Thông báo được đăng tải ngày 8/10 nói công ty này đã nộp nhiều văn bản sai sự thật khi đấu thầu ba dự án được tài trợ bởi quỹ Trust Fund của World Bank.
Ba dự án này bao gồm Dự án Nâng cấp Đô thị vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Dự án Giảm nghèo khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn Hai, và Dự án Phát triển Bền vững Thành phố Đà nẵng.
Thông báo cho biết lệnh cấm này là điều khoản được “quy định trong Thỏa thuận giải quyết qua Đàm phán, với sự hợp tác từ phía công ty.”
World Bank cũng nói trong thông báo rằng công ty này đã “thừa nhận hành vi lừa đảo”.
Lệnh cấm sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10 năm 2013, World Bank cho biết. Theo đó, Công ty Cổ phần Phát triển Cơ sở Hạ tầng Thăng Long sẽ không được phép tham gia bất kỳ dự án nào được World Bank tài trợ.
Cũng theo thỏa thuận giữa hai bên, công ty này sẽ phải “thể hiện sự tuân thủ tuyệt đối và thỏa đáng các tiêu chuẩn về liêm chính của World Bank”.
Điều tra gian lận
“Chúng tôi điều tra các trường hợp gian lận để đảm bảo rằng độ tin cậy của công tác hỗ trợ kỹ thuật do các dự án của chúng tôi cung cấp là một phần của giải pháp phát triển bền vững và hiệu quả.”
Leonard McCarthy, Phó Chủ tịch Vụ Liêm chính của Ngân hàng Thế giới
Lệnh cấm đối với Công ty Cổ phần Phát triển Cơ sở Hạ tầng Thăng Long cũng được áp dụng bởi các Ngân hàng Phát triển Đa phương khác theo Hiệp định công nhận lệnh cấm chung đã được ký vào 9/4/2010, thông cáo cho biết.
Ông Leonard McCarthy, Phó Chủ tịch Vụ Liêm chính của Ngân hàng Thế giới, được dẫn lời trong thông cáo nói những trường hợp gian lận như thế này “nằm trong lĩnh vực điều tra quan trọng do văn phòng của ông phụ trách”.
“Tại Văn phòng Phó Chủ tịch Vụ Liêm chính của Ngân hàng Thế giới, chúng tôi điều tra các trường hợp gian lận để đảm bảo rằng độ tin cậy của công tác hỗ trợ kỹ thuật do các dự án của chúng tôi cung cấp là một phần của giải pháp phát triển bền vững và hiệu quả,” ông nói.
Trong năm tài chính 2012-2013, Vụ Liêm Chính của World Bank đã xử lý 74 đơn vị trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, 253 lệnh cấm khác cũng được khối các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDBs) công nhận.
BBC Tiếng Việt
WORLD BANK
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Thực thi trách nhiệm giải trình: Cấm Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Thăng Long tham gia các hoạt động của Ngân hàng Thế giới do hành vi lừa đảo liên quan đến các dự án phát triển ở Đông Á
8 Tháng 10 Năm 2013
Lệnh cấm có hiệu lực 2,5 năm sau khi công ty này thừa nhận các hành vi gian lận
Washington, DC, ngày 07 tháng 10 năm 2013 – Nhóm Ngân hàng Thế giới công bố lệnh cấm đối với Công ty Cổ phần Phát triển Cơ sở Hạ tầng Thăng Long, một công ty tư nhân có trụ sở chính tại Việt Nam, và các công ty con của nó trong thời gian 2,5 năm sau khi công ty này thừa nhận hành vi lừa đảo. Các công ty này đã nộp những văn bản không đúng sự thật trong quá trình tham gia đấu thầu của các dự án Nâng cấp đô thị Vùng Đồng bằng sông Cửu Long – phần do Quỹ Tín thác tài trợ; Dự án Giảm nghèo khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn hai và Dự án Phát triển Bền vững Thành phố Đà Nẵng.
Lệnh cấm này là một phần trong Thỏa thuận giải quyết qua đàm phán với sự hợp tác từ phía công ty. Lệnh cấm sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10 năm 2013. Trong thời gian này, công ty và các công ty con của nó sẽ bị coi là không đủ điều kiện tham gia bất kỳ hợp đồng nào do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Theo thỏa thuận này, công ty cũng sẽ cần phải thể hiện sự tuân thủ đầy đủ và thỏa đáng với các tiêu chuẩn về liêm chính của Ngân hàng Thế giới.
