Tin một nữ trợ y bị nhiễm virus Ebola tại bệnh viện Carlos III, Madrid Tây Ban Nha đã làm rung động cả thế giới. Nhiệm vụ của bà là săn sóc hai bệnh nhân Ebola được di chuyễn từ Phi Châu về Tây Ban Nha. Tất cả những ai đã có tiếp xúc với bà đều bị giữ cách ly… ngoại trừ con chó cưng của khổ chủ thì bị giết bỏ. Các thí nghiệm tại Gabon, Phi Châu trước đây, cho biết sự hiện diện của kháng thể chống Ebola trong máu chó đồng nghĩa là loài vật nầy có thể đã bị nhiễm virus Ebola …
Các tổ chức bảo vệ thú vật đã cực lực phản đối phán quyết của tòa án cho phép việc trợ tử con vật, nhưng vô ích.
VIDEO CNN: Spain ramps up Ebola response; Norwegian tests positive in Sierra Leone
http://edition.cnn.com/2014/10/07/world/europe/ebolaspain/index.html?hpt=hp_t2
Từ thuở khai thiên lập địa, thú và người đã có một mối liên hệ rất mật thiết với nhau.
Thú giúp chúng ta trong việc đồng áng cũng như trong việc chuyển vận được dễ dàng. Sữa, trứng và thịt đã nuôi sống con người. Da và len giúp chúng ta có những bộ quần áo để che nắng che sương.
Thú cũng được sử dụng trong lãnh vực y khoa để tìm ra những dược phẩm mới cũng như để sản xuất ra những bộ phận ghép dùng cho con người. Một vài loài súc vật như chó, mèo và ngựa còn được xem như những bạn đồng hành rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Trong bối cảnh này, một số mầm bệnh từ thú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho chúng ta. Khoa học gọi những bệnh này bằng một cái tên chung là zoonoses.
Có tất cả bao nhiêu zoonoses trên thế giới?
Theo tài liệu thì có vào khoảng 150 zoonoses. Đa số đều là bệnh nhẹ, nhưng cũng có một số bệnh rất nguy hiểm có thể làm chết người.
Còn nhớ vào năm 1918, cả thế giới đã kinh hoàng trước sự bộc phát nhanh chóng và khốc liệt của dịch cúm Tây Ban Nha (grippe espagnole) do một sous type H1N1 gậy ra. Dịch bệnh xuất phát từ loài heo và đã gieo chết chóc cho khắp cả thế giới. Có lối trên 20 triệu người đã bỏ mạng vào thời đó.
Gần đây hơn một số zoonoses rất nguy hiểm cũng đã trở thành đề tài thời sự của báo chí, chẳng hạn như các bệnh Bò điên BSE, các bệnh sốt xuất huyết Ebola và Marburg virus, truyền lây từ việc ăn thịt khỉ bên Phi châu và bệnh liệt kháng (AIDS, Sida) từ hơn 20 năm nay đã giết hại hằng triệu người trên thế giới. Có giả thuyết nói rằng mầm bệnh liệt kháng do một loại retrovirus gây ra và (từ một loài khỉ Phi Châu) ngẩu biến và vượt hàng rào chủng loại để lây nhiễm cho người?
Vượt hàng rào chủng loại là gì (specie barrier crossing)?
Đặc tính chung thường thấy ở virus là chúng chỉ lây nhiễm những ký chủ tự nhiên (natural host) trong cùng chung một nhóm mà thôi. Ít thấy hơn, chúng cũng có thể lây nhiễm lan tỏa (spillover infection) những ký chủ trung gian (alternative host).
Rất hiếm thấy việc virus có khả năng phát triển hữu hiệu trong một ký chủ mới mà trước đó không được cảm ứng hoặc tiếp xúc với mầm bệnh.
Các sang nhượng (transfers) đó bao gồm, hoặc việc gia tăng sự tiếp xúc, hoặc thụ đắc những biến đổi (variations) giúp virus vượt qua các rào cản (barriers) để lây nhiễm ký chủ mới. Trong những trường hợp nầy, dịch bệnh tàn khốc có thể bộc phát ra.
