Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh Yersin (1863- 2013)
Một ngày cuối tháng 7 năm 891, Yersin theo một chiếc tàu lên bờ ở Nha Trang, để rồi như duyên tiền định, nơi đây ông chọn gắn bó suốt 52 năm còn lại của cuộc đời.
Ngày 5.11.2012, tiểu thuyết Peste & Choléra [Dịch hạch và Thổ tả] của nhà văn Patrick Deville viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học thiên tài Alexandre Yersin đoạt giải Văn chương danh giá Fémina. Sự kiện trên không gây ngạc nhiên cho những người từng tìm hiểu về Yersin, bởi tự thân cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật vốn đẹp như những trang tiểu thuyết.
Nhà văn Patrick Deville với cuốn tiểu thuyết Peste & Choléra [Dịch hạch và Thổ tả]
Hội ái mộ Yersin
Giới trí thức vốn xa lạ với tệ sùng bái cá nhân. Thế nhưng, ở Khánh Hòa lại có một hội quần chúng thiện nguyện mang tên “Hội Những người ái mộ Yersin”, nòng cốt gồm nhiều trí thức cao niên khả kính. Theo gương Yersin, kiên trì và thiết thực giúp đỡ cộng đồng 2 thập kỷ qua, Hội Những người ái mộ Yersin là hội quần chúng duy nhất được tặng Huân chương Lao động, được chính quyền, người dân cùng bạn bè quốc tế tin cậy và nể trọng.
Quan trọng hơn, phương án thay thế và làm mới nhiều hạng mục cốt yếu cấu thành di tích gồm cốt mộ, tam quan, tiểu kỳ, lư hương… một cách phô trương, kệch cỡm hoàn toàn xa lạ với cốt cách đặc biệt giản dị, khiêm nhường của Yersin, trái di chúc của ông: “Mộ làm đơn giản, tang lễ không rình rang, không điếu văn điếu từ”. Rốt cuộc, quan điểm hết sức đúng đắn của hội đã thuyết phục được UBND tỉnh cho dừng dự án.Cuối năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý cho một doanh nghiệp bất động sản Hà Nội thực hiện dự án tự bỏ kinh phí để cải tạo, làm mới mộ Yersin ở Suối Dầu (Suối Cát, Cam Lâm, Khánh Hòa). Thiết kế của dự án không được hội đồng tình. Theo hội, phần mộ Yersin được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (1990), việc trùng tu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Luật Di sản văn hóa.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm Ngày sinh và 70 năm Ngày mất của Yersin trong 2 ngày 28.2 và 1.3. 2013.
Bưu chính 2 nước Việt Nam – Cộng hòa Pháp đang hợp tác phát hành chung bộ tem 150 năm Yersin vào năm 2013.
Nhiều cơ quan ngoại giao và tổ chức khoa học, từ thiện quốc tế và trong nước cho biết sẽ đến Nha Trang dự kỷ niệm 150 năm Yersin. Hội Các bệnh nghề nghiệp Cộng hòa Pháp cũng đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa và Hội Những người ái mộ Yersin tổ chức kỷ niệm 150 năm Yersin và ngỏ ý tài trợ lễ, nhân Năm hữu nghị Việt – Pháp 2013.
Nhân cách đặc biệt
Năm 1887, tốt nghiệp tiến sĩ y khoa tại Paris – kinh đô ánh sáng, Yersin được Louis Pasteur và giới y khoa toàn cầu đánh giá cao bởi các nghiên cứu về bệnh bạch hầu và bệnh lao thực nghiệm. Sự nghiệp và danh vọng đang chào đón, khó ai biết vì sao Yersin bỗng nhiên bỏ nghề bác sĩ, nếu không đọc tâm tư của ông trong thư gửi mẹ:
“Con rất thích được khám và trò chuyện cùng người bệnh. Nhưng con không muốn coi y khoa như một nghề. Con không bao giờ có thể đòi hỏi bệnh nhân trả công. Con quan niệm nghề y như một thiên chức giống mục sư vậy. Đòi tiền bệnh nhân cũng gần như hỏi họ: “Tiền hay mạng sống?”. Đồng nghiệp không phải ai cũng chia sẻ ý nghĩ này. Dù sao, con vẫn tâm niệm như thế và khó lòng nghĩ khác”.
