Lời người dịch:Theo Joseph S. Nye, Nhật Bản cần giải thích khái niệm “tự vệ tập thể” theo Luật Hiến Pháp trên căn bản mới khi an ninh khu vực và Nhật Bản đang bị Bắc Hàn và Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng, Nhật Bản nên tăng cường hợp tác về liên minh quân sự với Hoa Kỳ, nếu cần, với Ấn và Úc. Đây là một sách lược đúng hướng cần hỗ trợ.
Khác với suy luận chung truớc đây, nhờ tăng cường thiết bị hoả tiển có đầu đạn nguyên tử hiện đại mà khả năng tấn công của Trung Quốc hiện nay đến căn cứ quân sự Okinawa và Hawaii trờ thành hiện thực. Khả năng tổn thương của Hoa Kỳ tăng cao là một kich bản mới và gây quan ngại nhiều hơn.
Một luận điểm mà người Việt quan tâm và không được tác giả trình bày là Việt Nam, Nhật Bản hay Hoa Kỳ, ai sẽ bị Trung Quốc tấn công trước tiên và hợp tác quân sự của Hoa Kỳ với Nhật Bản và Việt Nam (nếu có) sẽ đóng góp gì trong việc ngăn chận đe doạ.
Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch. Đỗ Kim Thêm
Joseph S. Nye: Quan Điểm Mới Về Quốc Phòng Của Nhật Bản
Từ khi kết thúc thế chiến thứ hai, Nhật Bản được cai trị bởi “Hiến pháp hoà bình” do Hoa Kỳ soạn thảo. Điều 9 của Hiến pháp này ngăn cấm chiến tranh và hạn chế quân đội Nhật Bản trong việc tự vệ. Hiện nay, Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm kiếm một cơ sở pháp chế để tạo điều kiện cho Nhật Bản giải thích lại hiến pháp bao gồm vấn đề “tự vệ tập thể”. Theo khái niệm này, Nhật Bản sẽ gia tăng hợp tác an ninh với các nước khác, đặc biệt nhất là với đồng minh thân thiết nhất của mình là Hoa Kỳ.
Giới phê bình xem hành vi này là một điểm xuất phát táo bạo để từ bỏ chủ thuyết hiếu hòa từ bảy thập niên qua. Nhưng những mục tiêu chủ yếu của Abe – cải thiện khả năng của Nhật Bản để đáp ứng những đe doạ khác mà không phải là do tấn công có vũ trang; cho phép Nhật Bản có khả năng tham gia hữu hiệu hơn trong hoạt động gìn giữ hoà bình quốc tế; và định nghĩa lại những biện pháp về tự vệ mà Điều 9 cho phép – hiện nay thực ra tương đối là khiêm nhường nhất.
Nhiều lo sợ là chuyển hướng này sẽ đưa Nhật Bản can dự vào các cuộc chiến tranh viễn chinh của Hoa Kỳ được thổi phòng quá mức một cách tương tự. Thực ra, các luật lệ đã được soạn thảo rất mực cẩn trọng để cấm các phiêu lưu như thế, trong khi cho phép Nhật Bản hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ về những đe dọa trực tiếp cho nền an ninh Nhật Bản.
Không có khó khăn gì để nhận ra lý do tại sao Abe đang theo đuổi quyền tự vệ rộng lớn hơn. Nhật Bản nằm trong một khu vực nguy hiểm, nơi mà những căng thẳng tồn động sâu xa đe doạ bùng nổ bất cứ lúc nào.
Không giống như châu Âu sau 1945, phải công nhận là Đông Á không hề có kinh nghiệm trong việc hòa giải toàn diện giữa các đối thủ, hoặc là thiết lập những định chế khu vực ổn cố. Châu Á bị buộc phải lệ thuộc vào Hiệp Ước An Ninh Hoa Kỳ và Nhật Bàn để đẩy mạnh ổn định khu vực. Khi Tổng thống Obama thông báo về chính sách tái quân bình hướng về châu Á vào năm 2011, chính quyền Hoa Kỳ cũng tái khẳng định Bảng Tuyên bố Clinton – Hashimoto năm 1996 có trích dẫn liên minh an ninh Hoa Kỳ và Nhật Bản là nền tảng cho ổn định – điều tiên quyết cho thăng tiến kinh tế liên tục tại châu Á.