Các tổ chức bảo vệ thú vật đã cực lực phản đối phán quyết của tòa án cho phép việc trợ tử con vật, nhưng vô ích.
VIDEO CNN: Spain ramps up Ebola response; Norwegian tests positive in Sierra Leone
http://edition.cnn.com/2014/10/07/world/europe/ebolaspain/index.html?hpt=hp_t2
Từ thuở khai thiên lập địa, thú và người đã có một mối liên hệ rất mật thiết với nhau.
Thú giúp chúng ta trong việc đồng áng cũng như trong việc chuyển vận được dễ dàng. Sữa, trứng và thịt đã nuôi sống con người. Da và len giúp chúng ta có những bộ quần áo để che nắng che sương.
Thú cũng được sử dụng trong lãnh vực y khoa để tìm ra những dược phẩm mới cũng như để sản xuất ra những bộ phận ghép dùng cho con người. Một vài loài súc vật như chó, mèo và ngựa còn được xem như những bạn đồng hành rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Trong bối cảnh này, một số mầm bệnh từ thú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho chúng ta. Khoa học gọi những bệnh này bằng một cái tên chung là zoonoses.
Có tất cả bao nhiêu zoonoses trên thế giới?
Theo tài liệu thì có vào khoảng 150 zoonoses. Đa số đều là bệnh nhẹ, nhưng cũng có một số bệnh rất nguy hiểm có thể làm chết người.
Còn nhớ vào năm 1918, cả thế giới đã kinh hoàng trước sự bộc phát nhanh chóng và khốc liệt của dịch cúm Tây Ban Nha (grippe espagnole) do một sous type H1N1 gậy ra. Dịch bệnh xuất phát từ loài heo và đã gieo chết chóc cho khắp cả thế giới. Có lối trên 20 triệu người đã bỏ mạng vào thời đó.
Gần đây hơn một số zoonoses rất nguy hiểm cũng đã trở thành đề tài thời sự của báo chí, chẳng hạn như các bệnh Bò điên BSE, các bệnh sốt xuất huyết Ebola và Marburg virus, truyền lây từ việc ăn thịt khỉ bên Phi châu và bệnh liệt kháng (AIDS, Sida) từ hơn 20 năm nay đã giết hại hằng triệu người trên thế giới. Có giả thuyết nói rằng mầm bệnh liệt kháng do một loại retrovirus gây ra và (từ một loài khỉ Phi Châu) ngẩu biến và vượt hàng rào chủng loại để lây nhiễm cho người?
Vượt hàng rào chủng loại là gì (specie barrier crossing)?
Đặc tính chung thường thấy ở virus là chúng chỉ lây nhiễm những ký chủ tự nhiên (natural host) trong cùng chung một nhóm mà thôi. Ít thấy hơn, chúng cũng có thể lây nhiễm lan tỏa (spillover infection) những ký chủ trung gian (alternative host).
Rất hiếm thấy việc virus có khả năng phát triển hữu hiệu trong một ký chủ mới mà trước đó không được cảm ứng hoặc tiếp xúc với mầm bệnh.
Các sang nhượng (transfers) đó bao gồm, hoặc việc gia tăng sự tiếp xúc, hoặc thụ đắc những biến đổi (variations) giúp virus vượt qua các rào cản (barriers) để lây nhiễm ký chủ mới. Trong những trường hợp nầy, dịch bệnh tàn khốc có thể bộc phát ra.
Cảnh giác Ebola
Các giai đoạn trong việc sang nhượng virus vào ký chủ mới bao gồm:
– việc tiếp xúc giữa virus và ký chủ (host)
– gây cảm nhiểm (infection) ở những con bệnh đầu tiên
– đồng thời dịch bệnh (outbreak) trở nên trầm trọng thêm lên,
– và sự sản sinh ra trong ký chủ ban đầu hay ký chủ mới những biến thể siêu vi (viral variants) có khả năng sản sinh và bành trướng một cách hữu hiệu trong những cá thể (individual) của một tâp thể (populaion) ký chủ mới.