“Những trường hợp gian lận như thế này nằm trong một lĩnh vực điều tra quan trọng của Văn phòng Phó Chủ tịch phụ trách Liêm chính của Ngân hàng Thế giới,” ông Leonard McCarthy, Phó Chủ tịch Phụ trách Liêm chính của Ngân hàng Thế giới chia sẻ. “Tại Văn phòng Phó Chủ tịch phụ trách Liêm chính của Ngân hàng Thế giới, chúng tôi điều tra các trường hợp gian lận để đảm bảo rằng độ tin cậy của hỗ trợ kỹ thuật do các dự án của chúng tôi cung cấp là một phần của giải pháp phát triển bền vững và hiệu quả.”
Lệnh cấm đối với Công ty Cổ phần Phát triển Cơ sở Hạ tầng Thăng Long cũng được áp dụng bởi các Ngân hàng Phát triển Đa phương khác theo Hiệp định công nhận lệnh cấm chung đã được ký vào 9/4/2010.
Về Phó Chủ tịch Vụ Liêm chính của Ngân hàng Thế giới
Phó Chủ tịch Vụ Liêm chính của Ngân hàng Thế giới chịu trách nhiệm ngăn chặn và điều tra các cáo buộc về gian lận, thông đồng và tham nhũng trong các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ, sử dụng kinh nghiệm của một đội ngũ điều tra viên và kế toán viên điều tra đa ngôn ngữ và có trình độ chuyên môn cao.
Những kết quả chính mà INT đã thực hiện trong năm tài chính 2012-2013 bao gồm:
• 74 đơn vị bị xử vi phạm trong năm tài chính 2013, bao gồm cả các thỏa thuận mà theo đó, các công ty bị cấm như một hình phạt mặc định, ngoài việc cam kết hợp tác với Phó Chủ tịch Vụ Liêm chính. Trong số đó có công ty Canada SNC Lavalin và hơn 100 công ty thành viên, công ty TNHH Larsen và Toubro của Ấn Độ và một số công ty khác.
• 253 lệnh cấm được công nhận trong khối các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDBs) theo thỏa thuận Lệnh cấm chéo
• Xây dựng các biện pháp phòng ngừa chống lại gian lận và tham nhũng trong các dự án có nguy cơ cao.
• Ngân hàng Thế giới đã giới thiệu phần mềm ứng dụng mới trên thiết bị di động để báo cáo các cáo buộc gian lận và tham nhũng liên quan đến các dự án do Ngân hàng tài trợ. Các ứng dụng mới cũng bổ sung các công cụ và các nguồn thông tin khác để hỗ trợ việc phát hiện các báo động về gian lận và tham nhũng. Ứng dụng Liêm chính của Ngân hàng Thế giới hiện hoạt động trên nền iOS thông qua cửa hàng iTunes.
• Sau khi Alstom thừa nhận hành vi sai trái liên quan tới một dự án thủy điện do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Dăm-bia, Ngân hàng Thế giới đã cấm công ty Alstom Hydro Pháp và Alstom Network Schweiz AG (Thụy Sỹ) – cùng với các công ty con của chúng – trong khoảng thời gian 3 năm như là một phần của Thỏa thuận giải quyết qua đàm phán giữa Alstom và Ngân hàng Thế giới, bao gồm một khoản bồi thường của hai công ty này với tổng giá trị khoảng 9,5 triệu đô la Mỹ.
• Cuộc họp thứ hai của Liên minh Truy tìm tham nhũng Quốc tế đã thu hút 175 cán bộ chống tham nhũng cấp cao từ 6 khu vực, tạo đà cho những nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu.
• Thỏa thuận hợp tác trong hỗ trợ điều tra song song, thu hồi tài sản và chia sẻ thông tin với Văn phòng Gian lận quan trọng của Anh, Văn phòng Chống Gian lận của châu Âu, Interpol, Văn phòng Công tố viên tối cao của Hàn Quốc , Ủy ban đạo đức và chống tham nhũng của Ethiopia, Ủy ban chống tham nhũng của Liberia, và một số cơ quan quốc gia và quốc tế khác.
• Tăng cường đào tạo phòng ngừa và kiểm toán pháp y được thiết kế để xác định và giải quyết những lá cờ màu đỏ và điều khiển toàn vẹn trong các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
• Tăng cường đào tạo về phòng ngừa và kiểm toán truy tìm dấu vết tội phạm được thiết kế để xác định và giải quyết những vấn đề được cảnh báo và quản lý liêm chính trong các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ .