn tay khéo léo, với vài phế liệu, vài miếng sắt vụn tạo nên một vật dụng hữu ích.
Xin giới thiệu Kelvin Doe, anh chàng nầy, nay là một ngôi sao sáng của làn sáng tạo, đang là con cưng của Trường Đại học MIT- Huêkỳ. Sáng kiến của anh, mà trường Đại học nỗi tiếng HuêKỳ nầy, ngụ tại Boston xem là xuất chúng nhứt của ngày hôm nay, được thành hình trên vĩa hè của một thành phố của xứ Sierra Leone Phi châu nghèo nàn tụt hậu. Thu lượm từng giọt ắc-xít, từng giọt sô-đa, ghép cùng vài mẫu thiếc kẻm thu lượm ở các thùng rác và trên vĩa hè thành phố Freetown, thủ phủ quốc gia Sierra Leone, Tây Phi Châu, cậu Kelvin Doe đã chế tạo được một bình điện nhỏ và từ đó chế biến thành một máy phát điện, và cuối cùng cậu thêm một cây ăn-tên, và cộng thêm với một máy hòa âm cũ, anh chàng trai trẻ nầy đã tạo được một đài phát thanh FM phát sóng hằng ngày. Một thành tích khá ngoạn mục trong một đất nước chỉ « có điện một ngày trong tuần ». Ngày hôm nay, Kelvin với 18 tuổi đầu, vinh quang đến, cậu được thiên hạ mời đi thuyết giảng làm nhơn chứng, trong những hội luận lớn khắp âu mỹ, như vừa qua ở Orlando, Florida, Huê Kỳ, trước mặt 2500 kỹ sư và kỹ thuật viên già dặn, đấy bằng cấp, của hảng SAP, một hảng lớn về kỹ nghệ Tin học Đức – Mỹ.
Kelvin Doe là điển hình của quan niệm rất thời thượng « sáng tạo nhà nghèo, sáng tạo trong thiếu thốn – innovation frugale » : nghĩa là, tạo năng lực để sáng tạo, phát triển kỹ thuật và khoa học để giúp đở đời sống con người trong những điều kiện sanh tồn khó khăn, trong một môi trường không thuận lợi, với những thiếu thốn về nhiên liệu hay tài chánh. Cậu bé nầy đã vượt hai trở ngại lớn chẳng những cậu đã làm một reverse engineering, tái sửdụng và tái tạo, tháo gở một vật đã phế bỏ để chế tạo một vật mới hữu dụng khác, (Việt Cộng hãnh diện tháo cưa bom không nổ của Mỹ để biến thành mìn chống Mỹ cứu nước !) mà cậu còn vượt tất cả những kỹ sư, nghiên cứu sanh khác bị vướng víu, khóa chặt bởi những luật lệ khoa học, hành chánh, hay hệ thống nghề nghiệp khác.
Hôi luận Netexplo vì vậy quyết định, lần nầy lần thứ 8 tại Paris lấy chủ đề là Sáng tạo Nhà Nghèo, Vì vậy lý do Gỉải Thưởng hàng đầu dành cho dự án Wearable Thermo-Element, của Đại Hàn như đã nói trên. Dưới dạng một miếng băng keo, sáng chế nầy có thể vá vào quần áo, dùng nhiệt độ thân thể con người biến ra điện lực đủ sức để « xạt điện » một smartphone, ngày nay, ngày mai có thể hơn, xạt một đèn hộ thân đốt sáng một bóng đèn LED ? Thân thể con người biến thành một cục pin, một nhà máy phát điện. Hữu hiệu thay, cách mạng thay, khi có 1 tỷ nhơn loại không có điện : một số đông người Bắc Hàn, hoặc 8 triệu trên 10 triệu dân chúng xứ Lesotho, hay Mali, hay Tanzania, (chiếu theo những dử kiện của Ngân Hàng Thế Giới) Và biết đâu áp dụng cũng được dùng cho cả thế giới tiên tiến âu mỹ trong công việc hằng ngày, vừa chạy thể dục, vừa xạt smartphone, vừa đo những máy điện tử khác, chẳng hạn,..