Bệnh sốt xuất huyết Ebola là bệnh gì?
Tên mới của Bệnh Ebola là EVD (Ebola virus disease) hay tên cũ là Bệnh sốt xuất huyết Ebola là EHF (Ebola hemorrhagic fever ). Đây là một bệnh cảm nhiễm rất hiếm ở người và các loài khỉ vùng Phi châu.
Các chủng virus Ebola dữ thường xuất hiện tại Phi châu, trong khi chủng hiền đã được thấy báo cáo nhiễm cho loài heo tại Philippines (2008).
Ebola là bệnh chết người. Tử vong rất cao có thể lên tới 90%. Không có vaccin, không có liệu pháp chữa trị hữu hiệu. Chỉ có thể làm trị liệu trợ giúp supportive treatment mà thôi.
Người ta rất lo sợ virus Ebola có thể trở thành một vũ khí khủng bố sinh học (bioterrorisme).
*Ebola virus và Marburg virus-
Ebola và Marburg là 2 virus anh em họ với nhau.
Theo WHO, Ebolavirus tuộc họ Filoviridae (Filovirus). Tên của virus xuất phát từ tên của con sông chảy ngang qua thành phố Yambuku thuộc Congo- Chính tại nơi đây virus Ebolavirus được định danh đầu tiên vào năm 1976.
Chi Ebolavirus là 1 trong 3 chi của họ Filoviridae, cùng với chi (genus) Marburgvirus và chi Cuevavirus.
Ebolavirus có 5 loài (species):
– việc tiếp xúc giữa virus và ký chủ (host)
– gây cảm nhiểm (infection) ở những con bệnh đầu tiên
– đồng thời dịch bệnh (outbreak) trở nên trầm trọng thêm lên,
– và sự sản sinh ra trong ký chủ ban đầu hay ký chủ mới những biến thể siêu vi (viral variants) có khả năng sản sinh và bành trướng một cách hữu hiệu trong những cá thể (individual) của một tâp thể (populaion) ký chủ mới.
Bệnh sốt xuất huyết Ebola là bệnh gì?
Tên mới của Bệnh Ebola là EVD (Ebola virus disease) hay tên cũ là Bệnh sốt xuất huyết Ebola là EHF (Ebola hemorrhagic fever ). Đây là một bệnh cảm nhiễm rất hiếm ở người và các loài khỉ vùng Phi châu.
Các chủng virus Ebola dữ thường xuất hiện tại Phi châu, trong khi chủng hiền đã được thấy báo cáo nhiễm cho loài heo tại Philippines (2008).
Ebola là bệnh chết người. Tử vong rất cao có thể lên tới 90%. Không có vaccin, không có liệu pháp chữa trị hữu hiệu. Chỉ có thể làm trị liệu trợ giúp supportive treatment mà thôi.
Người ta rất lo sợ virus Ebola có thể trở thành một vũ khí khủng bố sinh học (bioterrorisme).
*Ebola virus và Marburg virus-
Ebola và Marburg là 2 virus anh em họ với nhau.
Theo WHO, Ebolavirus tuộc họ Filoviridae (Filovirus). Tên của virus xuất phát từ tên của con sông chảy ngang qua thành phố Yambuku thuộc Congo- Chính tại nơi đây virus Ebolavirus được định danh đầu tiên vào năm 1976.
Chi Ebolavirus là 1 trong 3 chi của họ Filoviridae, cùng với chi (genus) Marburgvirus và chi Cuevavirus.
Ebolavirus có 5 loài (species):
Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
Zaire ebolavirus (EBOV)
Reston ebolavirus (RESTV)
Sudan ebolavirus (SUDV)
Tai Forest ebolavirus (TAFV).
Zaire ebolavirus (EBOV)
Reston ebolavirus (RESTV)
Sudan ebolavirus (SUDV)
Tai Forest ebolavirus (TAFV).
BDBV, EBOV và SUDV gây dịch bệnh quan trọng và chết người tại Phi châu.
RESTV và TAFV không quan trọng. RESTV được thấy xuất hiện tại Philippines và Trung Quốc nhưng không có báo cáo tử vong.
Bệnh Ebola có thể được truyền lây từ khỉ và loài dơi ăn trái (fruit bats) thuộc họ Ptéropodidae tại Châu Phi.
Bệnh thường xảy ra lác đác (sporadic) tại vùng Phi châu, nơi mà người dân thường có thói quen ăn thịt rừng (viande de brousse).
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO tính đến cuối tháng 9/2014, có trên 6000 người bị nhiễm Ebola tại Tây Phi châu và có gần 3000 người chết.
Người bị nhiễm từ thú vật hoang dã và sau đó người truyền lây cho người.
Dơi ăn trái thuộc họ Pteropodidae có thể xem là ổ chứa tự nhiên của virus Ebola.
Virus Ebola có thể truyền lây từ người nầy sang người khác. Triệu chứng bao gồm sốt,, nhức đầu, bần thần, kiệt sức, xuất huyết trầm trọng mũi, miệng, ruột, lỗ tai, mắt, ói mửa, suy nội tạng và chết.
Nhiễm từ thú qua người.
– Người có thể bị nhiễm virus Ebola qua việc *tiếp xúc với thú bệnh. Máu, tiết vật, phân, nước tiểu của thú bệnh rất nguy hiểm từ người sang người
– Qua việc săn sóc bệnh nhân, chôn cất…
– Không thấy có báo cáo virus Ebola lây truyền qua vết chích của côn trùng.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh Ebola.
Tại Pháp, 3 loại thuốc ngoại quốc (Mỹ và Canada) đang còn trong vòng thí nghiệm, được đặc cách cho phép đem ra sử dụng để điều trị nhân viên Y tế (Bs, Y tá, Medecins sans frontière…):
Zmapp: là một hổn hợp huyết thanh chứa cùng một lúc 3 loại kháng thể đơn dòng (anticorps monoclonaux), nghĩa là những phân tử tác động một cách chuyên biệt trên phân tử khác và giúp nó bị tiêu diệt bỡi hệ miễn dịch. Đây la một loại thuốc cho thấy nhiều hứa hẹn nhất.
Thông thường, việc trị liệu chủ yếu là cách ly, tiếp dịch truyền nhằm cân bằng chất điện giải trong cơ thể, duy trì oxy, huyết áp và ngừa nhiễm trùng.
Theo Gs Dereck Gatherer thuộc Lancaster University, Anh Quốc, bệnh Ebola do virus gây nên và chúng biến đổi không ngừng nên rất khó tìm ra được chất diệt siêu vi (antiviral) thích hợp. Nếu có tìm ra được vaccin thì cũng không chắc là loại thuốc chủng nầy có thể còn hữu hiệu trong thời gian lâu dài.
Được biết Virus Ebola thuôc họ family Filoviridae vả có 5 loài (species). Virus Ebola vô cùng nguy hiểm gây 90% tử vong. Hiện nay chỉ thấy xuất hiện tại một số vùng bên Tây Phi Châu. Việc khảo cứu và sản xuất vaccin Ebola đòi hỏi một cơ sở cực kỳ tân tiến và an toàn cấp 4 (Biosafety Level 4 Laboratory)
RESTV và TAFV không quan trọng. RESTV được thấy xuất hiện tại Philippines và Trung Quốc nhưng không có báo cáo tử vong.
Bệnh Ebola có thể được truyền lây từ khỉ và loài dơi ăn trái (fruit bats) thuộc họ Ptéropodidae tại Châu Phi.
Bệnh thường xảy ra lác đác (sporadic) tại vùng Phi châu, nơi mà người dân thường có thói quen ăn thịt rừng (viande de brousse).
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO tính đến cuối tháng 9/2014, có trên 6000 người bị nhiễm Ebola tại Tây Phi châu và có gần 3000 người chết.
Người bị nhiễm từ thú vật hoang dã và sau đó người truyền lây cho người.
Dơi ăn trái thuộc họ Pteropodidae có thể xem là ổ chứa tự nhiên của virus Ebola.
Virus Ebola có thể truyền lây từ người nầy sang người khác. Triệu chứng bao gồm sốt,, nhức đầu, bần thần, kiệt sức, xuất huyết trầm trọng mũi, miệng, ruột, lỗ tai, mắt, ói mửa, suy nội tạng và chết.
Nhiễm từ thú qua người.
– Người có thể bị nhiễm virus Ebola qua việc *tiếp xúc với thú bệnh. Máu, tiết vật, phân, nước tiểu của thú bệnh rất nguy hiểm từ người sang người
– Qua việc săn sóc bệnh nhân, chôn cất…
– Không thấy có báo cáo virus Ebola lây truyền qua vết chích của côn trùng.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh Ebola.
Tại Pháp, 3 loại thuốc ngoại quốc (Mỹ và Canada) đang còn trong vòng thí nghiệm, được đặc cách cho phép đem ra sử dụng để điều trị nhân viên Y tế (Bs, Y tá, Medecins sans frontière…):
Zmapp: là một hổn hợp huyết thanh chứa cùng một lúc 3 loại kháng thể đơn dòng (anticorps monoclonaux), nghĩa là những phân tử tác động một cách chuyên biệt trên phân tử khác và giúp nó bị tiêu diệt bỡi hệ miễn dịch. Đây la một loại thuốc cho thấy nhiều hứa hẹn nhất.
Thông thường, việc trị liệu chủ yếu là cách ly, tiếp dịch truyền nhằm cân bằng chất điện giải trong cơ thể, duy trì oxy, huyết áp và ngừa nhiễm trùng.
Theo Gs Dereck Gatherer thuộc Lancaster University, Anh Quốc, bệnh Ebola do virus gây nên và chúng biến đổi không ngừng nên rất khó tìm ra được chất diệt siêu vi (antiviral) thích hợp. Nếu có tìm ra được vaccin thì cũng không chắc là loại thuốc chủng nầy có thể còn hữu hiệu trong thời gian lâu dài.
Được biết Virus Ebola thuôc họ family Filoviridae vả có 5 loài (species). Virus Ebola vô cùng nguy hiểm gây 90% tử vong. Hiện nay chỉ thấy xuất hiện tại một số vùng bên Tây Phi Châu. Việc khảo cứu và sản xuất vaccin Ebola đòi hỏi một cơ sở cực kỳ tân tiến và an toàn cấp 4 (Biosafety Level 4 Laboratory)
Cảnh giác Ebola
Zoonoses gây bệnh bằng cách nào?
Máu, nước bọt, phân, nước tiểu, tiết vật, da, lông, thịt, sữa và trứng của súc vật đều có thể là nguồn lây nhiễm cho con người. Thời tiết, khí hậu và điều kiện thiên nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự xuất hiện của một zoonose…
Có những bệnh chỉ tác hại ở các vùng nhiệt đới nóng và ẩm, nhưng cũng có bệnh chỉ thấy xảy ra ở vùng ôn đới mà thôi. Sâu bọ côn trùng, ruồi, muỗi, ve, bọ chét và chim chóc đều có thể là trung gian (vecteur) đem mầm bệnh từ thú sang lây nhiễm cho người.
Mật độ thú quá cao trong một vùng nhất định nào đó, việc khai phá rừng bừa bãi và sự lưu thông chuyển vận quá dễ dàng đều là những yếu tố thuận lợi để một zoonose có thể xuất hiện nhanh chóng.