Bác sĩ Kiều Xuân Cư (95 tuổi), thuở nhỏ từng đến chơi nhà Yersin ở xóm Cồn (Nha Trang), kể: Phút lâm chung, Yersin trăng trối: “Tôi ước ao được chôn ở Suối Dầu, đừng cho ai mang tôi đi đâu cả. Chôn sấp, tôi muốn ôm mãi Trái đất này”.
Rạng sáng 1.3.1943, tại ngôi nhà gắn bó nửa thế kỷ trên bờ biển Nha Trang, Yersin về cõi vĩnh hằng. Tiễn ông về Suối Dầu, dòng người nối nhau nhiều cây số. Rất nhiều người dân được Yersin che chở đùm bọc, khóc ông như mất người thân (đến nay, nhiều ngôi chùa và nhà dân ở Khánh Hòa vẫn thờ di ảnh ông bên tượng Phật). Tôn trọng ý nguyện người quá cố, tang lễ được dân địa phương cùng giới chức Pháp và Nam triều tổ chức trang trọng nhưng giản dị, trừ loạt súng tiễn biệt – thủ tục phải thực hiện với người được tặng Bắc Đẩu Bội Tinh – Huân chương cao quý nhất nước Pháp.
Dị ứng với mọi hư danh hào nhoáng, những dịp xã giao ồn ào không thể chối từ, Yersin thường ngồi bên dưới, lặng lẽ, ngại ngùng. Ngày nhận Long Bội Tinh của Nam triều trao tặng, đạp xe một tay ra về, một tay Yersin ôm mũ che huân chương. Lũ trẻ chạy theo réo: “Ông Năm! Ông Năm!”. Đến nhà là giấu biệt huân chương trong ngăn kéo.
Vạn bất đắc dĩ, ông chỉ đeo huân chương khi có việc gặp giới chức cao cấp để đề xuất điều gì đó cho dân chúng. Say mê kỹ thuật tân kỳ, Yersin là người đưa về miền Trung chiếc xe hơi đầu tiên. Ông tự lái nó đi Suối Dầu làm việc. Có lần suýt va phải một chú bé, cho rằng đi xe hơi có thể gây nguy hiểm cho người dân, Yersin bỏ luôn đi xe.
Chiến thắng dịch hạch
Mùa hè 1894, dịch hạch hoành hành dữ dội ở Hongkong, quá nửa dân số di tản khỏi thành phố. Hy vọng ở nước Nhật hiện đại sau canh tân, chính quyền Hongkong cầu cứu. Bộ Y tế Nhật cử đoàn chuyên gia y tế, do Giáo sư danh tiếng Kitasato dẫn đầu, thiết bị hùng hậu. Một mình xách chiếc rương chứa áo quần và dụng cụ xét nghiệm đến “thành phố chết” Hongkong, Yersin chẳng là gì trước con mắt chính quyền sở tại và đồng nghiệp Nhật.
Bị rẻ rúng và bất hợp tác, ông thuê dựng lều tranh bên ngoài Bệnh viện Alice Memorial làm phòng thí nghiệm. Qua cha cố Vigano người Ý móc nối, Yersin “hối lộ” lính canh nhà xác một ít tiền cùng chai rượu để được vào nhà xác trong đêm, xẻo lấy bệnh phẩm (hạch bẹn) trên các tử thi phủ vôi bột.