Lời tuyên bố này phục vụ cho mục tiêu rộng lớn hơn của việc thiết lập mối quan hệ tam phương ổn định, dù có bất quân bình, giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Những chính quyền kế nhiệm của Hoa Kỳ đã duy trì phương sách này, và những thăm dò dư luận cho thấy cách này cũng được ủng hộ đông đảo tại Nhật – không phải do sự hợp tác chặt chẽ gần đây qua việc cứu trợ thiên tai sau vụ động đất Tohoku và sóng thần Tsumani 2011.
Nhưng khả năng tổn thương của Nhật Bản còn quá cao. Đe doạ khu vực trước mắt là Bắc Hàn vì giới lãnh đạo độc tài tráo trở không lường của nước này đã dùng những nguồn lực kinh tế yếu kém đầu tư vào trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân và tên lửa.
Mối quan ngại lâu dài là sự trổi dậy của Trung Quốc – một trung tâm quyền lực kinh tế và dân số mà việc mở rộng khả năng quân sự cho phép Trung Quốc nắm giữ một tư thế kiên quyết hơn trong các tranh chấp lãnh thổ, kể cả với Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông. Những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc cũng gây thêm căng thằng trong vùng biển Hoa Nam, nơi có các hải lộ huyết mạch cho mậu dịch Nhật Bản chạy qua.
Các vụ việc đang phức tạp diễn biến mà thực tế cho thấy là tiến triển chính trị của Trung Quốc không theo kịp tiến bộ kinh tế. Nếu Đảng Cộng Sản Trung Quốc cảm thấy bị công chúng đe doạ vì họ thất vọng là không có đủ cơ hội tham gia sinh hoạt chính trị hay bị đàn áp dai dẳng, Đảng có thể chuyển sang chủ nghiã dân tộc có cạnh tranh, lật ngược các duy trì nguyên trạng của khu vực, một vấn đề đã vốn dĩ đã tế nhị.
Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc trở nên gây hấn, các nước châu Á khác như Ấn và Úc, – là những nước đã bị bất ổn do hung đồ của Trung Quốc trong vùng biển Hoa Nam – sẽ kết hợp với Nhật Bản trong nỗ lực tạo một đối lực với quyền lực của Trung Quóc. Nhưng theo như tình thế đang thể hiện, chiến lược ngăn chận sẽ là một sai lầm. Chung cuộc, cách tốt nhất tạo ra thù nghịch là đối xử Trung Quốc như kẻ thù.
Hoa Kỳ và Nhật Bản nên lãnh đạo một phương sách hữu hiệu hơn, đó là hướng trọng tâm về hội nhập, ngăn chận mọi bất trắc. Những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Nhật Bản phải định hình cho một bối cảnh khu vực theo một cách mà Trung Quốc có động lực khích lệ để hành sử với trách nhiệm, bao gồm cả việc duy trì khả năng mạnh về quốc phòng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản phải nghiên cứu lại về cấu trúc liên minh của mình. Trong khi sự duyệt xét khuôn khổ quốc phòng của Nhật Bản có chuyển biến tích cực, một số người Nhật vẫn còn không hài lòng về tình trạng bất quân bình trách nhiệm do liên minh đem lại, những người khác bực tức về gánh nặng về các căn cứ của Hoa Kỳ, đặc biệt nhất là về hòn đảo Okinawa.
Đối với Hoa Kỳ, mục tiêu dài hạn phải là lần lượt chuyển giao các căn cứ của mình cho Nhật Bản kiểm soát, để những lực lượng quân sự luân phiên thay thế. Thực ra, một vài căn cứ quân sự, mà đáng kể nhất là căn cứ không quân Misawa ở phía bắc Tokyo, đã treo cờ Nhật Bản trong khi các đơn vị Hoa Kỳ đang đồn trú.
Nhưng tiến trình phải được tiến hành cẩn trọng. Khi Trung Quốc đầu tư trong lĩnh vực tên lửa có đầu đạn hiện đại, thì khả năng tổn thương của các căn cứ cố định trên đảo Okinawa tăng lên rất cao. Để tránh cảm nhận là Hoa Kỳ quyết định chuyển giao các căn cứ cho Nhật Bản đúng vào lúc mà những lợi điểm quân sự đang giảm dần, và trấn an là bước tiến này một sự tái cam kết của Hoa Ký với đồng minh, một Ủy ban liên hợp cần được thành lập để quản nhiệm việc chuyển giao.
Đối với Nhật Bản, để trở thành một người đối tác bình đẳng với Hoa Kỳ, điểm chủ yếu là bảo đảm vị thế khu vực và toàn cầu của mình. Để đạt được mục tiêu này, bước tiến khiêm tốn của Abe hướng về việc tự vệ tập thể là một biện pháp theo đúng hướng.
Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Tác phẩm mới nhất của ông là Presidential Leadership and the Creation of the American Era.
Nguyên tác: Japan´s Self-Defense Defense
Đỗ Kim Thêm dịch
Japan’s Self-Defense Defense
CAMBRIDGE – Since the end of World War II, Japan has been ruled by an American-written “peace constitution,” Article 9 of which prohibits war and limits Japanese forces to self-defense. Prime Minister Shinzo Abe is now seeking legislation to enable Japan to reinterpret the constitution to include “collective self-defense,” whereby the country would enhance its security cooperation with other countries, particularly its closest ally, the United States.
Critics view this as a radical departure from seven decades of pacifism. But Abe’s central objectives – improving Japan’s ability to respond to threats that do not amount to armed attack; enabling Japan to participate more effectively in international peacekeeping activities; and redefining measures for self-defense permitted under Article 9 – are actually relatively modest.
Fears that the move would lead to Japanese involvement in distant US wars are similarly overblown. Indeed, the rules have been carefully crafted to prohibit such adventures, while allowing Japan to work more closely with the US on direct threats to Japanese security.
It is not difficult to see why Abe is pursuing broader rights to self-defense. Japan lies in a dangerous region, in which deep-rooted tensions threaten to erupt at any moment.
Given that East Asia, unlike Europe after 1945, never experienced full reconciliation among rivals, or established strong regional institutions, it has been forced to depend on the US-Japan Security Treaty to underpin regional stability. When US President Barack Obama’s administration announced its “rebalancing” toward Asia in 2011, it reaffirmed the 1996 Clinton-Hashimoto Declaration, which cited the US-Japan security alliance as the foundation for stability – a prerequisite for continued economic progress – in Asia.
That declaration served the larger goal of establishing a stable, albeit uneven, triangular relationship among the US, Japan, and China. Subsequent US administrations have upheld this approach, and opinion polls show that it retains broad acceptance in Japan – not least owing to close cooperation on disaster relief following the Tōhoku earthquake and tsunami of 2011.
But Japan remains extremely vulnerable. The most immediate regional threat is North Korea, whose unpredictable dictatorship has invested its meager economic resources in nuclear and missile technology.
A longer-term concern is the rise of China – an economic and demographic powerhouse whose expanding military capacity has enabled it to take an increasingly assertive stance in territorial disputes, including with Japan in the East China Sea. China’s territorial ambitions are also fueling tensions in the South China Sea, where sea-lanes that are vital to Japanese trade are located.
Complicating matters further is the fact that China’s political evolution has failed to keep pace with its economic progress. If the Chinese Communist Party feels threatened by a public frustrated with insufficient political participation and enduring social repression, it could slip into competitive nationalism, upending the already-delicate regional status quo.
Of course, if China becomes aggressive, Asian countries like India and Australia – which are already disturbed by China’s assertiveness in the South China Sea – will join Japan in the effort to offset China’s power. But, as things stand, a strategy of containment would be a mistake. After all, the best way to engender enmity is to treat China as an enemy.
A more effective approach, spearheaded by the US and Japan, would focus on integration, with a hedge against uncertainty. American and Japanese leaders must shape the regional environment in such a way that China has incentives to act responsibly, including by maintaining strong defense capabilities.
Meanwhile, the US and Japan must rethink the structure of their alliance. While the expected revisions to Japan’s defense framework are a positive development, many Japanese still resent the lack of symmetry in the alliance obligations. Others chafe at the burden of US bases, particularly on the island of Okinawa.
A longer-term goal should thus be for the US gradually to transfer its bases to Japanese control, leaving American forces to rotate among them. In fact, some bases – notably, Misawa Air Base north of Tokyo – already fly Japan’s flag, while hosting American units.
But the process must be handled carefully. As China invests in advanced ballistic missiles, the fixed bases on Okinawa become increasingly vulnerable. To avoid the perception that the US decided to turn the bases over to Japan just when their military benefits were diminishing, and to ensure that the move represented America’s recommitment to the alliance, a joint commission would have to be established to manage the transfer.
For Japan, becoming an equal partner in its alliance with the US is essential to securing its regional and global standing. To this end, Abe’s modest step toward collective self-defense is a step in the right direction.
Joseph S. Nye
Joseph S. Nye, a former US assistant secretary of defense and chairman of the US National Intelligence Council, is University Professor at Harvard University. He is the author, most recently, of Presidential Leadership and the Creation of the American Era.