Cuối cùng là cách sinh sống của con người, chẳng hạn như sống chung chạ với gia súc, tập quán ăn uống, như ăn thịt sống, gỏi cá sống, thịt tái, bò tái chanh, uống máu rắn, tiết canh, nem và saucisse khô, v.v…cũng có thể dự phần không nhỏ vào sự xuất hiện của bệnh tật.
Ebola, ác mộng của thế giới.
Với cái chết vừa qua tại Dallas, Tx của Ông Thomas Duncan, một du khách đến từ Liberia, Hoa kỳ đã thật sự hốt hoảng.
Được biết du khách nầy khi đền Mỹ đã không có biểu lộ một triệu chứng nào cả. Sau đó anh ta mới ngã bệnh và được chữa trị tích cực bỡi các bác sĩ tài ba sử dụng các phương tiện y tế tiên tiến nhứt của Hoa Kỳ… nhưng cũng không thoát khỏi.
Bs Michael Osterholm, chuyên về y tế công cộng, giám đốc trung tâm nghiên cứu bệnh học tại University of Minnesota đã nghĩ xa hơn. “Hiện giờ thì Ebola chỉ lây nhiễm qua ngõ tiếp xúc với máu và chất ói mửa, nhưng biết chừng đâu một lúc nào đó virus Ebola ngẩu biến bất tử, thay đổi cách lây nhiễm qua ngõ hô hấp (từ tiết vật bắn ra trong các cơn ho…) và lúc đó dịch Ebola sẽ trở thành ác mộng thật sự của nhân loại”. Ông Bs nầy đưa ra giả thuyết trên càng làm cho nỗi lo sợ Ebola trong dân chúng càng gia tăng thêm.
Today, the Ebola virus spreads only through direct contact with bodily fluids, such as blood and vomit. But of the nation’s top infectious disease experts worry that this deadly virus could mutate and be transmitted just some by a cough or a sneeze.
“It’s the single greatest concern I’ve ever had in my 40-year public health career,” said Dr. Michael Osterholm, director of the Center for Infectious Disease Research and Policy at the University of Minnesota.
http://edition.cnn.com/2014/09/12/health/ebola-airborne/index.html?iid=article_sidebar
Hoa kỳ hốt hoảng nên kể mấy ngày qua, 5 phi trường lớn tại Mỹ đã áp dụng biện pháp tích cực đối với các du khách đến từ vùng Tây Phi châu. Họ phải trả lời một số câu hỏi liên quan với bệnh Ebola cũng như phải bị rà xét coi co dấu hiệu sốt nóng hay không… Đó là các phi trường:
– New York J F Kennedy, Washington Dulles Int., Newark Liberty Int, New Jersey, Chicago Ohare Int., và Hartsfield Jackson Atlanta.
Video:
http://kxan.com/2014/10/08/us-to-screen-travelers-for-ebola-at-5-airports/
Kết luận
Cũng may là đa số bệnh của thú vật ít khi lây nhiễm đến chúng ta. Tuy vậy, gần đây một số virus đặc thù của các bệnh ở thú đã làm cho các nhà khoa học hết sức lo ngại bởi lẽ chúng rất khó bị tiêu diệt được cũng như chúng có khả năng ngẫu biến (mutation) và thích nghi dễ dàng vào môi trường mới và từ đó sẽ vượt hàng rào chủng loại (barrière despèce) để lây nhiễm sang cho người.
Zoonoses càng ngày càng gây nhiều lo sợ cho cộng đồng nhân loại!.
Phương pháp chăn nuôi công nghiệp, rất thâm canh với quá nhiều súc vật trên những diện tích nhỏ hẹp đã tạo nên điều kiện cho bệnh tật dễ phát triển ra.
Sự khai phá rừng một cách quy mô và bừa bãi đã làm cho thú vật mất môi trường sống, bắt buộc chúng phải lân la về những nơi đông dân cư để tìm thức ăn và đồng thời cũng truyền lây bệnh cho con người.
Ngoài ra, ngày nay sự phát triển và bành trướng quá nhanh của ngành giao thông vận tải đã giúp việc chuyển vận người và vật được dễ dàng hơn và nhờ đó mà mầm bệnh có thể theo du khách và hàng hóa đi chu du khắp thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng…
Phải chăng sự bộc phát của zoonoses là cái giá mà con người phải trả cho các tiến bộ khoa học mà chúng ta đang thụ hưởng?
Máu, nước bọt, phân, nước tiểu, tiết vật, da, lông, thịt, sữa và trứng của súc vật đều có thể là nguồn lây nhiễm cho con người. Thời tiết, khí hậu và điều kiện thiên nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự xuất hiện của một zoonose…
Có những bệnh chỉ tác hại ở các vùng nhiệt đới nóng và ẩm, nhưng cũng có bệnh chỉ thấy xảy ra ở vùng ôn đới mà thôi. Sâu bọ côn trùng, ruồi, muỗi, ve, bọ chét và chim chóc đều có thể là trung gian (vecteur) đem mầm bệnh từ thú sang lây nhiễm cho người.
Mật độ thú quá cao trong một vùng nhất định nào đó, việc khai phá rừng bừa bãi và sự lưu thông chuyển vận quá dễ dàng đều là những yếu tố thuận lợi để một zoonose có thể xuất hiện nhanh chóng.
Cuối cùng là cách sinh sống của con người, chẳng hạn như sống chung chạ với gia súc, tập quán ăn uống, như ăn thịt sống, gỏi cá sống, thịt tái, bò tái chanh, uống máu rắn, tiết canh, nem và saucisse khô, v.v…cũng có thể dự phần không nhỏ vào sự xuất hiện của bệnh tật.
Ebola, ác mộng của thế giới.
Với cái chết vừa qua tại Dallas, Tx của Ông Thomas Duncan, một du khách đến từ Liberia, Hoa kỳ đã thật sự hốt hoảng.
Được biết du khách nầy khi đền Mỹ đã không có biểu lộ một triệu chứng nào cả. Sau đó anh ta mới ngã bệnh và được chữa trị tích cực bỡi các bác sĩ tài ba sử dụng các phương tiện y tế tiên tiến nhứt của Hoa Kỳ… nhưng cũng không thoát khỏi.
Bs Michael Osterholm, chuyên về y tế công cộng, giám đốc trung tâm nghiên cứu bệnh học tại University of Minnesota đã nghĩ xa hơn. “Hiện giờ thì Ebola chỉ lây nhiễm qua ngõ tiếp xúc với máu và chất ói mửa, nhưng biết chừng đâu một lúc nào đó virus Ebola ngẩu biến bất tử, thay đổi cách lây nhiễm qua ngõ hô hấp (từ tiết vật bắn ra trong các cơn ho…) và lúc đó dịch Ebola sẽ trở thành ác mộng thật sự của nhân loại”. Ông Bs nầy đưa ra giả thuyết trên càng làm cho nỗi lo sợ Ebola trong dân chúng càng gia tăng thêm.
Today, the Ebola virus spreads only through direct contact with bodily fluids, such as blood and vomit. But of the nation’s top infectious disease experts worry that this deadly virus could mutate and be transmitted just some by a cough or a sneeze.
“It’s the single greatest concern I’ve ever had in my 40-year public health career,” said Dr. Michael Osterholm, director of the Center for Infectious Disease Research and Policy at the University of Minnesota.
http://edition.cnn.com/2014/09/12/health/ebola-airborne/index.html?iid=article_sidebar
Hoa kỳ hốt hoảng nên kể mấy ngày qua, 5 phi trường lớn tại Mỹ đã áp dụng biện pháp tích cực đối với các du khách đến từ vùng Tây Phi châu. Họ phải trả lời một số câu hỏi liên quan với bệnh Ebola cũng như phải bị rà xét coi co dấu hiệu sốt nóng hay không… Đó là các phi trường:
– New York J F Kennedy, Washington Dulles Int., Newark Liberty Int, New Jersey, Chicago Ohare Int., và Hartsfield Jackson Atlanta.