Kết Luận: Hàn Vi Sanh Sáng Kiến, Khó Khăn Sanh Sáng Tạo
Chắc các quý độc giả, những người cùng người viết có cùng những kỷ niệm, hoặc sống hoặc đi tù Việt Cộng những năm sau năm 1975 cũng có những sáng kiến tái sử dụng, tái tạo những phế phẩm thành vật hữu dụng : bơm ga hột quẹt, bơm mực viết nguyên tử, biến chế lon sữa bột Guigoz làm vừa lò nấu, vừa lon nấu nước lưu động… vá ruột xe đạp, vá ruột xe hơi, xe hơi chạy bằng củi, than…Việt cộng với dép râu, bằng lốp và ruột bánh xe…Nghèo nhiều sáng kiến, khó khăn sanh sáng tạo.
Thí dụ dự án W. Affate của xứ Togo, cũng phía Tây Phi châu cũng được Netexplo chú ý. Hải cảng của tiểu quốc nầy nhận tất cả các tàu chuyên chở đầy các phế liệu điện tử của cả thế giới, vì cả thế giới không ai nhận loại hàng dơ bẩn nẩy cả, và cũng không ai chấp nhận tái tạo, recycle loại hàng nầy vì quá mắc. Kỹ sư Afate Gnikou, kêu gọi tập hợp nhơn sự, tổ chức được một tập đoàn người đầy sáng tạo, lập tại thủ phủ Lomé một Woelab, một nhà máy tái tạo lại và một FabLab, phòng nghiên cứu, để chế một máy in 3 chiều – 3D bằng phế liệu, tốn chưa đầy 100 dollars. Tập đoàn biến chế ráp vá nầy đã đưa Phi châu vào thế kỷ thứ XXI về Sáng tạo. Đúng vậy, ngành in ấn bằng máy in 3 Chiều – 3D đã đưa Phi Châu vào hẳn thế kỷ XXI. Nhờ vậy, tập đoàn tin học gốc Californie của Huê Kỳ Not Impossible đã chứng mình bằng dùng máy in 3D nầy, tạo những bàn tay giả cho các người bị chặt tay (vì bị luật Hồi giáo trừng trị) hay cả cánh tay cho các thương binh ở Soudan rất rẽ tiền.
Quan niệm sáng tạo trong tái sử dụng phế liệu được hiểu ở Cameroun, một quốc cũng ở Tây Phi Châu, dưới dạng một áp dụng tin học giúp ngành y khoa.
Sanh viên y khoa Arthur Zang, đã sáng tạo một máy vi tính để vẽ và theo dõi biểu đồ nhịp tim – électrocardiogramme – đạt tên là Cardiopad. Làm việc tại Bệnh viện ở thủ phủ Yaoundé, Arhur Zang nhận thức rằng xứ Cameroun hiện đang thiếu rất nhiều các y sĩ chuyên khoa ngành tim mạch – « chưa đầy 40 người cho 19 triệu đồng bào ». Để hữu hiệu, phải tạo điều kiện thông tin, chuyển tin liên lạc giữa các y sĩ, bác sĩ với các chuyên viên về tim mạch ở rất xa nhau. Arthur bèn mượn tiền của bà mẹ ý tá của mình và chế ra cái bàn tính nầy, nối các giây cáp dán vào ngực bệnh nhơn để đo nhịp tim mạch và chuyển tin cho các y sĩ chuyên viên từ xa. « 3500 dollars một máy, rẽ bằng phân nửa máy có mặt trên thị trường âu mỹ ngày nay », Arthur Zang, ngày nay giám đốc Hảng Himore Medical một « tiểu xí nghiệp-start up » tự hào khoe sản phẩm của mình.
Những sáng kiến kỹ thuật nầy, vì như những bước nhảy vọt nhỏ, nhẹ nên ngày nay đặt giới chuyên viên đặt tên là leapfrog càng ngày càng được phong phú, thí dụ một tủ lạnh bằng đất sét tiêu thụ rất ít năng lượng để giữ thức ăn, hay lọc nước bản thành nước uóng bằng .,, phân, dự án nầy đang được Foundation Bill Gates hổ trợ.