Trong khi các chuyên gia Nhật lệch hướng nghiên cứu (tìm vi trùng trong máu và phủ tạng), chỉ nội một tuần, Yersin đã tìm ra tác nhân gây bệnh và liền đó đi Paris tham gia điều chế huyết thanh kháng dịch. Từ đây, nhân loại đã có phương cách hiệu quả chống lại dịch hạch. Lấy tên Pasteur đặt cho con vi trùng vừa tìm ra, Yersin muốn tri ân người thầy khả kính (năm 1970, Hội nghị sinh vật học quốc tế lần thứ 10 chính thức đặt lại theo tên người tìm ra nó – Yersinia).
Tốt nghiệp tiến sĩ y khoa, mùa thu năm 1890, chàng thanh niên 27 tuổi làm việc ở phòng thí nghiệm của Pasteur ở Paris. Nhiều lần đồng nghiệp bắt gặp Yersin như bị thôi miên bởi tấm bản đồ thế giới treo trên tường. Một ngày cuối tháng 7.1891, ông theo một chiếc tàu lên bờ ở Nha Trang. Vừa đặt chân lên đây, xóm chài nghèo khó hoang sơ sát bãi biển trắng muốt đã mê hoặc ông như duyên tiền định. Để rồi, nơi đây ông chọn gắn bó suốt 52 năm còn lại của cuộc đời.
Từ năm 1895, Yersin tập trung gây dựng phòng thí nghiệm vi trùng học và điều chế huyết thanh kháng dịch ở Nha Trang, nền móng của Viện Pasteur Nha Trang. Đang say sưa công việc, đầu năm 1902 ông buộc phải ra Hà Nội theo khẩn cầu của Doumer để thành lập và giữ chức Hiệu trưởng Trường Y Hà Nội (tiền thân Đại học Y và Đại học Dược Hà Nội) – cơ sở đào tạo y khoa đầu tiên ở Đông Dương; tổng quản cả hệ thống gồm trường y, phòng thí nghiệm liên kết với Viện Pasteur và một bệnh viện trực thuộc trường.
Ngày 27.2.1902, khởi công Trường Y (nay được lấy làm Ngày Thầy thuốc Việt Nam). Cân nhắc gương mặt thích hợp giữ trọng trách ấy, Doumer thấy không ai xứng hơn Yersin – thần tượng thanh niên Đông Dương thuở ấy bởi các cống hiến y khoa nổi tiếng, những cuộc thám hiểm lẫy lừng…
Từ tháng 9.1904, Yersin trở về Nha Trang để điều hành các Viện Pasteur Nha Trang và Sài Gòn. Sau đó, ông đảm nhiệm Tổng Thanh tra hệ thống các Viện Pasteur Đông Dương, Chủ tịch danh dự Hội đồng khoa học Viện Pasteur Paris.
Đã có nhiều cuộc hội thảo quốc tế về Yersin, nhiều yếu nhân và trí thức nổi tiếng đồng quan điểm: Càng ngày người ta càng thấy vĩ nhân tài năng, đức độ vẹn toàn này quả là hiếm có.
Võ Văn Tạo
Peste & Choléra
Patrick Deville
Date de parution 23/08/2012
«Ce n’est pas une vie que de ne pas bouger.»
Parmi les jeunes chercheurs qui ont constitué la première équipe de l’Institut Pasteur créé en 1887, Alexandre Yersin aura mené la vie la plus mouvementée. Très vite il part en Asie, se fait marin, puis explorateur. Découvreur à Hong Kong, en 1894, du bacille de la peste, il s’installe en Indochine, à Nha Trang, loin du brouhaha des guerres, et multiplie les observations scientifiques, développe la culture de l’hévéa et de l’arbre à quinquina.
Il meurt en 1943 pendant l’occupation japonaise. Pour raconter cette formidable aventure scientifique et humaine, Patrick Deville a suivi les traces de Yersin autour du monde, et s’est nourri des correspondances et documents déposés aux archives des Instituts Pasteur.
PRIX DU ROMAN FNAC 2012
PRIX FEMINA 2012
Réécoutez l’entretien de Patrick Deville par David Collin dans l’émission «Entre les lignes»