Video:
http://kxan.com/2014/10/08/us-to-screen-travelers-for-ebola-at-5-airports/
Kết luận
Cũng may là đa số bệnh của thú vật ít khi lây nhiễm đến chúng ta. Tuy vậy, gần đây một số virus đặc thù của các bệnh ở thú đã làm cho các nhà khoa học hết sức lo ngại bởi lẽ chúng rất khó bị tiêu diệt được cũng như chúng có khả năng ngẫu biến (mutation) và thích nghi dễ dàng vào môi trường mới và từ đó sẽ vượt hàng rào chủng loại (barrière despèce) để lây nhiễm sang cho người.
Zoonoses càng ngày càng gây nhiều lo sợ cho cộng đồng nhân loại!.
Phương pháp chăn nuôi công nghiệp, rất thâm canh với quá nhiều súc vật trên những diện tích nhỏ hẹp đã tạo nên điều kiện cho bệnh tật dễ phát triển ra.
Sự khai phá rừng một cách quy mô và bừa bãi đã làm cho thú vật mất môi trường sống, bắt buộc chúng phải lân la về những nơi đông dân cư để tìm thức ăn và đồng thời cũng truyền lây bệnh cho con người.
Ngoài ra, ngày nay sự phát triển và bành trướng quá nhanh của ngành giao thông vận tải đã giúp việc chuyển vận người và vật được dễ dàng hơn và nhờ đó mà mầm bệnh có thể theo du khách và hàng hóa đi chu du khắp thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng…
Phải chăng sự bộc phát của zoonoses là cái giá mà con người phải trả cho các tiến bộ khoa học mà chúng ta đang thụ hưởng?
Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh
Đọc thêm
B.W.J. Mahy( 1 ) & C.C. Brown- Emerging zoonoses: crossing the species barrier
http://www.oie.int/doc/ged/d9285.pdf
Cross-Species Virus Transmission and the Emergence of New Epidemic Diseases
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2546865/
Cross-Species Virus Transmission and the Emergence of New Epidemic Diseases
http://mmbr.asm.org/content/72/3/457.short
– WHO- Scientists embrace the “One World” approach
http://www.who.int/bulletin/volumes/89/12/11-031211/en/index.html
Trois traitements expérimentaux contre Ebola autorisés en France
http://www.lemonde.fr/planete/article/2014/09/19/trois-traitements-experimentaux-contre-ebola-autorises-en-france_4491055_3244.html
Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh
– Ebola, Phải Chăng Đây Là Cái Giá Con Người Phải Trả
http://vietbao.com/a224926/ebola-phai-chang-day-la-cai-gia-con-nguoi-phai-tra
– Sốt Xuất Huyết Ebola, Ác Mộng Của Nhân Loại
http://vietbao.com/a224855/sot-xuat-huyet-ebola-ac-mong-cua-nhan-loai
B.W.J. Mahy( 1 ) & C.C. Brown- Emerging zoonoses: crossing the species barrier
http://www.oie.int/doc/ged/d9285.pdf
Cross-Species Virus Transmission and the Emergence of New Epidemic Diseases
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2546865/
Cross-Species Virus Transmission and the Emergence of New Epidemic Diseases
http://mmbr.asm.org/content/72/3/457.short
– WHO- Scientists embrace the “One World” approach
http://www.who.int/bulletin/volumes/89/12/11-031211/en/index.html
Trois traitements expérimentaux contre Ebola autorisés en France
http://www.lemonde.fr/planete/article/2014/09/19/trois-traitements-experimentaux-contre-ebola-autorises-en-france_4491055_3244.html
Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh
– Ebola, Phải Chăng Đây Là Cái Giá Con Người Phải Trả
http://vietbao.com/a224926/ebola-phai-chang-day-la-cai-gia-con-nguoi-phai-tra
– Sốt Xuất Huyết Ebola, Ác Mộng Của Nhân Loại
http://vietbao.com/a224855/sot-xuat-huyet-ebola-ac-mong-cua-nhan-loai