Ngành Sáng kiến nhà nghèo – innovation frugale nầy hữu hiệu, đạt những kết quả nhiều khi hơn cả những « Sáng kiến kỹ thuật mủi nhọn hàng đầu ».
Tiểu xí nghiệp Rainforest Connection của anh chàng gốc Californie Mỹ, Tony White đã đưa ra sáng kiến dùng một mạng lưới bằng những smartphones phế thải gắn trên những thân cây ở rừng Amazone Brésil-BaTây, để canh xem có ai ăn cắp, đốn hạ cưa cây lậu không. Samartphone báo động tiếng máy cưa trong vòng 1 cây số vuông. Trong khi hệ thống canh giữ rừng bằng vệ tinh chỉ « nhìn » thấy cây bị ăn cắp ngày hôm sau, sau khi cây đã bị hạ và ăn cắp mất rồi. Sáng kiến của Tony White ngày nay được cơ quan Thủy Lâm Ba Tây sử dụng. Rất thành công vì 90% của các cây bị đón hạ của rừng Amazone hiện nay thuộc loại ăn cắp. Hệ thống smartphones nầy dùng điện mặt trời, nên gắn bao nhiêu cũng được và liên lạc nối giữa nhau như những mắt một mạng lưới, vừa canh chừng cây bị đốn vừa canh chừng smartphone bị tháo gở ăn cắp vô hiện hóa.
Sáng kiến Nhà Nghèo nầy ngày nay đang được các quốc gia tiên tiến và các đại công ty nghiên cứu. Được biến thành một quan điểm lý thuyết, do kỹ sư và nhà tham luận Báo Havard Business Review, người Mỹ gốc ấn độ Pondichéry, Navi Radjou trinh bày về đề tài mà ông gọi là jugaad innovation, jugaad là từ ngữ ấn độ diễn tả « sáng kiến bằng mò mẩn, bằng cương, bằng tự chế ».
Ngày nay jugaadinnovation được dịch ra Pháp ngữ do chính Carlos Ghosn, CEO của Hảng xe hơi Pháp Renault-Nissan viết lời tựa.
Vì từ Renault-Nissan, đến Orange, qua đến Axa tất cả các đại Công ty Pháp đều đang bị thu hút bởi ngành nầy đến từ các quốc gia chậm tiến Phi Châu, Nam Mỹ, Ấn độ.
Và Việt Nam ?
Với 4 ngàn năm Văn Hiến, với cả hàng ngàn Tiến sĩ, Thạc sĩ, tại sao không thấy mặt. Phế liệu thiếu chi, dân Việt Nam ngày nay BIẾT XÀI hàng xịn, biết vứt bỏ, sao không biết sáng chế góp mặt với các quốc gia nhỏ như mình.
Vừa qua có hai anh em nhà kia biến chế được xe tăng bọc thép cho quân đội … Cam bốt Chia. Việt Nam đệ nhứt Công An, rình nghe, cúp điện, cúp thông tin sao không biến thành đệ nhứt sáng kiến để góp mặt với thế giới. ,
Thiếu tiền, thiếu của lên Cung trăng, thôi, chứ thiếu chi tài cán, đỉng cao trí tuệ loài người cơ mà. Chế cả dép râu, vượt cả Trường sơn, biết cho máy bay núp vào mây để phục kích B52, thì xá chi làm cái xe đạp, mài một cây kim ! Hãy thử chế một chiếc xe đạp điện chạy bằng pin thân thể, bằng pin mặt trời, vừa không ô nhiểm không khí, vừa sáng mặt quốc gia, tự hào dân tộc ;
Đầu Năm Con Dê mong Việt Nam Góp mặt với EXPLO năm tới !
Mong lắm !
Hồi Nhơn Sơn, Tết Con Dê 2015
Phan Văn Song