“…Tháng Giêng, và đây là lần đầu tiên từ khi Poutine trở về điện Cẩm Linh vào năm 2012, không phải tên “Poutine” được nhắc nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông mà là “Trump”…
Ivan Krastev và Stephen Holmes bình luận trong Foreign Policy: “Trump vào Tòa Bạch Ốc, Poutine đã mất đi độc quyền bất ngờ địa chính trị”.
“Khả năng điện Cẩm Linh gây sốc thế giới bằng những sáng kiến và phá vỡ những quy luật và tập quán thường được áp dụng trên phạm vi quốc tế, đã cho phép nước Nga giữ được vai trò rộng lớn trên sân khấu quốc tế và đùa cợt vượt lên trên tầm cỡ của mình.
Poutine bây giờ phải chia sẻ khả năng làm rúng động thế giới với một ông Tổng thống Hoa Kỳ mới, quyền lực hơn ông ta nhiều. Số lượng những nhà lãnh đạo thế giới vẫn theo dõi ông để xem ông Trump chuẩn bị làm gì mỗi lúc một đông hơn so với những người đang miệt mài theo dõi Poutine sẽ làm gì về phía mình.
Trong khi đó, tại Nga, việc sử dụng “chủ thuyết bài Mỹ” như một cái nạng ý thức hệ để chống đỡ đã trở nên phức tạp vì cử tri Hoa Kỳ đã công khai bầu lên một vị tổng thống được xem như là “con rối của Poutine”.
Nỗi lo của điện Cẩm Linh ngày hôm nay là Trump bị truất phế hoặc bị ám sát. Việc truất phế ông, theo các nguồn thân cận điển Cẩm Linh, chắc chắn sẽ khởi động một phong trào bài Nga khủng khiếp và được sự hỗ trợ của hai gia đình chính trị ở Hoa Thịnh Đốn. Điều đáng lưu ý, Poutine bây giờ trở thành con tin lệ thuộc vào sự sống còn và sự thành công của Trump.
Điều này đã giảm thiểu đáng kể những lựa chọn địa chính trị của nước Nga. Điện Cẩm Linh biết rất rõ nhóm Dân Chủ muốn dùng nước Nga để gây bất tín nhiệm và có thể bãi nhiệm Trump, trong khi đó lãnh đạo đảng Cộng Hòa muốn dùng nước Nga để làm suy yếu và kỷ luật Trump.
Chính quyền Nga, lẽ cố nhiên, không những lo sợ Trump sẽ ngã nhào, mà còn sợ khả năng ông thình lình thay đổi đường hướng chống Moscow mạnh bạo trong lúc ngẫu hứng cơ hội chỉ vì muốn làm hòa với cánh diều hâu của Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa kỳ.
Theo quan điểm của điện Cẩm Linh, điều thực sự nguy hiểm là một vài tổ chức quốc gia cực đoan tại Nga đâm ra yêu thích phong cách phản loạn của Trump. Tháng Giêng, và đây là lần đầu tiên từ khi Poutine trở về điện Cẩm Linh vào năm 2012, không phải tên “Poutine” được nhắc đến nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông mà là “Trump”.
Và mặc dù phần đông những người Nga mến mộ Trump đặc biệt trung thành với Poutine, họ cũng mong ước tống khứ những thành phần ưu tú chủ trương toàn cầu hóa đang ngồi trong những văn phòng kế cận với phòng làm việc của tổng thống họ.
Trọng Khiêm dịch
DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC
KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM [DISCLAIMER]
Những tài liệu đăng trên DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC nhằm thực thi tự do ngôn luận cá nhân, đa diện, tập thể, nên không phản ánh quan điểm hay lập trường của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC [Viet Thuc Foundation]. Mọi ý kiến và tài liệu đăng tại DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC chỉ có tính cách thông tin, tham luận nhằm giúp độc giả gần gũi với thời cuộc liên quan tới văn hoá, giáo dục, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, luật pháp, chính trị, v.v. hiện hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
Quý độc giả cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sự chính xác, mức độ cần và đủ của tài liệu trước khi ứng dụng. Do đó DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC khước từ trách nhiệm về nội dung và cách sử dụng những ý kiến, tài liệu và thông tin nhận được đăng trên bổn báo. Tuy nhiên, việc tham khảo thông tin và những ý kiến cần thiết, trình bày theo tinh thần cởi mở, tương kính, hoà nhã, sẽ giúp quý độc giả thêm phương tiện so sánh kiến thức một cách xây dựng, quy mô, đa dạng. Đó là điều mong ước của DIỄN ĐÀN VIỆT THỨC.